CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 2 THÁNG 10)
Việt - Lào siết chặt hợp tác, đẩy lùi ma tuý và chống tội phạm xuyên quốc gia
Số lượng doanh nghiệp tăng gấp hơn 10 lần sau 20 năm
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác của tỉnh Ninh Thuận
Kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ cuối năm
Tiêu điểm
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường
Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần 3: Mối nguy từ các ‘đội sát thủ’ quốc tế leo thang
Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc người dân khó mua vàng?
Trưởng Văn phòng Công chứng Mai Trọng Cường bị khởi tố, đình chỉ hành nghề
Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn: Chủ đầu tư thanh toán vượt… tiền tỷ cho nhà thầu
Nóng: Một đối tượng mang 2 khẩu súng tới cuộc vận động tranh cử của ông Trump
Bắt bệnh lý do xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh
Ý nghĩa hai văn kiện hợp tác ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc
Đồng Nai: Vì sao Công ty Hyosung Việt Nam bị xử phạt 300 triệu đồng?
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/10: Nhiều lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; Ukraine diễn tập tại Pháp
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác của tỉnh Ninh Thuận
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tập đoàn Pacifico Energy
Thứ trưởng Phan Thị Thắng gợi mở giải pháp cho ngành Công Thương khu vực phía Nam bứt phá tăng trưởng
Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”
Việt - Lào siết chặt hợp tác, đẩy lùi ma tuý và chống tội phạm xuyên quốc gia
Cần sớm đưa Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động
Tăng cường công khai, minh bạch thực trạng tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng
Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan Triển lãm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam
Thừa Thiên Huế: Bao giờ hết nỗi lo tàu hoả trật bánh
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát: Tấm gương sáng lưu giữ nghệ thuật sơn mài - tinh hoa văn hóa Việt
Báo Công Thương khép lại chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'
Khi bữa ăn không chỉ là… bữa ăn
Từ việc người nước ngoài ở nhà xã hội tại Bắc Giang và câu chuyện quản lý loại hình nhà ở này
LIVE: Tọa đàm 'Chiến lược tiếp cận và xây dựng thương hiệu tại thị trường Vương quốc Anh'
Hiện nay, Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu sau Hà Lan và Đức. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 5,05 tỷ USD, tăng 23,5%. Điều này cho thấy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) đã và đang mở rộng cánh cửa để hàng hoá Việt Nam tiếp cận thị trường xuất khẩu tiềm năng của thế giới. Bên cạnh đó, với các ưu đãi thuế quan tương đối lớn là lợi thế để hàng hoá Việt Nam nâng sức cạnh tranh trên thị trường Anh.
Hiện thị phần hàng hoá Việt Nam tại thị trường Anh chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng lượng nhập khẩu vào Anh. Ảnh minh họa |
Thực tế cho thấy, tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng sang Anh thời gian qua thể hiện rõ nét năng lực cạnh tranh và tính chủ động của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng dư địa thị trường và các ưu đãi từ Hiệp định UKVFTA. Hiện, nhiều mặt hàng Việt Nam đang dần chiếm lĩnh thị trường Anh, điển hình như dệt may, giày dép điện tử dân dụng, thiết bị phụ tùng và có nhiều mặt hàng đang có triển vọng tăng trưởng là sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắt, thép.
Với lộ trình cắt giảm thuế quan của Hiệp định UKVFTA, hàng hoá Việt Nam đang dần có ưu thế nổi trội so với sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác chưa có FTA với Anh như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay một số các nước Nam Mỹ.
Đặc biệt, gần đây, giá trị thương hiệu Việt Nam tăng trưởng tích cực tại thị trường Anh nhờ sự phục hồi của kinh tế, sản xuất, xuất nhập khẩu mang lại những tín hiệu lan toả rất tốt.
Tuy nhiên, hiện thị phần hàng hoá Việt Nam tại thị trường Anh chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng lượng nhập khẩu vào Anh. Một trong những nguyên nhân do nhận diện thương hiệu hàng hoá Việt Nam tại thị trường này còn thấp, Việt Nam chưa có doanh nghiệp sản xuất uy tín để tham gia vào thị trường khó tính.
Để làm rõ hơn vấn đề này, ngày 14/10/2024 Báo Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với chủ đề “Chiến lược tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu tại thị trường Vương quốc Anh”.
Tọa đàm cũng hướng đến việc xây dựng một diễn đàn để các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà quản lý trao đổi, thảo luận đánh giá và đề xuất những nội dung thiết thực nhằm mở rộng thị trường hàng hóa Việt Nam, nâng tầm thương hiệu Việt tại Vương quốc Anh. Trước khi diễn ra tọa đàm, (MC….) xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời tham gia cùng chương trình:
- Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương
- Bí thư thứ nhất Hoàng Lê Hằng - Thương vụ Việt Nam tại Anh (kiêm nhiệm Ai-len)
- Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam
- Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
- Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần R.Y.B (Hòa Bình)
Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật tin tức thời sự về Tọa đàm..
Hai Thủ tướng tham quan Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
Ngày 13/10, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường từ ngày 12-14/10/2024, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tổ chức Khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tại Hà Nội.
Tối cùng ngày Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường đã tới thăm các gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản đặc sắc của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Tại khu triển lãm, đại diện Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương đã giới thiệu tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường 16 gian hàng của 16 doanh nghiệp Việt Nam đang trưng bày trên 50 nhóm sản phẩm chất lượng cao từ 3 miền đất nước. Trong số này, có nhiều mặt hàng được người tiêu dùng Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng như cà phê, chè, sầu riêng, chuối, sản phẩm sữa, yến sào…
Hai Thủ tướng tham quan Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Cấn Dũng. |
Khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được đánh giá là cơ hội tốt để các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh nông sản sản đặc sắc, cũng như gặp gỡ, tìm kiếm khách hàng, tăng cường hoạt động giao thương, tạo dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác tiềm năng về nhập khẩu trái cây tại Trung Quốc.
Được biết, Trung Quốc luôn được xác định là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn và quan trọng hàng đầu của Việt Nam. 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu của rau quả Việt Nam trong 9 tháng qua. Đến nay, Việt Nam đã có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là: sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây. Sầu riêng, thanh long... của Việt Nam rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam chiếm khoảng 1/5 tổng lượng nông sản nhập khẩu từ ASEAN.
Vì vậy, việc tổ chức Khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là cơ hội tốt để các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản nông sản sản đặc sắc, cũng như gặp gỡ, tìm kiếm khách hàng, tăng cường hoạt động giao thương, tạo dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác tiềm năng về nhập khẩu trái cây tại Trung Quốc.
Bộ Công Thương Việt Nam - Bộ Thương mại Trung Quốc hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản
Trưa 13/10, ngay sau hội đàm, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, các bộ, ngành Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết và 10 văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Trong 10 văn kiện hợp tác, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững và Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác nghiên cứu về mô hình xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
10 văn kiện hợp tác được ký kết dịp này bao gồm:
Bộ Công Thương Việt Nam - Bộ Thương mại Trung Quốc hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản và kinh tế biên giới |
1. Bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc về phương án kỹ thuật kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc).
2. Biên bản làm việc giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc về việc khảo sát hiện trường nghiên cứu tính khả thi dự án viện trợ lập Quy hoạch các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hài Phòng
3. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc về việc cùng thúc đẩy dự án sửa chữa, bảo trì Cung Hữu nghị Việt - Trung.
4. Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc về tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong khuôn khổ Sáng kiến Phát triển toàn cầu.
5. Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững.
6. Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về việc thành lập Nhóm công tác nghiên cứu về mô hình xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
7. Kế hoạch hành động giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc về thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan Việt Nam và Chương trình Quản lý tín nhiệm doanh nghiệp của Hải quan Trung Quốc.
8. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và Đài Phát thanh truyền hình Trung ương Trung Quốc.
9. Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
10. Bản ghi nhớ giữa Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) với Công ty UnionPay International về việc triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Từ ngày 12-14/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị mới của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước tổng thể duy trì đà phát triển tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng mang tính lịch sử. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục đưa quan hệ hai Đảng, hai nước ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thực chất, toàn diện, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Không khí 'nghẹt thở' tại chung kết Olympia 2024
Sôi động, náo nhiệt, niềm phấn khích tự hào của nhiều bạn học sinh, phụ huynh lẫn thầy cô giáo trường Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội tại chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia diễn ra ở Văn miếu quốc tử giám đã cho thấy sức nóng của điểm cầu Hà Nội. nhiều bạn học sinh không giấu được niềm cảm xúc phấn khởi, hồi hộp khi được chứng kiến mỗi phần thi cho thấy sự giằng co về điểm số của các thí sinh
Ở phần thi về địch, Nguyễn Nguyên Phú (học sinh Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) chọn gói câu hỏi 20 điểm - 30 điểm - 20 điểm và kết thúc 185 điểm sau vòng thi Về đích của mình. Tuy nhiên, ở phần thi của thí sinh Trần Trung Kiên (học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên), trong câu hỏi cuối bằng tiếng Anh, thí sinh đã không trả lời đúng và quyền trả lời rơi vào tay Nguyên Phú, nam sinh đến từ Thủ đô đã phát huy thế mạnh về tiếng Anh của mình để có thêm điểm, nâng điểm của mình lên 215 điểm và kết thúc với vị trí chung cuộc đứng thứ 2. Mặc dù là thí sinh về nhì trong cuộc thi chung kết, nhưng nhiều bạn học sinh lẫn phụ huynh ở điểm cầu HN vẫn rất tự hào về phần thi của Nguyên Phú.
Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2024. Nguồn: VTV. |
Kết quả chung cuộc, với số điểm ấn tượng 235 sau ba vòng thi, thí sinh Võ Quang Phú Đức - nhà leo núi đến từ trường THPT chuyên Quốc học (Thừa Thiên Huế) tự tin bước vào vòng Về đích với vị trí dẫn đầu. Dù phần thi cuối cùng không hoàn toàn suôn sẻ, nhưng nhờ bản lĩnh và sự kiên định, Phú Đức đã vượt qua mọi thử thách, xuất sắc giành được chiếc vòng nguyệt quế danh giá, mang về chiến thắng thứ 3 cho trường THPT Quốc Học Huế. Các nhà leo núi khác về đích với các vị trí lần lượt là Nguyễn Nguyên Phú, Trần Trung Kiên và Nguyễn Quốc Nhật Minh
Hộp thư bạn đọc ngày 12/10: Nhiều bạn đọc phản hồi tích cực về những bài viết trên báo Công Thương
Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương ngày 11/10 tiếp nhận được những phản ánh sau đây:
-Dự án làm đường sau trường THCS Phú Diễn A (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có nhiều dấu hiệu bất thường.
-Bãi đỗ xe trái phép tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-Phụ kiện điện thoại bán tại các cửa hàng trên Đường 3 tháng 12 (quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-Nhiều bạn đọc phản hồi tích cực về những bài viết vừa qua trên Báo Công Thương.
Tin 1: Dự án làm đường sau trường THCS Phú Diễn A (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có nhiều dấu hiệu bất thường
Đoạn đường kéo dài từ Trường Trung học cơ sở Phú Diễn A đến gần khu vực chùa Bụt Mọc dài hàng trăm mét được lấp đầy trạc, nhiều chỗ chất đống cao vài mét. Ảnh |
Bạn đọc phản ánh: Dự án làm đường ngay sau Trường Trung học cơ sở Phú Diễn A (thuộc phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) đang triển khai có nhiều dấu hiệu bất thường. Cụ thể, đoạn đường kéo dài từ Trường Trung học cơ sở Phú Diễn A đến gần khu vực chùa Bụt Mọc dài hàng trăm mét được lấp đầy trạc, nhiều chỗ chất đống cao vài mét. Ngoài ra, một số phế thải bao gồm các bao tải, nệm mút, túi ni lông…cũng được đổ vào dự án này.
Tin 2: Bãi đỗ xe trái phép tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Khu vực trong ngõ 885 đường Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, T.P Hà Nội có hoạt động trông giữ xe trái phép. Đối diện ngõ 885 Tam Trinh cũng xuất hiện bãi xe trái phép trông giữ hàng chục xe 45 chỗ, xe tải...
Hoạt động trông giữ xe trái phép tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ và gây mất an ninh trật tự xã hội. Đáng lo ngại hơn khi hiện nay, tình trạng xe giả dạng hợp đồng, xe du lịch đang hoành hành khắp thành phố thì các điểm trông, giữ xe không phép có thể là nơi “nuôi dưỡng, chứa chấp” các loại xe này.
Tin 3: Phụ kiện điện thoại bán tại các cửa hàng trên Đường 3 tháng 12 (quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đường 3 tháng 2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh là con đường thương mại nổi tiếng, với hàng loạt những cửa hàng bán phụ kiện điện thoại, tiêu biểu là cửa hàng Phương Anh và cửa hàng Đại Hào. Tuy nhiên, theo phản ánh của bạn đọc, nhiều phụ kiện điện thoại như ốp điện thoại, kính cường lực,... được bán trong các cửa hàng này không rõ nguồn gốc xuất xứ, và không có tem, nhãn hàng hóa theo quy định.
Tin 4: Nhiều bạn đọc phản hồi tích cực về những bài viết vừa qua trên Báo Công Thương
Sau khi bài viết "Archi Group nói gì về thông tin mua lại của khách hàng 8 kỳ nghỉ gần 6 tỷ đồng?" của tác giả Đoàn Tuấn - Đăng Khoa được đăng tải, bạn đọc ĐMP (người gửi đơn trong bài viết) đã gửi lời cảm ơn đến Ban biên tập Báo Công Thương, vì đã kịp thời phản ánh thông tin từ bạn đọc và cử phóng viên tới ghi nhận. Ngoài ra, bài viết "Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò" của tác giả Thùy Linh cũng được bạn đọc đánh giá là hay và có ý nghĩa.