Longform
02/09/2023 06:01
Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh: Báo chí cần tránh lệ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội

02/09/2023 06:01

Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân chia sẻ với PV.
Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Thưa ông, mùa thu năm 1945 cũng là mùa lịch sử mở ra những trang sử mới cho báo chí cách mạng Việt Nam với sự ra đời của nhiều tờ báo. Trong đó Công Thương cũng tự hào là một trong những tờ báo của Bộ Kinh tế đa ngành với 78 năm tuổi, ra đời sau một tháng Cách mạng Quốc khánh mùng 2/9/1945. Với tư cách là Chủ tịch Hội Nhà báo, ông đánh giá thế nào về vị thế phát triển của các cơ quan báo chí, cũng như những người làm báo hiện nay?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Khá bất ngờ khi chúng tôi đọc được những thông tin về Báo Công Thương. Một tờ báo ngành mà ra đời rất sớm. Nó cho thấy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ khi đó đã rất quan tâm đến vấn đề truyền thông. Thực sự những nội dung liên quan đến lĩnh vực công thương, thương mại,… là những vấn đề được công chúng quan tâm, lãnh đạo quan tâm dù là ở những lúc sơ khai hay những lúc xã hội phát triển.

Trong quá trình phát triển với lịch sử gần 100 năm nền báo chí cách mạng Việt Nam, lực lượng báo chí càng ngày lớn mạnh, hùng hậu hơn, cách thức tác nghiệp ngày càng hiện đại. Thời điểm hiện tại, báo chí Việt Nam đã từng bước theo kịp sự phát triển của báo chí thế giới. Báo chí thế giới có gì thì báo chí Việt Nam cũng có thứ đó. Sự phát triển mạnh mẽ theo xu hướng đa nền tảng, đa phương tiện của báo chí thế giới thời gian vừa qua cũng là xu hướng các cơ quan báo chí Việt Nam nắm bắt phát triển.

Rất nhiều tờ báo của Việt Nam trước đây chỉ là tờ báo in nhưng trong quá trình phát triển họ không chỉ còn phát triển nền tảng web, mobile, mà thậm chí phát triển nền tảng nội dung audio, video, rất thành thục càng giúp cho sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Người hưởng lợi là công chúng, độc giả, khán thính giả.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Hiện nay nhiều cơ quan báo chí sử dụng nền tảng mạng xã hội là một kênh thông tin quan trọng để truyền tải nội dung thông tin đến bạn đọc. Ông đánh giá như thế nào về điều này?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Thực ra việc sử dụng mạng xã hội không chỉ Facebook, Youtube, Tiktok mà cả nhiều nền tảng mạng xã hội khác là xu hướng bắt buộc của các cơ quan báo chí hiện đại. Việc các cơ quan báo chí nói chung, trong đó có Báo Công Thương đã tận dụng được nền tảng này để lan tỏa thông tin của mình đến với đông đảo công chúng, độc giả là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng hãy chỉ nên coi nền tảng mạng xã hội là một trong rất nhiều công cụ để chúng ta phát hành nội dung của mình đến với đông đảo công chúng, tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội.

Bởi vì, mạng xã hội bên cạnh việc giúp cho thông tin được lan tỏa thì nếu lệ thuộc vào nó và khiến cho độc giả, khán thính giả của chúng ta cũng lệ thuộc vào nền tảng mạng xã hội để tìm đến thông tin, mà thay vì truy cập trực tiếp là điều rất nguy hại.

Như nhiều phân tích đưa ra, nếu dựa quá mức vào nền tảng xã hội thì chúng ta chỉ có thể có lượng truy cập chứ chúng ta không thể có độc giả. Chúng ta rất cần những độc giả đến với chúng ta một cách trực tiếp và thậm chí là họ phải trong xu thế mới. Họ phải sẵn sàng cung cấp dữ liệu độc giả thì chúng ta mới có thể hiểu được những nhu cầu của họ, thói quen của họ để có thể phục vụ họ chính xác, phù hợp hơn. Và điều quan trọng nữa là chúng ta có sự tương tác thường xuyên với độc giả và để biến các độc giả này trở thành độc giả trung thành. Còn nếu bị lệ thuộc vào mạng xã hội thì những độc giả này chỉ là những độc giả lướt qua và nó sẽ không góp phần vào sự lớn mạnh, bền vững của các tờ báo.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Năm 2023 và 2024 được xem là những năm sẽ có nhiều khó khăn đối với các cơ quan báo chí. Xin ông chia sẻ những giải pháp đối với các cơ quan báo chí trước tình hình hiện nay?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Sự đi xuống của báo in trong vài thập kỷ vừa qua là xu hướng đã được báo trước. Những năm gần đây không chỉ báo in, kể cả phát thanh truyền hình, điện tử cũng vấp phải tình trạng đi ngang hoặc thậm chí là có những nơi đi xuống.

Lý do là nguồn lực quảng cáo dành cho digital nói chung tăng lên, nhưng dành cho báo chí thì đi ngang hoặc thậm chí giảm sút. Một tỷ lệ khá lớn kinh phí quảng cáo digital đã rơi vào túi như ông lớn như Google, Facebook,… và một số nền tảng lớn khác. Thế cho nên những khó khăn này của báo chí có thể nhìn trước được.

Đặc biệt khi xảy ra đại dịch covid những khó khăn này còn tăng lên gấp bội. Không chỉ báo chí Việt Nam mà kể cả báo chí thế giới cũng đang gặp rất nhiều thách thức.

Theo những nghiên cứu, trong năm 2023 và những năm tiếp theo những cơ quan báo chí còn quá phụ thuộc vào quảng cáo thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Bởi vì nguồn thu quảng cáo sẽ không thể tăng lên nếu không muốn nói sẽ bị giảm sút. Thêm nữa, quảng cáo trên digital theo hình thức CPM, tức là phải dựa vào tỷ lệ người xem rất lớn để bán quảng cáo tự động, nhưng mô hình này cũng đang gặp nhiều thách thức và thậm chí người ta nói rằng không có phương pháp nào để khắc phục. Cho nên báo chí cũng khó lòng có thể tiếp tục dựa vào mô hình quảng cáo tự động trên digital.

Quảng cáo báo in thì đã đi xuống, quảng cáo digital cũng gặp khó khăn thì báo chí còn biết dựa vào đâu? Các nghiên cứu cho thấy, cơ quan báo chí cần phải đa dạng nguồn thu. Suốt một thời gian dài nguồn thu từ quảng cáo chiếm tới 85 đến 90% nguồn thu của các cơ quan báo chí, nhưng kể từ khoảng năm 2016 thì lần đầu tiên trên thế giới nguồn thu từ độc giả đã vượt qua nguồn thu từ quảng cáo. Có nghĩa là các cơ quan báo chí trên thế giới đã bắt đầu chuyển mình để tạo ra những nguồn thu bền vững hơn từ độc giả.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều cách tạo nguồn thu mới. Ví dụ như nhiều cơ quan báo chí trên thế giới đã chuyển sang thu từ tổ chức sự kiện, hay họ làm thương mại điện tử, kinh doanh dữ liệu, thậm chí kinh doanh cả công nghệ. Đơn cử như Washington Post, họ có một hệ thống quản trị nội dung do họ tự tạo ra, nó tốt đến mức độ là sau khi sử dụng hiệu quả trong tòa soạn thì họ đã bán cho 400 cơ quan báo chí khác trên toàn thế giới dùng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam tỷ lệ các cơ quan báo chí có thể tạo nguồn thu từ các hoạt động khác quảng cáo là khá thấp, đặc biệt là nguồn thu từ độc giả đối với báo chí Việt Nam là rất thấp. Đấy là điều mà chúng tôi đã khuyến cáo, nếu không có sự thay đổi thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Cho nên chúng tôi nghĩ rằng, để vượt qua những khó khăn hiện nay thì các cơ quan báo chí cần phải chủ động đa dạng hóa nguồn thu và điều quan trọng là cần phải thử nghiệm, chấp nhận rủi ro để chuyển đổi.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Xin ông cho biết, đâu là cơ hội và thách thức đặt ra đối với các cơ quan báo chí bộ, ngành để thực hiện số mệnh của mình?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Trong nghiên cứu về sự phát triển của báo chí hiện đại, hiện nay có hai keyword rất quan trọng là “big or niche”. Một là phải rất lớn, hai là phải đi theo thị trường ngách.

Sẽ rất nguy hiểm nếu các cơ quan báo chí, bộ, ngành không phát huy thế mạnh thị trường ngách của mình mà lại đuổi theo quy mô lớn như với các cơ quan báo chí cấp độ quốc gia. Thay vì ôm đồm quá nhiều thông tin về nhiều lĩnh vực thì các cơ quan báo chí bộ, ngành nên tập trung phát huy thế mạnh riêng có, mà các cơ quan báo chí khác không thể có được.

Đơn cử như là Báo Công Thương với nguồn thông tin đến từ Bộ Công Thương, từ các vụ, cục, sở liên quan chắc chắn là thế mạnh khác với những cơ quan báo chí khác. Cho nên đi sâu vào thế mạnh riêng, vào thị trường ngách của mình thì chính là cách thức để cho các cơ quan báo chí, bộ, ngành có thể phát triển bền vững và thậm chí là phát triển mạnh.

Điển hình, trên thế giới có những tờ báo rất chuyên biệt về tài chính thì sẽ giữ được những thế mạnh riêng có và thậm chí là tạo nguồn thu rất tốt. Với những cơ quan báo chí, bộ, ngành theo quan điểm của chúng tôi cũng như theo xu hướng nghiên cứu của thế giới phải rất kiên định bám chắc những thế mạnh riêng có của mình.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Ông đánh giá như thế nào về Báo Công Thương trong dòng chảy báo chí cách mạng hiện nay?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Tuy là tờ báo ngành nhưng thời gian qua chúng tôi theo dõi sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên Báo Công Thương; sự năng nổ của lãnh đạo Báo qua nhiều thời kỳ; Và sự ủng hộ của lãnh đạo Bộ, các sở, ban, ngành liên quan giúp cho nội dung của Báo Công Thương được linh hoạt, nhiều chiều, đa dạng và hết sức sôi động.

Dù là những ấn phẩm mang truyền thống hay là những sản phẩm trên các nền tảng digital, chúng tôi thấy những sự đổi mới, những sức sống mới trong nội dung của Báo Công Thương.

Chúng tôi cũng rất ấn tượng với sự lớn mạnh của Báo Công Thương Online, chỉ trong thời gian tương đối ngắn, nhưng với sự nỗ lực đổi mới thì số lượng người truy cập, theo dõi trên nền tảng online của Báo Công Thương đã tăng lên rất nhiều, giúp cho tờ báo đã tăng được thứ hạng rất quan trọng trên bảng xếp hạng của Internet.

Bên cạnh việc bám sát những vấn đề của ngành Công Thương và tạo được sự khác biệt so với các tờ báo khác từ những thế mạnh riêng. Báo Công Thương cũng đã tham gia vào nhiều các hoạt động thông tin tuyên truyền khác theo định hướng của Đảng, Nhà nước để giúp đưa những nội dung chính thống lan tỏa được đến với nhiều đối tượng.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Hiện nay tỷ lệ lớn các giải báo chí được trao cho các cơ quan báo chí lớn, ngược lại các báo bộ, ngành ít có cơ hội. Vậy theo ông cơ quan báo chí bộ, ngành làm thế nào để tham dự và dành giải báo chí lớn đó?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Người ta vẫn cho rằng, các giải báo chí quốc gia là cuộc chơi của các báo lớn, báo Trung ương và trong khoảng 5 năm trở về trước thì điều này cũng khá là đúng. Nhưng chúng tôi theo dõi trong 05 năm trở lại đây thì điều này đã có rất nhiều thay đổi. Chúng tôi rất là vui mừng khi thấy khoảng cách giữa báo địa phương, báo Trung ương, báo ngành về mặt chất lượng đã thu hẹp đáng kể.

Trong rất nhiều thể loại báo chí trước đây vốn là cái sân chơi độc chiếm của các cơ quan báo chí lớn, thì bây giờ các cơ quan báo chí của địa phương, bộ, ngành đã đạt được những giải cao, thậm chí cả giải A.

Điều đó cho thấy rằng, khái niệm về báo lớn hay nhỏ, bây giờ không như xưa nữa, không phải là một cơ quan báo chí về quy mô lớn, hàng trăm hoặc hàng ngàn phóng viên, biên tập viên có nghĩa là mạnh hơn những cơ quan báo chí chỉ có vài trăm hoặc thậm chí là vài chục cán bộ, nhân viên.

Nếu có một chiến lược rõ ràng để xây dựng những nội dung thật sự là hấp dẫn, thật sự mang tính phát hiện độc đáo thì cơ hội đoạt giải dành cho tất cả mọi cơ quan chứ không chỉ là những cơ quan báo chí lớn.

Đương nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế các cơ quan báo chí lớn họ có nguồn lực để đầu tư bài bản với số lượng lớn và càng nhiều nội dung chất lượng cao thì khả năng lựa chọn những bài tác phẩm xuất sắc để đi thi càng càng cao hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự cạnh tranh, lợi thế nó thuộc về các cơ quan báo chí lớn. Nếu các cơ quan báo chí của địa phương, của ngành có những chiến lược bài bản.

Khi chúng ta làm báo chúng ta không bao giờ nghĩ đến chuyện để đoạt giải, nhưng muốn đạt giải thì phải có chiến lược. Ví dụ chúng ta có rất nhiều giải báo chí cấp quốc gia mỗi năm, từ giải danh giá nhất của giải báo chí quốc gia cho đến giải Búa liềm vàng; Giải phòng, chống tham nhũng; Giải thông tin đối ngoại; Gần đây là giải Diên Hồng,… muốn đoạt giải ở một thể loại nào, một loại giải nào thì cần phải chiến lược thay vì cứ sản xuất hàng ngày, hàng tháng, hàng năm rồi đến khi cần giải thì mới bắt đầu rà soát nhặt tác phẩm này, tác phẩm kia mà chưa chắc đã là những cái tác phẩm xuất sắc nhất.

Bên cạnh những giải cấp quốc gia còn rất nhiều các giải của bộ, ngành cũng có ý nghĩa rất là quan trọng. Nếu có chiến lược một cách rõ ràng, có định hướng một cách bài bản, có sự tập trung đầu tư để có những cái tác phẩm khác biệt nhắm đến những giải thưởng nhất định, thì cơ hội đoạt giả nó sẽ tăng lên rất nhiều.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Hiện nay đâu đó, do cơ chế thị trường có nơi làm hình ảnh của đội ngũ những người làm báo bị giảm sút. Xin ông đưa ra những giải pháp để nâng cao vị thế của những người làm báo, đúng như những gì Bác Hồ đã mong muốn?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Có thể nói, báo chí là một loại hình rất đặc thù và uy tín của tờ báo, cũng như uy tín của từng nhà báo mới tổng hòa để tạo nên niềm tin của độc giả, của khán thính giả.

Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, do sự tranh đua với Internet, với mạng xã hội, không ít các cơ quan báo chí đã vội vã đăng tải những thông tin không chính xác. Do những khó khăn trong hoạt động tác nghiệp, một bộ phận nhà báo đã có những hành vi sai trái, thậm chí là vi phạm pháp luật và làm mất niềm tin của độc giả. Một số tờ báo hoạt động sai lệch có hệ thống đã bị rút giấy phép phải đóng cửa, hoặc tạm ngừng hoạt động cũng gây nên tâm lý không tốt đối với nền báo chí nước nhà. Nhưng không thể lấy khó khăn về tài chính, về cơ chế để biện minh cho những cái sai trái của các cơ quan báo chí hay các cá nhân, các nhà báo.

Đạo đức nghề nghiệp ở tất cả các ngành nghề đều quan trọng, nhưng riêng trong lĩnh vực báo chí thì còn quan trọng hơn rất nhiều. Nếu không ý thức được vấn đề này, không tâm niệm được những nguyên tắc bất di bất dịch của đạo đức nghề nghiệp thì không thể xứng đáng cầm ngòi bút để đưa những thông tin đến với đông đảo công chúng.

Chúng tôi tin rằng khi kiên quyết giữ vững đạo đức nghề nghiệp, phát huy việc xây dựng môi trường văn hóa, phụng sự bạn đọc thì sẽ giảm được những sai sót của cá nhân, tập thể để giành lại những niềm tin của độc giả, khán thính giả, và thực hiện được đúng sứ mệnh của báo chí cách mạng Việt Nam, tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước, phản ánh nguyện vọng của nhân dân và thực sự là những cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

PV: Xin ông chia sẻ một vài sáng kiến của Hội Nhà báo đã và đang thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ thúc đẩy các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, lĩnh vực đào tạo.

Trong thời gian nhiều năm qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Hội Nhà báo Việt Nam được triển khai rất đều đặn và bài bản. Cứ cuối năm chúng tôi có khảo sát để tìm hiểu nhu cầu của các cơ quan báo chí trong cả nước và từ đó xây dựng những chương trình đào tạo, vừa là nắm bắt được xu thế chung nhưng vừa đáp ứng được cái nhu cầu đặc thù của các cơ quan báo chí.

Chúng tôi cũng đã tổ chức những khóa đào tạo mang tính tập trung ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lớn, đồng thời có những khóa đào tạo tại các cơ quan báo chí.

Ở các địa phương, kể cả những tòa soạn nhỏ, chúng tôi cũng hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước cũng như nước ngoài, hợp tác với nhiều đối tác trong nước và nước ngoài để tổ chức những khóa đào tạo về rất nhiều lĩnh vực, từ làm thông tin kinh tế, tài chính rồi bình đẳng giới, cách thức đưa tin trong thời gian xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, hướng dẫn cho các phóng viên những kỹ năng làm báo hiện đại. Trung bình mỗi năm Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khoảng từ 100 đến 120 khóa đào tạo với quy mô toàn quốc.

Trong những năm gần đây sự hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam với các tổ chức đào tạo nước ngoài ngày càng được tăng cường. Bên cạnh những khóa đào tạo ngắn hạn thì hiện nay chúng tôi đang triển khai một chương trình đào tạo cho 100 cơ quan báo chí trong toàn quốc kéo dài 5 tháng. Thậm chí sau những buổi đào tạo mang tính khái quát thì có những chương trình đào tạo một - một, ngồi trực tiếp với từng tờ báo. Các chuyên gia sẽ tìm hiểu những thế mạnh, những khó khăn của từng tờ báo thông qua các chỉ số về digital và từ đó sẽ tìm ra những cái giải pháp tháo gỡ.

Chúng tôi hy vọng rằng những cách thức làm kể cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn như vậy sẽ cung cấp được cho các cơ quan báo chí, các nhà báo, kể cả các phóng viên, biên tập viên cũng như các lãnh đạo tòa soạn những kiến thức mới nhất từ vấn đề mang tính chiến lược cho đến những vấn đề mang tính cụ thể trong việc vận hành và sản xuất nội dung hàng ngày.

Đương nhiên, trong thời gian tới sẽ còn rất nhiều chương trình, kế hoạch khác nữa. Ví dụ, chúng tôi cũng tăng cường giao lưu, hợp tác với các Hội nhà báo của các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới để có thể tổ chức những chuyến thăm và học tập cho các nhà báo, đến những quốc gia để báo chí phát triển. Chúng tôi cũng tìm cách để xin một số học bổng có thể là học ngoại ngữ, có thể là nghiệp vụ với một số các trường đại học danh tiếng trên thế giới dành cho các cơ quan báo chí Việt Nam.

Nhưng nói chung việc đào tạo tại chỗ, đào tạo trực tiếp tại tòa soạn vẫn là ưu tiên lớn và quan trọng nhất của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời gian tới.

Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Xin trân trọng cảm ơn ông !

Văn Minh - Quang Vững - J.K (thực hiện)

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Đăng tin

Đăng tin 'Thái Nguyên đã có máy bay cứu trợ', bị phạt 7,5 triệu đồng

Chưa kiểm chứng thông tin, anh P. đã đăng tải lên Facebook bài viết có nội dung "Thái Nguyên đã có máy bay cứu trợ".
Diễn biến mới nhất vụ Cơm sạch bà Liên bị tố

Diễn biến mới nhất vụ Cơm sạch bà Liên bị tố 'chặt chém', 'đuổi khách'

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc vụ quán Cơm sạch bà Liên bị dư luận đề nghị tẩy chay.
Bị tố

Bị tố 'chặt chém', 'đuổi khách' sau bão, đại diện Cơm sạch bà Liên nói gì?

Quán Cơm sạch bà Liên (Quảng Ninh) bị tố "chặt chém", "đuổi khách" sau bão số 3. Tuy nhiên, phía nhà hàng cho rằng "có hiểu lầm trong cách trao đổi".

Xem thêm

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Nhờ các sáng kiến cải tiến trong quản lý vận hành lưới điện, kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng - Giám đốc TTĐ Hà Tĩnh - đã làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện.
Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ

Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ 'vượt gió' trên dãy Hoành Sơn

Để dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đóng điện toàn tuyến trước 2/9, những vị trí cuối cùng của dự án nằm trên dãy Hoành Sơn đang gấp rút hoàn thiện.
Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Chỉ còn một ngày nữa cung đoạn Nam Định 1– Phố Nối của dự án đường dây 500kV mạch 3 sẽ chính thức đóng điện, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất.
Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Đi qua nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng cao về khả năng tăng trưởng đạt, vượt mục tiêu.
Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 'quốc bảo' sâm Ngọc Linh

Các địa phương, cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc bảo vệ, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho cây sâm Ngọc Linh.
Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Nam Định 1- Phố Nối đang dần về đích, trong điều kiện mưa bão của miền Bắc hiện nay, công tác kéo dây càng trở lên khó khăn hơn.
Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các hoạt động xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Dù đã gặt hái được nhiều kết quả sau thời gian dài trầm lắng, song ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đối diện nhiều thách thức về xuất khẩu.
Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hơn 1 thập kỷ qua, Hội chợ thương mại Việt - Lào đã góp phần thiết thực trong việc thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Việc xây dựng lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP26 để giảm phát thải khí nhà kính là cần thiết, tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức cho TKV.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Cho dù cả cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ nhưng ông vẫn kiên trung, bất khuất, tự hào.
Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

184 lái xe tại TP. Đà Nẵng tiên phong tham gia Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab TP. Đà Nẵng, đứng vào hàng ngũ tổ chức công đoàn Việt Nam.
Những

Những 'chiến binh dũng cảm' trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Mặc nắng gắt, nhiệt độ thân cột “nóng bỏng tay” hay mưa dông những người thợ truyền tải điện vẫn đu mình trên cao, đẩy nhanh tiến độ thi công lắp dựng cột.
Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Trong quá trình thi công đường dây 500kV mạch 3, nhờ đoàn kết, sáng tạo, những người lính truyền tải đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Hơn một nửa quân số của Truyền tải điện Nghệ An đang tham gia tăng cường cho dự án đường dây 500kV mạch 3, Phó giám đốc cũng tham gia thi công, dựng cột.
Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Nắng gắt rồi mưa xối xả liên tiếp, không vì thế mà “cản” tiến độ của những người lính truyền tải trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối.
Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Việc chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã mở ra những cơ hội phát triển mới, khẳng định uy tín, chất lượng, giá trị thương hiệu...
Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Cuộc chiến với tội phạm ma túy là cuộc chiến thầm lặng, vô cùng hiểm nguy nhưng các chiến sĩ biên phòng trên mặt trận chống ma túy vẫn luôn kiên cường bám trụ.
Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Nhờ bám sát dân, nhiều khu vực được coi là điểm nóng về buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy tại Sơn La đã kịp thời được Bộ đội biên phòng ngăn chặn, xóa sổ.
Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Biên giới Việt Nam – Lào đoạn qua tỉnh Sơn La luôn là một trong những điểm nóng về vận chuyển, buôn bán ma túy trái phép từ bên kia biên giới.
Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Tin tưởng, hy vọng và chờ đợi, diện mạo mới của du lịch vùng đất hoa lửa Điện Biên sẽ mang đến cho nhân dân và du khách quốc tế những trải nghiệm bất tận…
Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Xác định di tích lịch sử là khởi điểm, là cầu nối để Điện Biên phát triển các loại hình du lịch, thời gian qua Điện Biên tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng.
Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Di tích lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5 rực màu hoa phượng đỏ, từng đoàn khách du lịch tấp nập về với vùng đất hoa lửa trong niềm hân hoan.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Ở giữa biển khơi mênh mông ấy, những người chiến sĩ hải quân với làn da sạm nắng và nụ cười ấm áp, họ vẫn kiên định, vững vàng trước sóng gió biển khơi.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Trong hành trình này, tôi đã có dịp gặp gỡ với những thiên thần – những người đã mang đến cuộc đời mới cho những người không may gặp nạn ở Trường Sa.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi

Ở Trường Sa, cùng với Hải quân Việt Nam và biên phòng, các âu tàu, làng chài như vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi giúp ngư dân vươn khơi, bám biển.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 2: Chuẩn đô đốc và ký ức siêu bão Linda 1997

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 2: Chuẩn đô đốc và ký ức siêu bão Linda 1997

Trong hành trình ra Trường Sa lần này, tôi may mắn được nói chuyện với Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Khánh, ông đã kể câu chuyện của mình khi làm nhiệm vụ trên biển.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 1: Mùa biển lặng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 1: Mùa biển lặng

Được đến với Trường Sa là ước mơ của bất cứ phóng viên nào trong suốt cuộc đời làm báo. Với tôi ước mơ đó đã trở thành hiện thực sau 22 năm cầm bút.
|< < 1 2 3 4 > >|