Longform
28/05/2022 06:00
Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

28/05/2022 06:00

Tác động kép của đại dịch Covid - 19 và xung đột giữa Nga-Ukraina khiến giá phân bón tăng phi mã bên cạnh các đề xuất áp thuế của Bộ Tài Chính.
Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Thị trường phân bón đang "nóng" lên từng ngày do tác động kép của đại dịch Covid - 19 và xung đột giữa Nga-Ukraina. Các nguồn cung vật tư nguyên liệu đứt gãy trên toàn cầu, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón tăng phi mã và chưa có dấu hiệu dừng lại. Cộng thêm đề xuất áp thuế xuất khẩu phân bón của Bộ Tài chính; số tiền không được khấu trừ thuế VAT đầu vào lên đến hàng nghìn tỷ đồng… khiến doanh nghiệp gặp khó và thị trường phân bón vẫn chưa thể “hạ nhiệt”.

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Ông Vũ Văn Bằng - Tổng giám đốc Công ty CP DAP-VINACHEM cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, giá lưu huỳnh đã tăng hơn 85,3% (từ 286 USD/tấn lên 530 USD/tấn. Giá NH3 tăng 36,8% (từ 866 USD/tấn lên 1.185 USD/ tấn), tương đương với mức tăng 319 USD/tấn. Nếu tính từ cuối năm 2020, giá NH3 đã tăng gấp 3 lần.

Bên cạnh đó, giá than cũng tăng 30,7%, tương đương 570.000 đồng/tấn; giá dầu FO sấy nguyên liệu tăng 33,8%; giá cước vận chuyển tăng do giá xăng dầu tăng cao… Giá quặng apatit tuyển cũng tăng rất mạnh, từ 1.045.000 đồng/tấn (tháng 5/2021) lên 1.450.000 đồng/tấn (tháng 4/2022), tương ứng 38,8%.

Các chi phí đầu vào có tác động mạnh, đã đẩy giá thành sản phẩm phân bón DAP của Công ty tăng rất cao. Thực tế, DAP-VINACHEM cũng như các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn trong nước hiện nay đều không muốn tăng giá vì sẽ giảm thị trường, giảm sức mua và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao: Thực tế giá nguyên liệu đầu vào đã tăng trung bình khoảng 70-80%, nhưng giá các mặt hàng phân bón của Công ty chỉ tăng trung bình 15-20%.

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phản ánh: “Hiện Supe Lâm Thao cũng đang phải nhập các nguồn nguyên liệu với giá rất cao như kali, lưu huỳnh, SA, quặng apatit. Đặc biệt, phân kali do cả Nga và Belarus sản xuất chiếm gần 50% lượng phân kali cung cấp trên toàn thế giới đã đẩy giá kali lên rất cao (từ 11 triệu đồng lên gần 20 triệu đồng/tấn).”

Cùng với việc Trung Quốc kiên định chính sách “zero-Covid”, và có thể điều chỉnh chính sách về phân bón khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung các loại phân bón đặc biệt là SA nghiêm trọng thêm, đẩy giá các loại phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao… Thực tế hiện nay Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu các loại phân bón kali và SA này.

Giá nguyên liệu phân bón tăng cao dẫn tới giá phân bón trong nước cũng tăng cao, bất chấp nỗ lực kiềm chế của các doanh nghiệp. Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền (Bình Điền) cho biết, một số loại phân bón làm nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm của Công ty như urê, DAP, SA và kali thời điểm cuối năm 2021 tăng trung bình gấp 2-3 lần so với đầu năm.

Việc xuất khẩu phân bón của Bình Điền cũng bị hạn chế do giá tăng lên quá cao. Thông thường vào thời điểm tháng 5 - tháng 6 hàng năm là dịp Bình Điền xuất khẩu đi nhiều nhất. Nhưng theo quan sát của phóng viên tại cảng Vàm Cỏ (Long An) - địa điểm xuất hàng của Công ty những ngày này khá vắng vẻ. “Với tình hình giá phân bón cao như hiện nay, thực sự người nông dân đã đến ngưỡng chịu đựng, cực kỳ khó khăn” - ông Ngô Văn Đông cho biết.

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Mặc dù gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu khan hiếm và giá cả tăng cao, các đơn vị sản xuất phân bón đã nỗ lực để kiềm chế giá, không đẩy giá phân bón bị tăng nóng. Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: Giá phân bón tăng chủ yếu là do yếu tố nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, việc tăng giá phân bón là do bất khả kháng.

Ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), sản lượng sản xuất phân bón của các nhà máy VINACHEM khoảng 3,5 triệu tấn, trong đó có tới 90% phục vụ thị trường nội địa. Các đơn vị đang nỗ lực kìm giá thấp hơn 5 triệu đồng/tấn so với giá xuất khẩu.

Giá các mặt hàng phân bón của Tập đoàn luôn ưu tiên chất lượng và thị trường trong nước. Ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) lấy ví dụ: giá urê của các đơn vị trong Tập đoàn đang bán ra thấp hơn 4-5 triệu/tấn so với giá urê cùng chủng loại. “Đầu năm nay, urê nếu xuất khẩu sẽ được giá khoảng 910 USD/tấn (tương đương khoảng 21 triệu đồng/tấn). Nhưng bán trong nước chỉ được khoảng 16 triệu. Như vậy chênh nhau xấp xỉ 5 triệu đồng/tấn".

Ông Vũ Văn Bằng - Tổng giám đốc Công ty CP DAP-VINACHEM cho biết: giá DAP của Công ty lúc nào cũng thấp hơn giá xuất khẩu. Như thời điểm trong năm 2021, giá DAP lên rất cao. Nếu xuất khẩu, mỗi tấn DAP chênh 5-6 triệu so với bán trong nước. Nhưng là đơn vị nhà nước có cổ phần chi phối, Công ty luôn tuân thủ nguyên tắc bình ổn và ưu tiên thị trường trong nước.

Ông Nguyễn Phú Cường phân tích: “Sở dĩ có được nguồn hàng cũng như mức giá ổn định, các đơn vị trong Tập đoàn đã triển khai một loạt các giải pháp tổng thể cả về dự báo và dự trữ nguồn nguyên liệu, tổ chức sản xuất…”

Cụ thể, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, giảm số ngày phải dừng máy, nâng cao số ngày máy chạy. Thứ hai rà soát lại tất cả các chi phí để hệ thống máy móc chạy được ở tối ưu nhất. Thứ ba là cơ cấu lại bộ máy, con người. Lấy ví dụ như tại Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, trước đây Công ty có gần 2.100 lao động, sau tiết giảm chỉ con 1.275 người.

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Bên cạnh đó, công tác dự báo và bám sát tình hình được các đơn vị triển khai rất tốt. Trong quý I/2022, chúng tôi vẫn giữ được giá phân bón ở mức chấp nhận được, vì rất nhiều các nguyên liệu như lưu huỳnh, kali, SA… đã được các đơn vị chuẩn bị từ quý IV/2021. Ví dụ, thời điểm đó giá lưu huỳnh chỉ khoảng 350 USD/tấn. Bây giờ giá lưu huỳnh đã lên tới 530 USD/tấn, thậm chí là 570 USD/tấn. Đó chính là phần đệm giúp cho các đơn vị sản xuất phân bón trong Tập đoàn hạn chế được yếu tố tăng giá sốc phân bón. Điều đó lý giải vì sao giá phân bón bán ra của Tập đoàn luôn tốt hơn 5-7% so với các loại phân bón cùng loại.

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Mặc dù đã nỗ lực kìm đà tăng giá, nhưng với việc giá nguyên liệu tăng phi mã, giá phân bón trong nước cũng đã tăng lên rất cao. Mới đây, để góp phần hạ giá phân bón trong nước, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ quy định thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón, không phân biệt theo tỉ lệ tài nguyên khoáng sản trong phân bón.

Bộ Tài chính cho rằng phương án tăng thuế xuất khẩu này sẽ góp phần hạ giá phân bón, giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, nhất là trong bối cảnh giá phân bón tăng cao, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp. Nhưng thực tế, liệu câu chuyện áp thuế xuất khẩu 5% này có thực sự làm giá phân bón hạ nhiệt như kỳ vọng hay không?

Ông Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh, việc áp 5% thuế xuất khẩu với mặt hàng phân bón cần phải được tính toán cẩn trọng hơn nữa. Bởi lẽ, nếu chỉ nghĩ đơn thuần là áp thuế xuất khẩu thì có thể hạ được giá phân bón trong nước là điều không thể.

Ông Cường phân tích: "Chúng tôi cho rằng, yếu tố hạ giá hay không là do giá đầu vào của nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất chứ không nằm ở chỗ hạn chế xuất khẩu. Thực tế, với giá nguyên liệu đầu vào tăng cao phi mã như vậy kéo theo giá thành phân bón sẽ tăng lên. Chủ tịch Vinachem cho biết, đối với ngành sản xuất phân bón trong nước hiện không có một ưu đãi gì từ giá than, giá điện, các chính sách về thuế phí. Nếu lập luận việc áp thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón thì sẽ hạ nhiệt được giá bán trong nước thì không hợp lý."

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Ông Cường chỉ rõ nguyên nhân giá phân bón tăng thời gian qua là do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chi phí đầu vào rất lớn chiếm tỉ trọng cao. Các nguyên liệu của các nhóm phân bón khác như kali trong vòng một năm qua tăng 2,5 lần; lưu huỳnh, amoniac tăng hơn gấp đôi. “Nhất là khi Việt Nam không thể sản xuất được kali, lưu huỳnh vì rất khó sản xuất, việc nhập khẩu mặt hàng này là 100%. Khi nguyên liệu đầu vào tăng cao sẽ dẫn đến các chi phí khác đều tăng cao. Vì vậy, giá bán cũng phải đẩy lên để bù lại chi phí”.

Bên cạnh đó là chi phí logistics, vận chuyển tăng cao đột biến. Ngoài ra, một yếu tố khác tưởng như nhỏ nhưng thực ra không nhỏ đó là tác động của Covid-19 đối với lực lượng lao động.

Như vậy, có thể thấy, căn nguyên của việc giá phân bón tăng cao chủ yếu đến từ chi phí đầu vào. Nếu áp thuế xuất khẩu 5% đối với một số mặt hàng phân bón thì không những không giải quyết được căn nguyên của vấn đề, mà còn bị tác dụng ngược, đó là giảm tính cạnh tranh của phân bón Việt Nam đối với các nước trong khu vực.

Trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này, ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đưa ra ba lý do cho rằng, việc đánh thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón NPK là không hợp lý.

Thứ nhất, tăng thuế xuất khẩu phân bón NPK sẽ làm giảm công suất hoạt động và tăng chi phí, tăng giá thành cho công ty.

Ông Ngô Văn Đông - Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết, phân bón NPK sản xuất trong nước đang dư thừa công suất. Nếu áp thuế xuất khẩu 5%, mỗi tấn phân bón NPK của công ty sẽ tăng giá từ 30-60 đô la Mỹ/tấn tùy theo sản phẩm. Làm giảm sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan khi xuất khẩu vào các nước trong khu vực.

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Do áp lực cạnh tranh cung cao hơn cầu từ các nhà sản xuất NPK trong nước và hàng nhập khẩu, Công ty CP Phân bón Bình Điền hằng năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 600.000-700.000tấn/năm, mới chỉ đạt 60-75% năng suất thiết kế, trong đó xuất khẩu sang Campuchia, Lào ổn định xung quanh 100.000 tấn/năm chiếm 10-15% công suất hoạt động của công ty.

Việc xuất khẩu giúp cho Công ty duy trì hoạt động ở mức công suất trên 50%, làm giảm chi phí cố định (chi phí khấu hao, quản lý,…), hạn chế tồn kho cao, thu được ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu nên tối ưu hóa nguồn vay ngân hàng từ USD lãi suất thấp hơn chi phí vay bằng VNĐ… hạ giá thành sản phẩm, đặc biệt hằng năm do xuất khẩu nên công ty được khấu trừ thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu khoảng 8 - 10 tỷ đồng/năm.

Thứ hai, tăng thuế xuất khẩu 5% sẽ làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm phân bón NPK tại thị trường Campuchia và Lào. Hiện giá bán xuất khẩu của công ty phải điều chỉnh theo giá thị trường và đối thủ cạnh tranh tại Campuchia và Lào với biên lợi nhuận rất thấp để giữ thị trường. Tuy nhiên do giá cả tăng cao nên tình hình tiêu thụ tại 2 thị trường này trong quý IV năm 2021 và sang quý I năm 2022 đã giảm rất sâu. Chính vì thế, nếu áp dụng thuế xuất khẩu 5% thì sự cạnh tranh của NPK Bình Điền sẽ tiếp tục giảm mạnh, dự kiến sản lượng xuất khẩu có thể giảm đến 50-70%.

Thứ ba, việc áp dụng thuế xuất khẩu 0% hoặc 5% dành cho phân bón NPK (Nhóm hàng hóa 31.05) không có sự khác biệt trong thủ tục hành chính về xác định tỷ lệ tài nguyên khoáng sản chiếm trong sản phẩm, do tỷ lệ này trong sản phẩm NPK rất thấp chưa có sản phẩm nào vượt tỷ lệ 51%.

Đề xuất áp thuế xuất khẩu này cũng tác động trực tiếp đến mặt hàng phân bón DAP. Ông Vũ Văn Bằng - Tổng giám đốc Công ty CP DAP-VINACHEM cũng đề xuất giữ nguyên, không tăng thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 tại biểu thuế xuất khẩu. Ông Bằng phân tích hai lý do:

Thứ nhất, do nhu cầu trong nước đối với chủng loại phân bón DAP 61% có hạn và áp lực cạnh tranh lớn của hàng nhập khẩu nên hàng năm lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở thị trường trong nước cao nhất mới chỉ đạt 49% công suất thiết kế. Để tăng sản lượng sản xuất, qua đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sự cạnh tranh và cung cấp phân bón cho bà con nông dân giá hợp lý nhất, Công ty bắt buộc phải thực hiện xuất khẩu đối với lượng sản phẩm sản xuất ra dư so với nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Thực tế, trong những năm lượng xuất khẩu của Công ty sụt giảm mạnh thì Công ty xuất hiện thua lỗ (điển hình như năm 2016).

Nếu tăng thuế để hạn chế xuất khẩu phân bón thì giá thành sản xuất phân DAP sẽ tăng lên, rất khó để giảm giá thậm chí giá có thể phải tăng thêm để bù đắp giá thành gia tăng. Nếu thực hiện xuất khẩu thì sẽ được hoàn phần thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào tương ứng với lượng xuất khẩu đó. Khoản hoàn thuế này được tính giảm trừ vào giá thành sản xuất. Trong trường hợp không xuất khẩu, chi phí thuế GTGT đầu vào chiếm khoảng 7,5% giá thành sản xuất.

Với lượng tiêu thụ 2/3 tại thị trường nội địa, 1/3 dành cho xuất khẩu, nếu được xuất khẩu thì chi phí thuế GTGT đầu vào chiếm khoảng 5,1% giá thành sản xuất. Có nghĩa là, trong trường hợp không được xuất khẩu, giá thành sản xuất sẽ tăng thêm 2,4%. Chi phí tăng thêm này sẽ do doanh nghiệp sản xuất trong nước phải gánh chịu, cơ hội để giảm giá phân bón cho người tiêu dùng trong nước là rất khó khăn, thậm chí là doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh tăng giá bán để bù đắp một phần giá thành tăng thêm.

Phân tích thêm, ông Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, hiện nguồn cung phân bón trong nước không thiếu. Với riêng phân bón NPK, Việt Nam mới sản xuất được khoảng 40% so với công suất thiết kế. Như vậy, cần khuyến khích xuất khẩu thay vì áp thuế 5% như hiện nay.

Việc áp thuế xuất khẩu 5% sẽ ảnh hưởng lớn đối với sản xuất phân bón NPK do sản phẩm NPK đang dư thừa công suất, khi áp thuế xuất khẩu 5% sẽ làm giảm sức cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan khi xuất khẩu vào các nước trong khu vực.

Trong khi đó, hiện đối với phân NPK nói riêng, chúng ta đang có lợi thế xuất khẩu sang các thị trường như Campuchia, Lào, Myanmar hay một số đảo của Philippin nhờ lợi thế xuất khẩu bằng đường sông, đường biển. Như vậy, nếu áp thuế vô hình chung sẽ giảm năng lực của Việt Nam khi tham gia vào thị trường thế giới.

Nếu doanh nghiệp Việt không làm, ngay lập tức thị phần này sẽ vào tay các doanh nghiệp khác sản xuất cùng chủng loại như Thái Lan, Malaysia.

Ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: "Chúng tôi cho rằng, yếu tố hạ giá hay không là do giá đầu vào của nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất chứ không nằm ở chỗ hạn chế xuất khẩu."

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Như vậy, có thể thấy việc áp thuế 5% đối với các mặt hàng phân bón không giải quyết được vấn đề căn nguyên của việc “hạ nhiệt” giá phân bón. Mà vấn đề có tính chất cơ bản và lâu dài cần được “gỡ” từ năm 2015 đến nay đó chính là kiến nghị Bộ Tài chính trình Quốc hội sửa đổi Luật thuế số 71/2014/QH13 (Luật thuế số 71) theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) sang đối tượng chịu thuế GTGT.

Việc sửa đổi Luật thuế số 71 đã được các doanh nghiệp phân bón, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Phân bón Việt Nam kiến nghị ngay từ đầu năm 2015 khi Luật 71 bắt đầu có hiệu lực, bởi ngay khi áp dụng chính sách này đã bộc lộ quá nhiều bất cập.

Hiện nay, do mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) nên các doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào, kể cả thuế giá trị gia tăng của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định dùng cho sản xuất phân bón.

Hiện các doanh nghiệp sản xuất phân bón tại Việt Nam đang hạch toán toàn bộ chi phí này vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5 - 8%.

Mỗi năm, tính riêng số tiền các đơn vị sản xuất phân bón của VINACHEM không được hoàn thuế xấp xỉ 900 tỷ đồng. Con số này đã lên tới hơn 4.000 tỷ đồng từ năm 2015 đến nay.

Giải pháp nào để thị trường phân bón bớt “nóng”?

Ông Vũ Văn Bằng - Tổng giám đốc Công ty CP DAP-VINACHEM nhận xét: Phân bón nhập khẩu được hoàn thuế đầu vào từ nước sản xuất nên đã gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng trên chính thị trường nội địa.

Ông Vũ Văn Bằng - Tổng giám đốc Công ty CP DAP-VINACHEM cho biết: Do Luật thuế số 71/2014/QH13 đưa phân bón vào danh mục mặt hàng không chịu thuế nên tất cả những chi phí thuế giá trị gia tăng đầu vào của Công ty không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế. Hàng năm chi phí sản xuất của Công ty phải chịu tăng thêm khoảng 200 - 220 tỷ đồng, tương đương khoảng 7,5% giá thành sản xuất. Giá bán phân bón sản xuất trong nước không thể hạ thấp được, khiến nông dân càng khó tiếp cận phân bón với giá hợp lý.

Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nhận định: Theo Luật số 71, do phân bón là mặt hàng không chịu thuế nên không được khấu trừ thuế GTGT từ 5-10% của nguyên vật liệu, chi phí đầu vào (nguyên liệu như lưu huỳnh, quặng apatit cho sản xuất phân bón chứa lân, phân bón đơn cho sản xuất phân NPK thuế GTGT 5%; các nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí khác như than, điện, cước vận chuyển, bao bì… có thuế suất thuế GTGT là 10%). Phần thuế GTGT không được khấu trừ này phải tính vào chi phí sản xuất, làm giá thành sản phẩm tăng lên, giá trên thị trường tăng theo làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước với các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón (không chịu thuế GTGT), người nông dân sẽ lựa chọn mua phân bón nhập khẩu có lợi thế về giá; các doanh nghiệp phân bón sản xuất trong nước có công nghệ sản xuất từ nguyên liệu thô (có thuế GTGT từ (5 ÷10%) giảm phân bón tiêu thụ bất lợi trong sản xuất kinh doanh.

Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm số tiền Supe Lâm Thao không được khấu trừ đầu vào khoảng trên 100 tỷ đồng.

Ông Phùng Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam: Chính phủ, Quốc hội sửa Luật thuế 71 đưa phân bón trở thành mặt hàng chịu thuế GTGT sẽ mang lại bốn mục đích rất tích cực cho ngành phân bón. Thứ nhất, Nhà nước không bị thất thu thuế với mặt hàng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam như hiện nay. Thứ hai, tạo sân chơi công bằng giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu. Thứ ba, việc áp thuế GTGT đồng thời tạo sự bình đẳng, lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân bón trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế. Thứ tư sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất phân bón chất lượng cao, phân bón thế hệ mới.

Bài: Nguyễn Duyên

Đồ họa: Thu Thủy

Nguyễn Duyên - Thu Thuỷ

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam thu về hơn 420 triệu USD

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam thu về hơn 420 triệu USD

7 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,03 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 420,32 triệu USD, tăng 9,7% về khối lượng, tăng 7,5% về kim ngạch.
Thanh Hóa: Phát hiện 51 tấn phân bón giả, chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra

Thanh Hóa: Phát hiện 51 tấn phân bón giả, chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra

Cơ quan chức năng đã phát hiện 51 tấn phân giả trên địa bàn Thanh Hóa, ngoài xử phạt hơn 162 triệu đồng còn chuyển hồ sơ sang cơ quan công an tiếp tục điều tra.
Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

4 tháng đầu năm, Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 145.793 tấn, trị giá hơn 59 triệu USD.

Xem thêm

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Nhờ các sáng kiến cải tiến trong quản lý vận hành lưới điện, kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng - Giám đốc TTĐ Hà Tĩnh - đã làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện.
Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ

Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ 'vượt gió' trên dãy Hoành Sơn

Để dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đóng điện toàn tuyến trước 2/9, những vị trí cuối cùng của dự án nằm trên dãy Hoành Sơn đang gấp rút hoàn thiện.
Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Chỉ còn một ngày nữa cung đoạn Nam Định 1– Phố Nối của dự án đường dây 500kV mạch 3 sẽ chính thức đóng điện, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất.
Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Đi qua nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng cao về khả năng tăng trưởng đạt, vượt mục tiêu.
Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 'quốc bảo' sâm Ngọc Linh

Các địa phương, cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc bảo vệ, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho cây sâm Ngọc Linh.
Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Nam Định 1- Phố Nối đang dần về đích, trong điều kiện mưa bão của miền Bắc hiện nay, công tác kéo dây càng trở lên khó khăn hơn.
Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các hoạt động xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Dù đã gặt hái được nhiều kết quả sau thời gian dài trầm lắng, song ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đối diện nhiều thách thức về xuất khẩu.
Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hơn 1 thập kỷ qua, Hội chợ thương mại Việt - Lào đã góp phần thiết thực trong việc thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Việc xây dựng lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP26 để giảm phát thải khí nhà kính là cần thiết, tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức cho TKV.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Cho dù cả cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ nhưng ông vẫn kiên trung, bất khuất, tự hào.
Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

184 lái xe tại TP. Đà Nẵng tiên phong tham gia Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab TP. Đà Nẵng, đứng vào hàng ngũ tổ chức công đoàn Việt Nam.
Những

Những 'chiến binh dũng cảm' trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Mặc nắng gắt, nhiệt độ thân cột “nóng bỏng tay” hay mưa dông những người thợ truyền tải điện vẫn đu mình trên cao, đẩy nhanh tiến độ thi công lắp dựng cột.
Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Trong quá trình thi công đường dây 500kV mạch 3, nhờ đoàn kết, sáng tạo, những người lính truyền tải đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Hơn một nửa quân số của Truyền tải điện Nghệ An đang tham gia tăng cường cho dự án đường dây 500kV mạch 3, Phó giám đốc cũng tham gia thi công, dựng cột.
Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Nắng gắt rồi mưa xối xả liên tiếp, không vì thế mà “cản” tiến độ của những người lính truyền tải trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối.
Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Việc chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã mở ra những cơ hội phát triển mới, khẳng định uy tín, chất lượng, giá trị thương hiệu...
Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Cuộc chiến với tội phạm ma túy là cuộc chiến thầm lặng, vô cùng hiểm nguy nhưng các chiến sĩ biên phòng trên mặt trận chống ma túy vẫn luôn kiên cường bám trụ.
Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Nhờ bám sát dân, nhiều khu vực được coi là điểm nóng về buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy tại Sơn La đã kịp thời được Bộ đội biên phòng ngăn chặn, xóa sổ.
Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Biên giới Việt Nam – Lào đoạn qua tỉnh Sơn La luôn là một trong những điểm nóng về vận chuyển, buôn bán ma túy trái phép từ bên kia biên giới.
Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Tin tưởng, hy vọng và chờ đợi, diện mạo mới của du lịch vùng đất hoa lửa Điện Biên sẽ mang đến cho nhân dân và du khách quốc tế những trải nghiệm bất tận…
Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Xác định di tích lịch sử là khởi điểm, là cầu nối để Điện Biên phát triển các loại hình du lịch, thời gian qua Điện Biên tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng.
Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Di tích lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5 rực màu hoa phượng đỏ, từng đoàn khách du lịch tấp nập về với vùng đất hoa lửa trong niềm hân hoan.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Ở giữa biển khơi mênh mông ấy, những người chiến sĩ hải quân với làn da sạm nắng và nụ cười ấm áp, họ vẫn kiên định, vững vàng trước sóng gió biển khơi.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Trong hành trình này, tôi đã có dịp gặp gỡ với những thiên thần – những người đã mang đến cuộc đời mới cho những người không may gặp nạn ở Trường Sa.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi

Ở Trường Sa, cùng với Hải quân Việt Nam và biên phòng, các âu tàu, làng chài như vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi giúp ngư dân vươn khơi, bám biển.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 2: Chuẩn đô đốc và ký ức siêu bão Linda 1997

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 2: Chuẩn đô đốc và ký ức siêu bão Linda 1997

Trong hành trình ra Trường Sa lần này, tôi may mắn được nói chuyện với Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Khánh, ông đã kể câu chuyện của mình khi làm nhiệm vụ trên biển.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 1: Mùa biển lặng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 1: Mùa biển lặng

Được đến với Trường Sa là ước mơ của bất cứ phóng viên nào trong suốt cuộc đời làm báo. Với tôi ước mơ đó đã trở thành hiện thực sau 22 năm cầm bút.
|< < 1 2 3 4 > >|