Chiêu trò xuyên tạc mới về đội ngũ doanh nhân Việt Nam:

Bài 1: Xuyên tạc đường lối của Đảng ta về doanh nhân

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang trở thành lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Quản lý hiệu quả mạng xã hội để tạo sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân với Đảng và ngành Công Thương Bác bỏ luận điệu "đường lối của Đảng chỉ là ý chí chủ quan của một bộ phận tinh hoa cầm quyền"

Là đại diện cho sức sản xuất mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang trở thành lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng đội ngũ quan trọng này lại luôn bị các thế lực thù địch “nhòm ngó”, xuyên tạc, bịa đặt về vị thế, về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chúng còn “gắp lửa bỏ tay người” kích động, bôi đen, chia rẽ khối doanh nhân…

Loạt bài viết này sẽ giúp bạn đọc nhận diện các chiêu trò mới của các thế lực thù địch và đề xuất các giải pháp để đấu tranh bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, doanh nhân, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bài 1:Xuyên tạc đường lối của Đảng ta về doanh nhân
Ảnh minh họa

Thực tế đã chứng minh Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đây là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử của Cách mạng Việt Nam. Thế nhưng các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lại ra sức xuyên tạc đường lối đúng đắn này.

Gần đây, nhân việc các cơ quan chức năng của Nhà nước ta tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, xử án đối với một số doanh nhân vi phạm pháp luật như: Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC; bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam; ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát; ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh…, trên một số trang mạng xã hội, các tổ chức và cá nhân chống phá đã đặt ra những câu hỏi nhằm đánh tráo bản chất, hướng lái các vụ án sang chiều hướng tiêu cực, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng ta với đội ngũ doanh nhân.

Bài 1:Xuyên tạc đường lối của Đảng ta về doanh nhân
Ảnh minh họa

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị xuyên tạc việc khởi tố, điều tra các bị can trên là “nhắm vào giới doanh nhân, giới siêu giàu”. Trang của tổ chức khủng bố Việt Tân rêu rao “Chiến dịch đánh tư sản bắt đầu”, từ đó suy diễn: “Nhiều tỷ phú lần lượt bị bắt giam, một số khác đang được dự đoán sẽ xộ khám trong thời gian tới”. Nguy hiểm hơn, chúng còn bịa ra chuyện Nhà nước “khánh kiệt” tài sản nên phải “đưa giới nhà giàu lên thớt”. Từ đó chỉ trích Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay đều “nuôi doanh nhân béo để... thịt”, để “cướp vốn”… Đây là kiểu xuyên tạc nguy hiểm, cố tình đánh tráo bản chất vụ án, hướng lái sang vấn đề chính trị, từ đó kích động chống phá.

Các đối tượng bịa ra chuyện bắt các doanh nhân là do “đấu đá quyền lực trong đảng”, từ đó miệt thị “sống dưới chế độ độc tài cộng sản hiện nay, những đại gia, tài phiệt hoặc người giàu có tài sản đều là những người nằm trong tầm ngắm của các lãnh đạo Đảng Cộng sản, cho dù họ làm ăn chân chính cũng không thoát khỏi”.

Một số người nhẹ dạ, cả tin cũng đã đưa ra các bình luận cũng cổ suý cho luận điệu này, xuyên tạc vụ án hình sự sang “nghi vấn đấu đá nội bộ”…

Thực tế ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu phản động đó. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, ngày 18/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian để gặp gỡ giới doanh nghiệp và doanh nhân Hà Nội (hồi đó gọi bằng cái tên là “giới Công Thương”) nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ đối với việc khôi phục, phát triển kinh tế đất nước. Như vậy, các nhà Công Thương Hà Nội đã là giới chức xã hội đầu tiên được Bác tiếp tại Phủ Chủ tịch. Sau cuộc gặp này, Chính phủ Hồ Chí Minh được giới Công Thương Hà Nội nói riêng và giới Công Thương cả nước nói chung ủng hộ rất lớn về vật chất, qua đó giảm bớt khó khăn về tài chính cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của giới Công Thương, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới Công Thương Việt Nam. Trong thư, Người viết: “Được tin giới Công - Thương đã đoàn kết lại thành Công - Thương Cứu quốc đoàn và gia nhập Mặt trận Việt Minh, tôi rất vui mừng. Hiện nay, Công - Thương Cứu quốc đoàn đang hoạt động làm nhiều việc ích nước lợi dân, tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt”.

Về vai trò, nhiệm vụ của giới Công Thương trong các giai tầng xã hội ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Về trách nhiệm của các cơ quan công quyền đối với sự phát triển của giới công thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết...”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mặc dù bận rất nhiều công việc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ, sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều đường lối, chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển.

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 13/10 (ngày Bác Hồ gửi thư cho giới Công Thương) là Ngày Doanh nhân Việt Nam, để tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của giới doanh nhân Việt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2011, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09-NQ-TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Nghị quyết khẳng định: “Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Trong Văn kiện Đại hội XIII (năm 2021), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Vị trí của giới doanh nhân cũng lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Tại Khoản 3, Điều 51 của Hiến pháp năm 2013 hiến định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.

Không chỉ như vậy, Hiến pháp năm 2013 còn đưa ra các quy định để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện các quyền sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể hóa Hiến pháp, Quốc hội và Chính phủ đã luôn đồng hành và đã thông qua nhiều văn bản luật pháp, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, để doanh nhân Việt Nam thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nhờ đó mà số lượng doanh nghiệp, doanh nhân nước ta đã phát triển nhanh chóng.

Nếu năm 2000 cả nước có 39.000 doanh nghiệp, thì năm 2022, số doanh nghiệp tron cả nước đã ở mức gần 1 triệu. Cùng với đó có hơn 29.000 hợp tác xã, hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Nếu tính mỗi doanh nghiệp có 3 doanh nhân lãnh đạo cùng với đội ngũ cán bộ hợp tác xã, hộ kinh doanh thì đất nước ta hiện nay có đội ngũ doanh nhân khoảng 10 triệu người.

Đội ngũ này trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành các cơ sở kinh doanh trên cả nước thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, như quốc doanh, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Chính đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp này đã góp phần tạo nên kỳ tích kinh tế của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta trong mấy năm gần đây đều ở mức cao so với thế giới. Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hôm nay đã tự tin đầu tư ở nước ngoài, mua lại các doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nam hôm nay đã nằm trong top 20 nền kinh tế có quy mô xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Hàng hoá Việt Nam sản xuất đã có hàng tỷ người trên thế giới sử dụng.

Thế nhưng các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đã không biết hoặc cố tình không muốn biết các kết quả nói trên mà vẫn rêu rao rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đang bóp chết doanh nhân”.

Bài 2: Thủ đoạn "gắp lửa bỏ tay... doanh nhân"

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ - Ban chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Thời gian qua Đảng bộ Trường Đại học Điện lực đã chủ động đổi mới trong thực hiện “nhiệm vụ kép” - chính trị và chuyên môn.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.

Tin cùng chuyên mục

Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!

Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!

Nâng cao nhận thức về văn hóa chính trị ở thế hệ trẻ là yếu tố quyết định đến sự ổn định và tiến bộ của quốc gia trong tương lai.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Dư luận cả nước “dậy sóng” trước phát ngôn “lệch chuẩn” của C.N.Q.V, thí sinh Yên Bái đầu tiên trong 23 năm giành vòng nguyệt quế tại Đường lên đỉnh Olympia.
Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đã lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu, ý thức được về giá trị của độc lập và niềm tin vào Đảng.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, song vẫn đang đứng trước những khó khăn…
Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…
Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 30/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức chương trình tôn vinh các điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng.
Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam một di sản tinh thần vô giá đó là bản Di chúc của Người.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3, nhiều cán bộ trẻ trưởng thành về chuyên môn, vững vàng tư tưởng chính trị, vinh dự được kết nạp Đảng tại công trường.
Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) đã trở thành động lực giúp toàn Quân chủng Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần 'dĩ công vi thượng' của Bác Hồ

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo tiền bối của đất nước có được khoảng thời gian dài trực tiếp được sống làm việc bên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Phòng, chống tham nhũng phải phục vụ phát triển KT-XH, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế xã hội.
Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Thời gian trôi đi càng làm nổi bật những bài học của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại mùa thu năm 1945 mà nổi bật là bài học về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc.
Báo Công Thương đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhóm phóng viên Báo Công Thương đã đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024.
Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 cho 28 tác phẩm xuất sắc.
28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Bộ Công Thương trao giải vào sáng ngày 14/8/2024 tại Hà Nội.
Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8/2024, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương sẽ tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động