Bài thơ "Bắt nạt": Chuyên gia giáo dục nói "tầm thường", tác giả bảo "ẩn chứa mong muốn sâu sắc"

Liên quan tới bài thơ "Bắt nạt" đang gây tranh cãi, chuyên gia giáo dục nói bài thơ "tầm thường", còn tác giả bảo "ẩn chứa mong muốn sâu sắc".
Sách Ngữ văn lớp 6: Phụ huynh ngán ngẩm vì bài thơ “Bắt nạt” gieo vần với “trêu mù tạt”, “dễ lây” Đề thi môn Ngữ văn THPT 2023: Nhà thơ Anh Ngọc, tác giả bài thơ “Đi qua cơn giông” nói gì? Bài thơ của một thương binh nặng viết về liệt sĩ đồng đội

Những ngày qua, bài thơ “Bắt nạt” trong sách giáo khoa (SGK) lớp 6 tiếp tục gây tranh cãi, bức xúc về chất lượng, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Theo tìm hiểu, bài thơ này nằm trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập 1), thuộc bộ sách giáo khoa (SGK) “Kết nối tri thức với cuộc sống” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành.

Bài thơ được trích từ tập thơ “Ra vườn nhặt nắng” (Nhà Xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2017, trang 24-25), tác giả là Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Bài thơ
Tác giả cho rằng bài thơ ẩn chứa nhiều mong muốn sâu sắc của những người trong ngành

Năm 2021, khi chương trình sách giáo khoa mới lớp 6 được triển khai, bài thơ “Bắt nạt” đã trở thành tâm điểm dư luận với hàng loạt ý kiến trái chiều của độc giả.

Phần lớn các ý kiến cho rằng, đây không phải là thơ bởi không có vần điệu, gieo vần không chuẩn. Cụ thể, cách dùng từ trong bài của tác giả được đánh giá là ngô nghê và vô tri. Việc dùng hình ảnh “mù tạt” để ẩn dụ cho hành vi bắt nạt người khác là không phù hợp, gây khó hiểu, không có giá trị truyền tải đích đến của thông điệp.

Mặt khác, bài thơ còn tồn tại một vài lời thơ có ý kích bác, dạy con trẻ bản tính hiếu thắng, hiếu chiến sẵn sàng khiêu khích bạn bè khi viết “Bạn nào bắt nạt bạn/Cứ đưa bài thơ này/Bảo nếu cần bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay”.

Trước những ý kiến trái chiều của đọc giả, mới đây, trên Facebook cá nhân, tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh đã dẫn lại những chia sẻ từ năm 2021 về bài thơ này.

Anh cho rằng, việc tranh cãi trong văn học là điều bình thường, anh đón nhận điều đó như một luồng năng lượng khác biệt đến từ những độc giả mới biết tới anh.

Lý giải về bài thơ “Bắt nạt” có cách viết và nội dung được cho rằng khác lạ, chưa có sự liên kết, chưa đạt được giá trị về mặt ý nghĩa. Tác giả cho hay, trên phương diện nghệ thuật, bài thơ vẫn có sự liên kết âm, vần, cụ thể được viết trong hai khổ thơ đầu tiên “Bắt nạt là xấu lắm/Đừng bắt nạt, bạn ơi/ Bất cứ ai trên đời/Đều không cần bắt nạt”; “Tại sao không học hát/Nhảy hip-hop cho hay?/Thời gian trong một ngày/Đâu để dành bắt nạt”.

Liên quan đến hình ảnh ẩn dụ, so sánh “bắt nạt” với “mù tạt” trong bài thơ, tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm việc sử dụng hình ảnh đó đều phù hợp, ngoài giúp cho thông điệp bài thơ như đã truyền tải nói về những mặt tiêu cực, không tốt của việc đi bắt nạt người khác và khuyên các em học sinh không nên bắt nạt các bạn yếu thế hơn mình được cụ thể và rõ ràng hơn, thì nó còn để nhấn mạnh về tính quân tử. “Mù tạt là ẩn dụ của kẻ mạnh, nếu nghĩ mình là kẻ mạnh thì hãy đương đầu với kẻ mạnh”, nhà thơ cho biết.

Theo anh Nguyễn Thế Hoàng Linh, dụng ý thơ còn thể hiện trách nhiệm của tôi về lời khuyên tôi gửi gắm trong bài, tôi luôn mong muốn sẽ có sự trợ giúp lan tỏa ý thức của toàn xã hội, mỗi người đều luôn rèn luyện để mạnh mẽ hơn nhưng không cần bắt nạt.

"Việc này sẽ giúp tăng cường văn hóa bảo vệ trẻ em, mặt khác, khi đất nước Việt Nam đạt được cả hai yếu tố vừa mạnh vừa văn minh cũng sẽ nhận được sự tôn trọng từ các nước khác trên thế giới”, anh Nguyễn Thế Hoàng Linh bày tỏ.

Bên cạnh những chia sẻ trên, tác giả cho rằng bài thơ chỉ là một công cụ hỗ trợ về tư tưởng và cảm thức nghệ thuật, để truyền tải được hết thông điệp của bài thơ, còn cần dựa trên cách tiếp cận của giáo viên và học sinh học bộ SGK “Kết nối tri thức với cuộc sống” này.

“Cách tiếp cận mà tôi đề xuất chỉ là ý kiến chủ quan để các quý thầy cô tham khảo, cốt lõi vẫn nên để các em học sinh được học bài thơ một cách tự nhiên, được thảo luận tự do bên cạnh sự hỗ trợ, hướng dẫn của thầy cô. Việc để các em chủ động tiếp cận và thuyết phục các em bằng hiểu biết, kiến thức của thầy cô sẽ làm các bạn có xu hướng bị bắt nạt không bị ấm ức, không cảm thấy bị bắt nạt, đồng thời các bạn bắt nạt cũng hào hứng chia sẻ, trở nên thân thiện hơn từ đó dễ dàng hóa giải vấn đề”, tác giả chia sẻ.

Theo tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, bài thơ “Bắt nạt” được nhóm biên soạn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” tin tưởng lựa chọn để đưa vào chương trình sách Ngữ văn 6 mang tính giáo dục cao và ẩn chứa nhiều mong muốn sâu sắc của những người trong ngành.

Khi lên cấp trung học cơ sở, tình trạng bắt nạt có thể bắt đầu xuất hiện “dữ dội” và thường xuyên hơn, việc đưa bài thơ vào chương trình giảng dạy và học tập sẽ giúp ích cho các bạn học sinh biết lựa chọn xử lý vấn đề một cách đúng đắn nhất, anh Linh bày tỏ.

Bàn về bài thơ “Bắt nạt”, theo chuyên gia giáo dục, thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương, đây là một đề tài khó, nếu người viết không tinh tế, sâu sắc sẽ khó thuyết phục được bạn đọc.

Ông Vương cho rằng, bài thơ gây tranh cãi không phải về chủ đề hay chi tiết ẩn dụ “mù tạt” mà bởi sự kém duyên, không hấp dẫn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

“Bài thơ tầm thường ở cả mặt tư tưởng lẫn nghệ thuật. Tác giả diễn đạt hơi vụng, đặc biệt ở khổ thơ cuối. Mọi người quan niệm sách giáo khoa phải chuẩn mực, ngữ liệu đưa vào sách thực sự phải chắt lọc. Với một bài thơ có tính nghệ thuật thấp như "Bắt nạt" không phù hợp được sử dụng làm ngữ liệu trong sách giáo khoa", ông Vượng đánh giá.

Bùi Trà My
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sách giáo khoa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Thời tiết biển hôm nay 20/9/2024, khu vực Giữa Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 6, ngày có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao từ 3,0-5,0m.
Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Hình ảnh một lớp học được nhận định là trên địa bàn TP. Hà Nội trình chiếu hình ảnh bản đồ có "đường lưỡi bò" đang gây xôn xao dư luận, cần được chấn chỉnh.
Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh được coi là giải pháp quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.
Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Binh nhì Thào Mí Lình thuộc Trung đoàn 98, bật khóc khi buộc phải rời Làng Nủ, khi anh bị thương trong lúc đang cùng đồng đội nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị vào lúc 14 giờ.

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Các đơn vị thi công đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa trong quá trình thi công xây dựng dự án cao tốc Tân Phú – Liên Khương.
Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ thông qua Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt' của Báo Công Thương cập nhật ngày 19/9.
Sống sót sau lũ quét, một học sinh ở Bát Xát được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi

Sống sót sau lũ quét, một học sinh ở Bát Xát được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi

Em Thào Thị Nhè, học sinh lớp 11A4 Trường THPT số 2 Bát Xát may mắn sống sót sau lũ quét đã sẽ được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi đến hết cấp 3.
Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác cán bộ.
Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Với mong muốn chia sẻ nhiều hơn nữa đến những nơi khó khăn do ảnh hưởng bão, nhiều doanh nghiệp đã tình nguyện chung sức, đồng lòng cùng Báo Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ kịp thời của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với ngành giáo dục trong bão lũ.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo" do Báo Nhân Dân chủ trì đã và đang được cộng đồng đón nhận.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ.
Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (16h-19/9) vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 16,9N; 106,7E, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị.
Thanh Hóa: Gãy cành cây xà cừ khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 xe ô tô hư hỏng biến dạng

Thanh Hóa: Gãy cành cây xà cừ khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 xe ô tô hư hỏng biến dạng

Một giáo viên của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung đã bị thương nặng cùng 4 ô tô hư hỏng khi bị cành xà cừ gãy đổ trúng.
Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Mưa lớn trên 350mm từ Thanh Hóa đến Quảng Trị; mưa dông lớn đồng bằng, ven biển Bắc Bộ, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Vận hành chính thức tài khoản Zalo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Vận hành chính thức tài khoản Zalo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa ban hành quyết định thành lập tài khoản Zalo Bảo hiểm xã hội Việt Nam-kênh thông tin chính thức về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nóng: Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương

Nóng: Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương

Đại diện Ban lãnh đạo trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã xác nhận thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của mưa lớn, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum có nguy cơ lũ quét và sạt lở.
Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Chiều nay (19/9), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024.
Tạm dừng khai thác chuyến bay đến Quảng Bình do bão số 4

Tạm dừng khai thác chuyến bay đến Quảng Bình do bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chỉ đạo sân bay Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tạm dừng khai thác từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19/9.
Quảng Bình: Mưa lớn liên tục, di dời người dân khu vực có nguy cơ sạt lở

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục, di dời người dân khu vực có nguy cơ sạt lở

Tại tỉnh Quảng Bình chính quyền địa phương đã đến vận động, di dời 105 hộ/506 người dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
Quảng Trị: Xuất hiện hố sụt sau khi mưa lớn xảy ra

Quảng Trị: Xuất hiện hố sụt sau khi mưa lớn xảy ra

Sau khi nhận được thông tin xuất hiện hố sụt lún, cơ quan chức năng Quảng Trị cắm biển và hàng rào cảnh báo không để người dân đến gần khu vực nguy hiểm.
Vì sao Gojek thất bại, rút lui khỏi thị trường Việt Nam?

Vì sao Gojek thất bại, rút lui khỏi thị trường Việt Nam?

Từ 16/9, Gojek - ông lớn trong thị trường xe ôm công nghệ xin rút lui khỏi thị trường Việt Nam sau 6 năm ra mắt, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại này?
Cảnh giác thủ đoạn giả danh shipper lừa đảo khách hàng chuyển khoản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh shipper lừa đảo khách hàng chuyển khoản

Vừa qua, tình trạng giả danh shipper, yêu cầu chuyển khoản trước khi nhận hàng gia tăng, sự việc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động