Bình Định: Phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 250 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Tỉnh Bình Định phấn đấu đến năm 2025 sẽ phát triển, công nhận khoảng 250 sản phẩm đạt tiêu chuẩn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ 3 sao trở lên.
Nâng “sao”, nâng giá trị cho sản phẩm OCOP Cần xây dựng pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm OCOP Cần nhiều chính sách giúp sản phẩm OCOP khai thác tốt thị trường

Thành công với Chương trình OCOP

Bình Định là một trong những địa phương đang được đánh giá là thành công trong việc thực hiện Chương trình OCOP. Toàn tỉnh Bình Định hiện có 217 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó, có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 34 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 177 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Nhiều sản phẩm OCOP đã đạt chứng nhận 3 sao đang được các chủ thể tiếp tục đăng ký lên 4 sao bằng cách thay đổi phương thức sản xuất để nâng cao chất lượng, tạo mẫu mã đẹp, bắt mắt, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nhận thấy nhiều lợi ích khi tham gia Chương trình OCOP, từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở sản xuất ở Bình Định đã đăng ký tham gia đánh giá phân hạng sao OCOP cấp địa phương như TP. Quy Nhơn, huyện Hoài Ân, thị xã An Nhơn.

Cùng với việc hỗ trợ xây dựng sản phẩm hợp chuẩn, nâng hạng OCOP, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định còn phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP với các siêu thị, tạo chuỗi liên kết bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, phối hợp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.

Bình Định đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP tập trung các nhóm sản phẩm như: Nước mắm, hải sản khô; rau, củ, quả; mật ong; yến sào; các sản phẩm chế biến sẵn như nem, chả, chả ram tôm đất, bánh ít, bánh cốm, rượu Bàu Đá… Cùng với đó, khuyến khích cơ sở ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, ứng dụng công nghệ nhận diện sản phẩm thông minh, giúp dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Bình Định: Phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 250 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
Nón ngựa Phú Gia ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát), sản phẩm OCOP của Bình Định

Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP, hầu hết các sản phẩm ở Bình Định đều có chỗ đứng vững chãi trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm được công nhận đạt chuẩn 5 sao như: Cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Nguyên và Công ty TNHH Tân Xuân Lộc ở phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn); gà giống của Công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư ở xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước) đã được tiêu thụ ở nước ngoài.

Các sản phẩm đạt 4 sao, 3 sao đều là sản phẩm đặc trưng của Bình Định, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, nguồn nguyên liệu của địa phương, sản xuất an toàn. Ví như dầu dừa tinh khiết của hợp tác xã nông nghiệp Ngọc An, nước mắm Như Hoa, yến sào Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn); nón ngựa Phú Gia ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát).

Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bài bản, chuyên nghiệp

UBND tỉnh Bình Định cho biết đã xây dựng Kế hoạch 116/KH-UBND về phát triển sản phẩm OCOP của địa phương giai đoạn 2023-2025 thuộc Chương trình OCOP.

Theo đó, Bình Định phấn đấu đến giai đoạn 2023-2025, công nhận khoảng 250 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; đồng thời chuẩn hóa hoàn thiện và phát triển 217 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được công nhận giai đoạn 2018-2022; trong đó, củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Bình Định: Phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 250 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
Phấn đấu đến năm 2025, Bình Định sẽ có 250 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, tổ hợp tác và ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP.

Đến năm 2025, dự kiến Bình Định sẽ hình thành và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP đặc trưng, lợi thế của các địa phương; xây dựng được ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử,…); phấn đấu có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh sẽ hình thành mới hoặc cấu trúc lại bộ máy tổ chức vận hành của chủ thể kinh tế; trọng tâm là hợp tác xã, tổ hợp tác để phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bài bản, chuyên nghiệp về quy trình sản xuất, phân phối, tiếp thị; tạo các mô hình điểm về sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP góp phần lan tỏa Chương trình OCOP trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục xây dựng gắn với bảo tồn, phát triển vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa của người dân; xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp trải nghiệm, nông nghiệp sinh thái gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo từng địa phương.

Đồng thời, tỉnh sẽ hình thành và triển khai phương án sản xuất kinh doanh để phát triển sản phẩm OCOP theo liên kết chuỗi; xây dựng liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu địa phương; chuẩn hoá quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương; sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường... UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương liên quan để triển khai hiệu quả nhất.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng bá, tiêu thụ hàng Việt qua hoạt động văn hóa, du lịch: Lợi ích kép

Quảng bá, tiêu thụ hàng Việt qua hoạt động văn hóa, du lịch: Lợi ích kép

Việc kết hợp hoạt động văn hoá, du lịch với quảng bá, tiêu thụ hàng Việt, đặc sản địa phương là hướng đi mang lại nhiều lợi ích, cần tiếp tục triển khai.
Bắc Giang phát huy vai trò của các tổ chức trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt

Bắc Giang phát huy vai trò của các tổ chức trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bắc Giang đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cơ quan, ban, ngành.
Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam

Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam

Đắk Nông dự kiến xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Đắk R’Lấp và điểm mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất tiêu dùng miền núi huyện Đắk Mil.
Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Công nhân, người lao động là đối tượng luôn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm hàng Việt Nam có chất lượng, giá ưu đãi.
Longform | Doanh nghiệp chung tay

Longform | Doanh nghiệp chung tay 'chắp cánh' hàng Việt

Doanh nghiệp sản xuất nỗ lực sản xuất; doanh nghiệp phân phối đẩy mạnh tiêu thụ hàng… Doanh nghiệp đang chung tay 'chắp cánh' cho hàng Việt.

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý

Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý

Phiên chợ hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận năm 2024 đã chính thức khai mạc từ ngày 10 - 12/9/2024.
Cao Bằng: Tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Cao Bằng: Tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đã triển khai giúp đỡ doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá hàng Việt.
Doanh nghiệp bán lẻ Việt chung tay tiêu thụ hàng Việt

Doanh nghiệp bán lẻ Việt chung tay tiêu thụ hàng Việt

Hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị thuần Việt đã và đang chung tay tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá Việt phục vụ cho người tiêu dùng nội địa.
Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động

Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được các cấp, ngành tỉnh Hải Dương lan tỏa sâu rộng.
Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Điểm sáng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại Thái Bình thời gian qua là các doanh nghiệp đã tích cực sản xuất và tiêu thụ hàng Việt.
Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Cùng với các hoạt động kết nối, việc tổ chức Tuần hàng Việt tại các huyện ngoại thành góp phần tạo hiệu ứng tích cực từ doanh nghiệp và từ phía người tiêu dùng.
Tăng độ phủ của hàng Việt

Tăng độ phủ của hàng Việt

Hàng Việt không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưu tiên sử dụng, mà độ phủ hàng Việt ngày càng sâu rộng cả trên kênh hiện đại lẫn kênh truyền thống.
Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Tối 5/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024.
Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Với mức giá cả phù hợp, mẫu mã phong phú, hàng Việt đang ‘chiếm sóng’ tại các kênh phân phối trong dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua.
Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại là hoạt động thu hút đông người tiêu dùng, tuy nhiên, chất lượng hàng hoá tại các phiên khuyến mại từ trước đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Thông qua hàng loạt tổng kho ngoại quan sát biên giới, doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đưa hàng hóa vào Việt Nam khiến hàng Việt chịu sức ép không nhỏ.
Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal có quy mô hàng nghìn tỷ USD mỗi năm và ngày một tăng. Đây là cơ hội rất lớn cho hàng Việt mở rộng thị trường sang các nước Hồi giáo.
Tiếp sức cho hàng Việt

Tiếp sức cho hàng Việt

Trong bối cảnh sức mua yếu, việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, 'tiếp sức' cho hàng Việt tại ngay thị trường nội địa.
Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt.
Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Việc kết nối giao thương sẽ đưa sản phẩm nông sản đặc sản của các vùng nói riêng và hàng Việt nói chung vào hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
Khai mạc ngày hội kết nối, sử dụng sản phẩm của Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc ngày hội kết nối, sử dụng sản phẩm của Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm tăng cường kết nối, sử dụng sản phẩm trong ngành giữa các cơ quan, doanh nghiệp Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thúc đẩy thương hiệu

Thúc đẩy thương hiệu 'Hồ tiêu Lộc Ninh' phát triển

Lộc Ninh (Bình Phước) đã trở thành 1 trong 2 địa phương đầu tiên trong cả nước, sau Chư Sê (Gia Lai) được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm hồ tiêu.
Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, việc xây dựng triển khai mô hình Điểm bán hàng Việt Nam được các đơn vị trong tỉnh Bắc Ninh tích cực tham gia.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động