Bình ổn giá phân bón: Nên chăng giải quyết căn cơ vấn đề đầu ra nông sản?

PV

PV

Phân bón là đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn, hiện chiếm gần một phần hai giá vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó là giống, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)…. Giá phân bón tăng cao, trong khi đầu ra và giá bán nhiều mặt hàng nông sản thiếu ổn định, ách tắc trong thu mua nông sản khiến nông sản giảm chất lượng, rớt giá đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cũng như đời sống của người dân. Vậy, giải quyết tình trạng tăng giá này phải chăng cần cần giải quyết từ gốc?

Lý giải về giá phân bón tăng

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) - cho rằng, giá phân bón tăng không phải do cầu vượt cung. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón. Nhu cầu sử dụng phân bón trong nước không tăng trong những năm gần đây, trên 10 triệu tấn.

6 tháng đầu năm 2021, sản lượng sản xuất phân bón các loại đạt khoảng 4,69 triệu tấn phân bón vô cơ các loại, tăng 11,7% so cùng kỳ 2020.

Bình ổn giá phân bón: Nên chăng giải quyết căn cơ vấn đề đầu ra nông sản?

Cụ thể, phân NPK đạt trên 2,2 triệu tấn; phân urê đạt 1,244 triệu tấn; phân lân đạt khoảng 900.000 tấn; phân DAP, MAP đạt 341.000 tấn, tức là gần 95% công suất thiết kế (năm 2020, sản xuất DAP và MAP chỉ đạt 60% công suất thiết kế).

Riêng đối với phân DAP và MAP, lượng bán ra từ nguồn sản xuất trong nước là khoảng 355.000 tấn, tăng 84,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Lượng phân bón nhập khẩu đến hết tháng 6 đạt khoảng 2,31 triệu tấn, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2020. Lượng phân bón xuất khẩu khoảng 667.000 tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Sản xuất

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Tiêu thụ trong nước

(SX+NK-XK)

6 tháng 2020

4,2 triệu tấn

2,01triệu tấn

461.000 tấn

5,749 triệu tấn

6 tháng 2021

4,69triệu tấn

2,31 triệu tấn

667.000tấn

6,333 triệu tấn

So sánh

Tăng 11,7%

Tăng 15%

Tăng 44,7%

Tăng 10,16%

Số liệu trên cho thấy, dù lượng phân bón xuất khẩu tăng khá nhưng tổng nguồn cung phân bón cho sản xuất trong nước vẫn được đảm bảo. Bên cạnh đó, dù xuất khẩu tăng khá nhưng lượng phân bón do trong nước sản xuất dành cho nhu cầu nội địa vẫn đạt trên 4 triệu tấn, tăng 284 ngàn tấn so với mức 3,74 triệu tấn của 6 tháng đầu năm 2020. “Số liệu này chứng minh, không có sự chênh lệch cung cầu và đây không phải là nguyên nhân đẩy giá phân bón tăng cao”, ông Trung nhận định.

Nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất 7 tháng đầu năm 2021 tăng rất cao như lưu huỳnh tăng 170%, amoniac tăng gấp 2 lần… khiến giá đầu vào tăng. Cùng với đó, là sự gia tăng của chi phí vận chuyển và những tác động tiêu cực đến từ đại dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) - phân tích thêm, giá phân bón tăng là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón. Trong khi đó, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, nguồn cung phân bón trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh. Bên cạnh đó, giá các loại nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón đều tăng rất mạnh trong thời gian qua dẫn đến giá thành tăng. Chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển, cũng tăng mạnh khiến chi phí đầu vào tăng…

Theo như phân tích trên, các loại phân bón hóa học (phân bón vô cơ) được sản xuất trên nền tảng công nghệ lấy khí là nguyên liệu chính, dầu là chất đốt quá trình. Nước ta đã phải tăng nhập khẩu dầu thô lên nhiều lần từ năm 2018 đến nay để chế biến và phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng. Khi giá dầu thô Mỹ tăng mạnh 25,9% đầu năm 2021 và tiếp tục duy trì do diễn biến kinh tế thế giới, tình hình Trung Đông cùng đại dịch Covid-19 kéo dài, đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

Bình ổn giá phân bón: Nên chăng giải quyết căn cơ vấn đề đầu ra nông sản?

Giá dầu còn chưa hạ nhiệt kéo giá khí vẫn ở mức cao. Giá dầu tăng thì giá khí tăng, giá khí tăng thì giá urea từ khí tăng. Urea từ khí tăng thì urea từ than tăng. Với NPK, lưu huỳnh có mức tăng trên 170% so thời điểm thấp nhất năm 2019. Amoniac dùng trong sản xuất DAP, một thành phần trong sản xuất Ure có giá bán gấp 200%. Với 50% giá thành sản xuất Ure đến từ giá khí thì con số này là áp lực lớn.

Cần hài hòa các giải pháp và giải quyết triệt để đầu ra nông sản

Để bình ổn thị trường phân bón, trước mắt cần tập trung tháo gỡ vấn đề lưu thông, vận chuyển. Các doanh nghiệp nỗ lực tối đa chuẩn bị nguồn hàng cần thiết, vận chuyển hàng về các khu vực trong lúc thấp vụ để chuẩn bị sẵn cho vụ Đông Xuân sắp tới đảm bảo nguồn cung phân bón ra thị trường, tránh tâm lý lo lắng thiếu hàng hóa của người nông dân; từ đó loại bỏ được tình trạng găm hàng đẩy giá.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, phân bón là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhưng việc bình ổn sẽ rất khó khăn khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do giá nguyên liệu tăng. Việc áp dụng các quy định hành chính vào thị trường khi Việt Nam đã có những cam kết quốc tế càng khó khả thi. Trong khi liên Bộ yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất tối đa, thì theo báo cáo nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cũng chia sẻ cái khó của họ nếu chỉ chăm chăm thị trường trong nước. Dự báo đến tháng 12/2021, lượng tồn kho ure có thể lên đến 461.000 tấn. Nếu không có giải pháp giải quyết đầu ra, tình hình tồn kho ure trong nước sẽ đạt mức cao gấp 2 lần vào cuối quý 4/2021. Tình trạng thừa cũng này rất dễ hiểu trong ngành phân bón vì liên quan đến yếu tố mùa vụ, nhu cầu tiêu thụ trong nước trong quý III/2021 giảm; nông dân chuyển sang dùng phân NPK do phân đơn tăng; Giá nông sản thấp; Mức độ đầu tư cho nông nghiệp thấp. Và chính con số tồn kho sẽ gây áp lực rất lớn cho doanh nghiệp không thua kém gì ách tắc về đầu ra nông sản khi doanh nghiệp buộc phải hạn chế xuất khẩu trong khi trong nước khi có nhu cầu.

Cần nhìn nhận, vấn đề quan ngại hiện nay là đầu ra cho nông sản chứ không chỉ nhìn từ phía giá phân bón tăng. Cụ thể dù được mùa nhưng giá lúa “nhảy múa” liên tục theo thời tiết và thương lái khiến bà con phập phồng lo lắng. Cần đạt 5.700đ - 6.000đ/kg mới có lời nhưng thực tế chỉ từ 4.700đ-4.800đ/kg. Cây tiêu, cà phê được thu mua đều đặn riêng tháng 5 có giá trung bình 64.500đ - 68.500đ/kg, tăng 500đ/kg. Như vậy, giá phân bón tăng vô hình chung chỉ ảnh hưởng đến vài loại cây trồng ngắn ngày như lúa, hoa màu, cây ăn trái không tìm được đầu ra hoặc khâu thu mua, chế biến không kịp thời ảnh hưởng đến giá trị. Còn các loại cây công nghiệp giá trị cao như café, tiêu, điều lại liên tục tăng giá, bà con phấn khởi.

Tiếp đến, canh tác đầu vào còn phụ thuộc một số yếu tố khác như: thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhân công khác… Theo một nghiên cứu gần đây, cứ 1 ha đất canh tác sẽ “ngậm” đến 2kg thuốc BVTV mỗi năm, nhân lên chi phí rất lớn. Nhân công cho trọn kỳ canh tác từ đầu vụ đến thu hoạch cũng là một khoản cố định khó thay thế.

Đối với vấn đề đầu ra nông sản, không còn xa lạ gì với điệp khúc “được mùa mất giá”, giải cứu nông sản…. giờ đây khi dịch bệnh phải giãn cách, phải ưu tiên phòng chống dịch, không đi lại thu mua được khiến nông sản ách tắc, tồn đọng. Việc tổ chức mua bán nông sản tại các điểm giải cứu tự phát ở vỉa hè cũng xuất hiện nhiều bất cập như lượng người đến mua bán tại một thời điểm quá đông, không đảm bảo khoảng cách giãn cách để phòng chống dịch COVID-19, có một số người lợi dụng các điểm giải cứu để đưa hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ vào để tiêu thụ. Việc dùng từ giải cứu hay cách giải cứu như hiện nay cũng gây hiệu ứng ngược, làm giảm giá thành, giá trị hàng hóa nông sản, khiến nhiều nơi bà con lại bị ép giá lại.

Không phải chỉ đến Hội nghị chỉ đạo của Liên bộ bàn giải pháp bình ổn mà thực tế trước đây, nhiều doanh nghiệp lớn đã chủ động đẩy mạnh sản xuất, có phương án bình ổn giá phân bón hợp lý song song chính sách phân phối, đồng hành hỗ trợ bằng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng phiếu mua hàng… để chia sẻ gánh nặng với nhà nông. Mặt khác, luôn chủ động hướng dẫn bà con canh tác đúng cách, bón phân tiết kiệm cũng như hướng đến ứng dụng nhiều hơn các loại phân bón hữu cơ, vi sinh có lợi bền vững.

Đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam vào đúng thời điểm nhiều địa phương thu hoạch nông sản. Khó khăn chồng chất khó khăn khi thị trường xuất khẩu thu hẹp, tiêu thụ trong nước chật vật, tại những nơi có sản phẩm nông nghiệp, người ta lại lao vào “giải cứu” nông sản, nhưng có lẽ người nông dân cần là một giải pháp căn cơ, bền vững cho thị trường này cũng là để nâng tầm nông sản Việt, khi đó, nông sản đủ sức cạnh tranh sẽ không bị phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đầu vào khác mà vẫn đảm bảo sản xuất có lời.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón

Tin mới nhất

Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Cùng với đầu tư và xuất khẩu, thị trường trong nước là một trong ba cấu phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
Giá lúa gạo hôm nay 21/9/2024: Giá gạo trong nước tăng nhẹ, gạo xuất khẩu ở mức cao

Giá lúa gạo hôm nay 21/9/2024: Giá gạo trong nước tăng nhẹ, gạo xuất khẩu ở mức cao

Giá lúa gạo hôm nay 21/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định so với ngày hôm qua với mặt hàng lúa. Giá gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg.
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 21/9

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 21/9

Giá vàng thế giới hôm nay 21/9/2024 tăng mạnh lên hơn 2,600 USD/Ounce - thiết lập kỷ lục mới. Giá vàng trong nước chịu tác động cũng đồng thời tăng theo.
Giá heo hơi hôm nay 21/9/2024: Nguồn cung thiếu, giá heo hơi tiếp tục tăng cao

Giá heo hơi hôm nay 21/9/2024: Nguồn cung thiếu, giá heo hơi tiếp tục tăng cao

Giá heo hơi hôm nay ngày 21/9/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở cả 3 miền dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg.

Tin cùng chuyên mục

Giá bạc hôm nay 21/9/2024: Bạc thế giới và trong nước tăng trở lại

Giá bạc hôm nay 21/9/2024: Bạc thế giới và trong nước tăng trở lại

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 928.000 đồng/lượng mua vào và 973.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn.
Giá cà phê hôm nay 21/9/2024: Trong nước giảm, thế giới đỏ sàn lực bán ra mạnh

Giá cà phê hôm nay 21/9/2024: Trong nước giảm, thế giới đỏ sàn lực bán ra mạnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 21/9/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê mới nhất, cà phê Robusta, cà phê nhân, cà phê Arabica hôm nay 21/9/2024.
Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/9/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/9/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/9/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất? HSBC là ngân hàng mua Yen cao nhất.
Giá tiêu hôm nay 21/9/2024: Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Mỹ cao kỷ lục

Giá tiêu hôm nay 21/9/2024: Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Mỹ cao kỷ lục

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/9/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/9 thế nào?
Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024: Đồng USD mạnh lên

Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024: Đồng USD mạnh lên

Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024: Đồng USD mạnh lên, cao nhất trong 2 tuần so với đồng Yen khi Ngân hàng Nhật Bản thận trọng trong việc tăng lãi suất.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/9/2024: Giá dầu kết thúc tuần tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/9/2024: Giá dầu kết thúc tuần tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/9/2024: Giá dầu thế giới kết thúc tuần tăng khi các nhà đầu tư đánh giá việc cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ Fed.
Giá vàng hôm nay 21/9/2024: Giá vàng lập đỉnh mới, trên mốc 2.600 USD

Giá vàng hôm nay 21/9/2024: Giá vàng lập đỉnh mới, trên mốc 2.600 USD

Giá vàng hôm nay 21/9/2024: Trong khi giá vàng thế giới tăng mạnh lên hơn 2,600 USD/ounce - thiết lập kỷ lục mới, giá vàng miếng trong nước cũng nhích tăng nhẹ.
Dự báo giá cà phê 21/9: Sản lượng cà phê cung ứng ra thị trường ở mức thấp nhất trong năm?

Dự báo giá cà phê 21/9: Sản lượng cà phê cung ứng ra thị trường ở mức thấp nhất trong năm?

Dự báo giá cà phê ngày 21/9/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 21/9/2024.
Dự báo giá tiêu 21/9/2024: Đà tăng liệu có tiếp tục diễn ra?

Dự báo giá tiêu 21/9/2024: Đà tăng liệu có tiếp tục diễn ra?

Dự báo giá tiêu ngày 21/9: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 21/9.
Đồng Yen tăng mạnh sau khi Fed cắt giảm lãi suất

Đồng Yen tăng mạnh sau khi Fed cắt giảm lãi suất

Việc Fed dự kiến nới lỏng chính sách và BOJ cân nhắc tăng lãi suất, đồng Yen có thể tiếp tục tăng giá mạnh, tác động lớn đến thị trường tài chính toàn cầu.
Ngành bán lẻ tăng khả năng cạnh tranh nhờ chuyển đổi số

Ngành bán lẻ tăng khả năng cạnh tranh nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số không chỉ giúp các doanh nghiệp bán lẻ tăng trưởng, mà còn duy trì sự cạnh tranh và đảm bảo khả năng thích nghi với những thay đổi của thị trường.
Nông sản Việt Nam chinh phục thị trường Anh: Bước tiến và thách thức

Nông sản Việt Nam chinh phục thị trường Anh: Bước tiến và thách thức

Nhờ cải tiến về chất lượng và Hiệp định UKVFTA, nông sản Việt Nam đã và đang “rộng cửa” cơ hội để tiếp cận sâu hơn thị trường Anh.
Hà Nội: Kết nối đưa nông sản, hàng hóa về với người tiêu dùng Thủ đô

Hà Nội: Kết nối đưa nông sản, hàng hóa về với người tiêu dùng Thủ đô

Kết nối nông sản từ các địa phương phục vụ nhân dân sau bão số 3, Hà Nội khẳng định nguồn hàng hóa dồi dào, sẵn sàng đưa về thị trường trong mọi trường hợp.
Giá vàng nhẫn thiết lập kỉ lục mới, chạm ngưỡng 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn thiết lập kỉ lục mới, chạm ngưỡng 80 triệu đồng/lượng

Trong khi giá vàng miếng SJC bán ra đạt mốc 82 triệu đồng/lượng, tăng cao nhất nhiều tháng qua, giá vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới, lên 80 triệu đồng/lượng.
Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết lực mua tiếp tục chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 1,02% lên mức 2.155 điểm, nối dài chuỗi tăng sang phiên 7.
Giá lúa gạo hôm nay 20/9: Giá gạo tăng 200 - 350 đồng/kg; giá phụ phẩm giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 20/9: Giá gạo tăng 200 - 350 đồng/kg; giá phụ phẩm giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 20/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng 200-350 đồng/kg với gạo nguyên liệu. Giá mặt hàng phụ phẩm giảm mạnh từ 100 - 250 đồng/kg.
Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 20/9

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 20/9

Trong khi giá vàng thế giới đảo chiều nhích tăng, giá vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ, giá vàng nhẫn vẫn ở mức kỷ lục - 79,2 triệu đồng/lượng.
Giá heo hơi hôm nay 20/9/2024: Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 20/9/2024: Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng ở cả 3 miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Tăng mạnh tại Miền Bắc đạt ngưỡng 70.000 đồng/kg, cao nhất cả nước
Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 20/9/2024: Đồng Yen Nhật giảm đồng loạt ở nhiều ngân hàng

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 20/9/2024: Đồng Yen Nhật giảm đồng loạt ở nhiều ngân hàng

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 20/9/2024: Tỷ giá Yen Nhật giảm đồng loạt ở nhiều ngân hàng. Đổi 1 Man bằng bao nhiêu VND? BIDV là ngân hàng mua Yen cao nhất.
Giá bạc hôm nay 20/9/2024: Bạc trong nước tiếp tục suy yếu

Giá bạc hôm nay 20/9/2024: Bạc trong nước tiếp tục suy yếu

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 897.000 đồng/lượng mua vào và 942.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động