Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương

Ngày 26/11 tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với các Viện Nghiên cứu ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 nhóm giải pháp cung ứng điện năm 2024 Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù

Ngày 30 tháng 10 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 2795/QĐ-BCT ban hành Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển ngành Công Thương đến năm 2030. Để tổ chức triển khai, Bộ Công Thương tổ chức buổi làm giữa Bộ trưởng và các Viện nghiên cứu trong ngành Công Thương nhằm đánh giá kết quả hoạt động của các Viện trong giai đoạn vừa qua, đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ ưu tiên nhằm tăng cường hơn nữa vai trò và đóng góp của các Viện trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược và yêu cầu tái cơ cấu ngành Công Thương.

Tham dự buổi làm việc có đại diện của các đơn vị có liên quan trong Bộ, gồm các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch – Tài chính, Tổ chức cán bộ, Dầu khí và Than; các Cục: Công nghiệp, Hoá chất, Điện lực và Năng lượng tái tạo và sự tham gia của đại diện Lãnh đạo của 21 Viện nghiên cứu của ngành Công Thương cùng các đơn vị báo chí của Bộ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương
Toàn cảnh buổi làm việc (Ảnh: Cấn Dũng)

Tại Hội nghị, TS Đào Duy Anh, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các Viện nghiên cứu ngành Công Thương đã báo cáo hoạt động của Câu lạc bộ các Viện nghiên cứu ngành Công Thương – một sáng kiến đã được Lãnh đạo Bộ ủng hộ với mục tiêu tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin, hợp tác triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) giữa các Viện.

Sau thời điểm thành lập vào năm 2012 đến nay, các hoạt động của Câu lạc bộ đã được tổ chức thường kỳ để phổ biến về tình hình và định hướng hoạt động KH&CN ngành Công Thương, các văn bản chỉ đạo mới của ngành, chia sẻ các kinh nghiệm, cách làm hay trong hoạt động KHCN cũng như trong công tác quản lý, điều hành.... Nhiều hoạt động, chương trình hợp tác giữa các Viện đã được hình thành từ hoạt động của Câu lạc bộ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương
TS Đào Duy Anh báo cáo tình hình hoạt động của Câu lạc bộ các Viện nghiên cứu ngành Công Thương (Ảnh: Cấn Dũng)

Theo báo cáo của đồng chí Lý Quốc Hùng – Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương hiện quản lý trực tiếp 11 Viện, 02 Viện đã thực hiện cổ phần hoá; bên cạnh đó là 08 Viện thuộc các Tập đoàn, Tổng Công ty như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hoá chất, Tổng Công ty Thép, Tổng Công ty Giấy.v.v...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương
Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Lý Quốc Hùng báo cáo tại buổi làm việc (Ảnh: Cấn Dũng)

Các Viện của ngành là những tổ chức KH&CN có bề dày lịch sử xây dựng và phát triển từ 35 đến 60 năm; có lĩnh vực nghiên cứu KH&CN độc lập, gắn với các ngành, phân ngành, lĩnh vực khác nhau thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Các Viện đều đã khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các tổ chức KH&CN cả nước và khu vực, cũng như có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của ngành.

Tại buổi làm việc, đại diện các Cục, vụ của Bộ Công Thương đã trình bày các hoạt động đã, đang và tiếp tục phối hợp với các Viện trong công tác xây dựng các quy hoạch ngành, các văn bản quy phạm pháp luật, qua đó góp phần nâng cao vai trò của các Viện nghiên cứu trong công tác thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã khẳng định: Không thể có một chính sách tốt nếu thiếu đi những luận cứ về khoa học và thực tiễn từ nhà nghiên cứu; cũng như không thể có một nền sản xuất hiện đại, tiên tiến nếu không có sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ KH&CN.

Bộ trưởng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các Viện trong việc nghiên cứu, tư vấn chính sách và hỗ trợ các doanh nghiệp trong Ngành thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Bộ trưởng cũng chỉ ra những khó khăn, hạn chế và thách thức trong hoạt động của các Viện trong giai đoạn hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ ra 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu kết luận và chỉ đạo tại cuộc họp (Ảnh:Cấn Dũng)

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chỉ ra 05 nhiệm vụ trọng tâm mà các Viện cần ưu tiên triển khai trong giai đoạn tới đây nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh và vai trò các Viện nghiên cứu trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương, hiện thực hoá các các nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương giai đoạn đến 2030. Cụ thể:

Một là, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng; tổ chức quán triệt sâu sắc các chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến ngành Công Thương cho cán bộ, viên chức của các Viện, bởi đây là lực lượng nòng cốt, tiên phong về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong Ngành.

Quan tâm xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế (như cấp ủy, tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội); đề cao trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu; giữ gìn đoàn kết, thống nhất và phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, tập thể lãnh đạo, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, góp phần cùng toàn Ngành thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao.

Hai là, khẩn trương rà soát, xây dựng định hướng, mục tiêu phát triển của đơn vị trong giai đoạn đến 2030 theo Chiến lược phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương mới được phê duyệt, trong đó cần cụ thể hóa kế hoạch triển khai trong từng năm, từng giai đoạn, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển và yêu cầu tái cơ cấu Ngành, cũng như phù hợp với xu hướng phát triển KHCN trên thế giới, đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Tập trung thực hiện tái cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của các Viện, bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hệ thống quản trị hiện đại để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; trong đó, cần tập trung vào những giá trị cốt lõi, phát huy thế mạnh đặc thù của từng đơn vị. Phấn đấu xây dựng, phát triển các Viện thuộc Bộ trở thành các Trung tâm nghiên cứu, triển khai hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chuyên ngành, có uy tín trên thị trường khu vực và quốc tế (sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với các Viện trực thuộc triển khai quyết liệt nội dung này).

Ba là, chú trọng xây dựng và phát triển năng lực KH&CN, bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn để hình thành một hệ sinh thái đa dạng, linh hoạt, đóng góp những sản phẩm KH&CN mang tầm quốc gia, khu vực và được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng, đổi mới công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ mới của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; đồng thời, tiếp tục làm tốt vai trò tư vấn, tham mưu chính sách, cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn giúp Bộ xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, chiến lược phát triển Ngành trong tình hình mới.

Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, các Viện cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ nghiên cứu khoa học có trình độ, năng lực chuyên môn cao và tâm huyết với khoa học để đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời từng bước đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ, kế cận; đồng thời, chú trọng đầu tư, đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ của khu vực sản xuất và tiến tới làm chủ các công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ lõi của công nghiệp 4.0; hình thành các tài sản trí tuệ của Viện (gồm các sáng chế, giải pháp hữu ích) và đẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản phẩm, đưa kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn thông qua việc liên doanh, góp vốn, mở rộng sản xuất bằng các tài sản trí tuệ của Viện.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương
Các Viện nghiên cứu ngành Công Thương cần phát huy vai trò trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương (Ảnh: Cấn Dũng)

Bốn là, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động theo hướng gắn kết chặt chẽ với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; mọi hoạt động KH&CN phải gắn với sản xuất, bắt nguồn trước hết từ yêu cầu của thực tiễn để có những sản phẩm KH&CN thiết thực, có sức lan tỏa mạnh trong Ngành và được ứng dụng nhanh chóng, hiệu quả vào thực tiễn.

Hay nói cách khác, các Viện nghiên cứu cần phải tạo ra sản phẩm, công nghệ mà thị trường cần chứ không phải những thứ các Viện có thể làm. Điều này đòi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ trong tư duy của các đồng chí Lãnh đạo, mô hình quản trị phải theo hướng hiện đại thì chúng ta mới có thể phát triển và làm đúng vai trò, sứ mệnh của các tổ chức KH&CN công lập.

Năm là, tăng cường hợp tác với các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu, đào tạo có uy tín ở trong và ngoài nước nhằm trao đổi, chia sẻ, hợp tác nghiên cứu, tiếp thu trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý tiên tiến của khu vực và quốc tế, phù hợp xu thế hội nhập và sự phát triển công nghiệp 4.0. Đồng thời, tiếp tục mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo sau đại học và đào tạo cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Viện, của Ngành và của đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ ra 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị đã chứng kiến bàn giao Chủ nhiệm Câu lạc bộ các Viện nghiên cứu ngành Công Thương (Ảnh: Cấn Dũng)

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị đã chứng kiến lễ bàn giao Chủ nhiệm Câu lạc bộ các Viện Nghiên cứu ngành Công Thương từ TS Đào Duy Anh- Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim cho TS. Phan Đăng Phong- Viện trưởng Viện nghiên cứu Cơ khí.

Sau quá trình hợp nhất các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Bộ Công Thương có số lượng các Viện nghiên cứu, triển khai về Khoa học và Công nghệ (KHCN) đông đảo với 11 Viện, trong đó có 02 Viện chuyển đổi thành Công ty Cổ phần trực thuộc Bộ gồm: (1)- Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công Thương; (2)- Viện nghiên cứu Cơ khí; (3)- Viện nghiên cứu Da-Giầy; (4)- Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu; (5)- Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa; (6)- Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim; (7)- Viện Năng lượng; (8)- Viện Nghiên cứu Sành sứ và Thủy tinh công nghiệp; (9)- Viện nghiên cứu Thiết kế, Chế tạo máy nông nghiệp; (10)- Viện công nghiệp Thực phẩm; (11)- Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo; (12)- Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp; (13)- Công ty Cổ phần Viện Dệt may.

Ngoài ra có 08 Viện trực thuộc các Tập đoàn, Tổng Công ty gồm: (1)- Viện Công nghệ (Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp); (2) Viện nghiên cứu Cây nguyên liệu Giấy (3); Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ; (4); Viện Cơ khí Năng lượng Mỏ (Tập đoàn Than-Khoáng sản); (4) Viện Hóa học công nghiệp (Tập đoàn Hóa chất); (6) Viện Luyện kim đen (Tổng công ty Thép); (7) Viện Thuốc lá (Tổng Công ty Thuốc lá); (8) Viện Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam)

Mỗi Viện có một chuyên ngành nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn của ngành hay cơ quan chủ quản, không trùng lặp với nhau, chỉ một số Viện thuộc lĩnh vực như ngành Mỏ, ngành Cơ khí, chế tạo máy, công nghiệp nhẹ... có một số chuyên ngành nhỏ có sự tương đồng. Đây là cơ sở, nền tảng để các Viện phát huy sức mạnh, vai trò trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây mà còn là trung tâm công nghiệp quan trọng và động lực phát triển kinh tế của Việt Nam.
Chùm ảnh: Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chùm ảnh: Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng nay, Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ.
Đẩy mạnh liên kết vùng - chìa khóa giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Đẩy mạnh liên kết vùng - chìa khóa giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Sáng nay, Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ.
Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu thời trang tại Việt Nam hứa hẹn trở thành cánh cửa vàng, đưa ngành dệt may và da giày nước nhà vươn tầm thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đà Nẵng đẩy nhanh hạ tầng kết nối khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đà Nẵng đẩy nhanh hạ tầng kết nối khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị TP. Đà Nẵng cần đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng kết nối các khu công nghiệp, khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi hội đàm với đồng chí Lưu Ninh - Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Làm tốt các quy hoạch ngành, tạo động lực đột phá phát triển kinh tế Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Làm tốt các quy hoạch ngành, tạo động lực đột phá phát triển kinh tế Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị tỉnh Lào Cai thực hiện tốt hơn nữa các Quy hoạch ngành, tạo động lực và dư địa phát triển kinh tế địa phương.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Lào Cai

Sáng 30/8, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và phát triển năng lượng, khoáng sản...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương thị sát tại Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương thị sát tại Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Sáng 30/8, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi thị sát tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II-Kim Thành, Lào Cai.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc)

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc)

Chiều 29/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc hội đàm với Bí thư Khu ủy tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Cần chính sách đột phá phát triển điện lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Cần chính sách đột phá phát triển điện lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục Chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ngày 29/8, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 3 nhiệm vụ trọng tâm về công tác cán bộ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 3 nhiệm vụ trọng tâm về công tác cán bộ

Chiều ngày 28/8, tại Hà Nội, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị tổng kết lớp tập huấn công tác cán bộ năm 2024.
Bộ Công Thương tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Ngày 28/8, Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024 cho tập thể công chức, viên chức Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines

Sáng 27/8, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thăm và động viên người lao động NSMO

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thăm và động viên người lao động NSMO

Chiều 27/8, sau cuộc họp với NSMO Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã đi thăm và động viên người lao động NSMO.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với NSMO

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với NSMO

Chiều 27/8, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và đại diện lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với NSMO.
Họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN

Họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN

Chiều 27/8 tại Hà Nội, Ban soạn thảo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN đã họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Triển khai xây dựng Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào

Triển khai xây dựng Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào

Nội dung Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào sẽ tập trung vào 3 nhóm nội dung: Sản lượng nhập khẩu, phương thức mua bán và phân bổ sản lượng...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác thương mại than với Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác thương mại than với Lào

Sáng 27/8, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với các Tập đoàn, Tổng Công ty năng lượng, khoáng sản về thúc đẩy hợp tác thương mại than với Lào.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dự kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dự kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh

Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh (YBA-HCM) tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tham dự sự kiện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về chuyển dịch năng lượng công bằng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về chuyển dịch năng lượng công bằng

Chiều 23/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về chuyển dịch năng lượng công bằng (JEPT).
Cục Xúc tiến thương mại điều động nhân sự lãnh đạo

Cục Xúc tiến thương mại điều động nhân sự lãnh đạo

Chiều 23/8, tại trụ sở Cục Xúc tiến thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì Lễ Công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động