Hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Bài 1: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm rõ 7 vấn đề về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Tiếp thu, giải trình các ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã làm rõ 7 vấn đề.
Chiều 25/10, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội kỳ vọng vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Khắc phục hạn chế và theo kịp diễn biến mới của thị trường

Thảo luận ở phiên họp tổ Quốc hội về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sáng ngày 2/11, đại biểu Trình Lam Sinh - đoàn An Giang nhấn mạnh hoàn toàn nhất trí về Dự án Luật này, bởi vì qua 12 năm triển khai thực hiện luật Luật năm 2010 thấy rõ xuất hiện rất nhiều hạn chế, bất cập.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên thảo luận tổ Quốc hội sáng ngày 2/11

“Tôi thấy rất nhiều trường hợp báo chí nêu trong cuộc sống hàng ngày các sản phẩm, dịch vụ cung cấp của người sản xuất, người kinh doanh đến người tiêu dùng mà không đạt được chất lượng, không đạt được nhu cầu của người tiêu dùng thì người tiêu dùng không biết đi đâu để nhờ giải quyết vấn đề đó. Như vậy, đây là vấn đề hết sức là thiệt thòi cho người tiêu dùng” - đại biểu Trình Lam Sinh nêu.

Do đó, việc ban hành dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi sẽ khắc phục những vấn đề hạn chế, bất cập của luật hiện hữu, đồng thời để kịp thời nắm bắt và cập nhật theo kịp những diễn biến mới của thị trường.

Đại biểu nêu ví dụ, thị trường giao dịch điện tử hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có sự phát triển về giao dịch thương mại điện tử đứng hàng đầu thế giới. Trong khoảng thời gian 5 năm qua có thể thấy được rất nhiều chuyện "bi hài" người tiêu dùng đặt hàng mua sản phẩm, mua hàng hóa, dịch vụ qua các sàn giao dịch điện tử.

Chẳng hạn như khi mua một bộ đồ cho mình, nhưng về con mình mặc vừa, hay mua sản phẩm cho đàn ông thì chuyển về hàng hóa sử dụng cho phụ nữ. "Rất nhiều những câu chuyện như vậy, trong khi đó, luật cũ lại không quy định, cập nhật những vướng mắc đó để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" - đại biểu nói.

Cũng theo đại biểu Sinh, chúng ta phải có chủ trương xây dựng một dự án luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) để cập nhật và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của đất nước.

Bên cạnh đó, đại biểu Trình Lam Sinh nêu, Điều 16 nêu nghĩa vụ của người tiêu dùng nên bổ sung trách nhiệm của người tiêu dùng, đó là người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin và bồi thường cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nếu những thông tin của là không đúng, sai sự thật.

Vì vậy, cũng cần phải bảo vệ người sản xuất, người cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng chứ không có nghĩa là chúng ta chỉ bảo vệ người tiêu dùng. Người tiêu dùng muốn phản ánh thông tin gì cũng được sẽ gây thiệt hại cho người sản xuất, người cung cấp dịch vụ.

Điều 20 nêu trách nhiệm đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ của người sản xuất cũng phải có tiêu chí chính xác định là nhà quản lý đã cung cấp dịch vụ đã phù hợp của hàng hóa. “Cơ quan soạn thảo cần quan tâm làm rõ hơn nội dung này trong dự thảo luật để trên cơ sở đó thì chúng ta sẽ quy định được các nhà sản xuất phải có một tiêu chí rõ ràng trong việc đảm bảo được hàng hóa của mình”- đại biểu đề nghị

Góp ý về dự thảo Luật, đại biểu Trương Xuân Cừ - đoàn Hà Nội quan tâm đến đối tượng người cao tuổi. Về dịch vụ đối với người tiêu dùng, đại biểu cho rằng đưa ra quyền và trách nhiệm rất nhiều, nhưng quyền rõ nhất là quyền được tư vấn thì hầu như không có người tư vấn rằng sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào không tốt… Nếu không có người tư vấn, người tiêu dùng không hiểu biết gì thì rất khó bảo vệ được.

Đại biểu Xuân Cừ chia sẻ, hiện nay người cao tuổi là người bị tổn thương nhiều nhất các sản phẩm về chữa bệnh. “95% người cao tuổi có bệnh nền, trung bình có 2,9 bệnh/người, cho nên các sản phẩm về thuốc hiện nay nếu không được tư vấn thì rất khó lựa chọn” - đại biểu bày tỏ sự trăn trở.

Theo đại biểu đoàn Hà Nội, hiện các đơn vị tư nhân sản xuất rất nhiều sản phẩm, nhất là các sản phẩm từ đông y đến tây y, trong luật nêu ra các đối tượng dễ bị tổn thương, nhưng cụ thể với từng đối tượng thế nào lại chưa rõ, nên cần phải làm rõ thêm.

“Tôi lấy ví dụ một túi hàng hiệu trị giá 200 triệu nhưng không được tư vấn cẩn thận người tiêu dùng có thể mua phải hàng không chuẩn (giá chỉ 4 triệu mà phải mua với giá vài trăm triệu). Cho nên, cần phải cho người tiêu dùng được tư vấn đầy đủ những sản phẩm muốn mua, có nhu cầu” - đại biểu nêu.

Thêm nữa, trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, chỉ nêu trách nhiệm của người sản xuất và người phân phối thì chưa đủ, mà cần làm rõ người sản xuất và người phân phối không được lưu thông, sản xuất hàng giả.

Theo đại biểu Trương Xuân Cừ, việc xử lý các nhà sản xuất và phân phối hiện còn rất nhẹ. Dẫn chứng ngay tại các địa phương, đối tượng người cao tuổi được giới thiệu rất nhiều các sản phẩm tốt cho sức khỏe, thậm chí có cả giấy tờ chứng minh nhưng không loại trừ đó là giấy giả.

Vì thế, đại biểu cho rằng, xử lý với các sản phẩm giả, các sản phẩm không đúng với tiêu chuẩn cần được quan tâm, xử lý nghiêm. Bởi, thuốc giả mà dùng thì rất nguy hiểm. “Cần phải có quy định cụ thể đối với hai đối tượng này thì mới bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng”- đại biểu đề nghị.

Còn theo theo đại biểu Lý Tiết Hạnh- đoàn Bình Định, hàng giả còn có nghĩa là hàng nhái thương hiệu nổi tiếng. Việc mua bán hàng giả hiện rất phổ biến với cả người mua và người bán.

Đại biểu đoàn Bình Định cho hay, với người bán hàng giả khi bị phát hiện hiện đã có luật để xử lý. Tuy nhiên còn với người tiêu dùng cố tình sử dụng hàng giả thì có vi phạm hay không? Theo nữ đại biểu, dự Luật lần này trong luật chưa nêu trường hợp này.

“Thực tế có nhiều thương hiệu nổi tiếng bị bán giả công khai và người tiêu dùng sử dụng một cách vô tư, trong pháp luật chưa có rõ trong vấn đề này. Do đó, để bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững cần công bằng trong vấn đề này với cả người bán lẫn người mua” - đại biểu bày tỏ, đồng thời cho rằng, nếu không nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng thì nhiều khi thật giả lẫn lộn, cuối cùng sẽ có nhiều người phải bỏ tiền thật để mua hàng giả.

Đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong quản lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tiếp thu, giải trình các ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 7 vấn đề.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên thảo luận tổ Quốc hội sáng ngày 2/11

Vấn đề thứ nhất, về tính khả thi của Dự thảo Luật, nhất là các quy định mới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để cụ thể hóa một số quy định, bảo đảm tính khả thi và tránh việc quy định chung, khó định lượng.

Đồng thời, nghiên cứu, thu hút các quy định trong các văn bản dưới luật đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn vào dự thảo Luật; đánh giá kỹ lưỡng về tính khả thi của các quy định mới tại Điều 6, Chương III, Chương IV và Chương V của dự thảo Luật.

Vấn đề thứ hai, định vị luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật hiện nay. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề có nội hàm rộng, được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật từ Bộ luật Dân sự đến pháp luật chuyên ngành như: Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Thương mại, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

Do đó, để tránh xung đột, chồng chéo với quy định của các luật khác trong hệ thống pháp luật, Bộ Công Thương sẽ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội theo hướng xác định rõ Dự thảo Luật chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh dưới góc độ bảo vệ vị trí yếu thế của người tiêu dùng.

Vấn đề thứ ba, về bỏ đối tượng tổ chức ra khỏi khái niệm người tiêu dùng. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, khái niệm người tiêu dùng của Dự thảo Luật này được xác định là cá nhân, không bao gồm đối tượng là tổ chức.

Nêu các lý do, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay: Một là, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xác định người tiêu dùng là đối tượng ở vị trí yếu thế trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong khi đó, đối tượng tổ chức (bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức không kinh doanh, hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận) về cơ bản đã có đầy đủ các chức năng, năng lực để tự khắc phục vị trí yếu thế của mình, ví dụ như có cơ cấu tổ chức, có nguồn lực, có tư vấn về pháp lý…

Hai là, hệ thống pháp luật dân sự, thương mại hiện hành đã có đầy đủ các quy định để bảo vệ đối tượng tổ chức trong quá trình thực hiện giao dịch với các tổ chức các nhân kinh doanh. Ba là, kinh nghiệm các nước như Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada, Nga, Nhật Bản, Malaysia… đều đang quy định khái niệm người tiêu dùng chỉ là cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Vấn đề thứ tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch có yếu tố đặc thù trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế. Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố đặc thù trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế đã được cơ quan chủ trì soạn thảo, cũng như nhiều cơ quan, tổ chức khác quan tâm trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật.

"Năm 2021, theo điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương, số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là khoảng gần 55 triệu người. Tuy nhiên, báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) cho thấy, Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ lừa đảo qua mạng rất cao. Số vụ lừa đảo tại Việt Nam hiện là 87.000 vụ, gây thiệt hại 374 triệu USD trong năm 2021" - Bộ trưởng thông tin.

Từ thực tiễn trên, đồng thời, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tăng cường hơn nữa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố chuyển đổi số, đặc biệt là giao dịch trên không gian mạng.

Cụ thể, bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa với người tiêu dùng (Điều 38, 39); phân loại và quy định trách nhiệm tương ứng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng (Điều 40); quy định một số nội dung phải có trong giao kết hợp đồng từ xa (khoản 2 Điều 39; khoản 2 Điều 42); bổ sung quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số (khoản 3 Điều 17).

Vấn đề thứ năm, cơ chế giải quyết tranh chấp. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, về phương thức thương lượng, dự thảo hiện hành chỉ quy định cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội hỗ trợ người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh tiến hành thương lượng qua việc hỗ trợ chuyển thông tin, không can thiệp vào nội dung thương lượng, không can thiệp vào tự do ý chí của các bên trong quá trình thương lượng.

Việc áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quy định cần thiết, kế thừa quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và có điều chỉnh để phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đồng thời, thủ tục nêu trên cũng phù hợp với thông lệ ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Singapore, các nước thuộc Liên minh Châu Âu.

Vấn đề thứ sáu, vai trò, trách nhiệm của của tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ chế phối hợp.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (thường được biết đến là các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, do đặc thù của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với thành viên là người tiêu dùng nên không thể thu phí thành viên như các tổ chức xã hội khác dẫn đến không có nguồn quỹ thường xuyên để duy trì, đảm bảo hoạt động của tổ chức này.

Bên cạnh đó, hiện chỉ có khoảng 20 Hội trên 55 Hội được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nên các Hội đều gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ người tiêu dùng.

Từ thực tiễn nêu trên, Dự thảo Luật đã hoàn thiện, bổ sung các quy định nhằm tạo điều kiện tối đa để khuyến khích, phát huy hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể: Xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Bổ sung, làm rõ một số hoạt động tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội để có căn cứ thực hiện hỗ trợ kinh phí.

"Đối với ý kiến cân nhắc quy định riêng một Điều về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu để hoàn thiện nội dung này" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Vấn đề cuối cùng, vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Dự thảo Luật đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương tới địa phương.

Nguyễn Duyên - Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sẽ cố gắng thực hiện sớm nhất việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sẽ cố gắng thực hiện sớm nhất việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự kiến sẽ có dự thảo vào cuối tháng 9 về quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện sau khi tiếp thu ý kiến từ các DN sản xuất ô tô.
Bộ Công Thương làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ Công Thương làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn trạm sạc xe điện

Sáng 20/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ có buổi làm việc về các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến trạm sạc xe điện.
Thí điểm tháo gỡ khó khăn cho các dự án đất đai bị thanh tra, điều tra

Thí điểm tháo gỡ khó khăn cho các dự án đất đai bị thanh tra, điều tra

Chiều 19/9, hai Phó Thủ tướng cùng họp nghe báo cáo, cho ý kiến về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn cho dự án đất đai trong diện thanh tra, bản án...
Các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Cuba

Các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Cuba

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên.
Thông tin mới nhất về vụ nổ thiết bị liên lạc tại Lebanon

Thông tin mới nhất về vụ nổ thiết bị liên lạc tại Lebanon

Thông tin mới nhất của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon, Iran, Israel, tình hình công dân Việt Nam tại các khu vực này vẫn an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam sẽ gửi đi thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam sẽ gửi đi thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Tại Liên Hợp Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn, quan trọng, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương vì hòa bình, hợp tác.
Đề nghị các nước hỗ trợ ngư dân, tàu thuyền trú, tránh bão số 4

Đề nghị các nước hỗ trợ ngư dân, tàu thuyền trú, tránh bão số 4

Tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đã liên hệ đề nghị các nước hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam trú, tránh bão số 4
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.
Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tăng cường triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão số 4

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tăng cường triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão số 4

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão lũ, ứng phó bão số 4 cũng như các kế hoạch thời gian tới.
Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

Bà Vũ Thị Mai - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên Bang Quốc hội Nga Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV.
Vĩnh Phúc khắc phục khó khăn sau bão lũ để cấp nước sạch phục vụ người dân

Vĩnh Phúc khắc phục khó khăn sau bão lũ để cấp nước sạch phục vụ người dân

Ảnh hưởng bão số 3, mực nước trên sông Lô, sông Phó Đáy ( Vĩnh Phúc) vượt mức báo động gây ra ngập lụt ảnh hưởng đến việc cấp nước cho người dân.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của mưa lớn, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum có nguy cơ lũ quét và sạt lở.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Phiên họp toàn thể lần thứ 26 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Phiên họp toàn thể lần thứ 26 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Ngày 19/9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 thẩm tra nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 37.
Vùng biển đảo bị ảnh hưởng bão số 3 đã được Viettel khôi phục kết nối

Vùng biển đảo bị ảnh hưởng bão số 3 đã được Viettel khôi phục kết nối

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel thông báo đã khôi phục hoàn toàn mạng di động cho người dân vùng biển đảo ảnh hưởng bởi bão số 3.
Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

Trong bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022.
Thủ tướng kỷ luật Thứ trưởng Võ Thành Hưng cùng 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng kỷ luật Thứ trưởng Võ Thành Hưng cùng 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật khiển trách Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng và kỷ luật cảnh cáo 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng từng trường hợp đặc xá

Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng từng trường hợp đặc xá

Chiều 18/9, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 chủ trì họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2024.
Chính phủ ban hành Nghị quyết nêu rõ phạm vi, đối tượng hỗ trợ ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ ban hành Nghị quyết nêu rõ phạm vi, đối tượng hỗ trợ ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ vừa ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 18/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Tìm kiếm giải pháp thiết thực, khả thi cho tương lai ngành điện tại Việt Nam

Tìm kiếm giải pháp thiết thực, khả thi cho tương lai ngành điện tại Việt Nam

Sáng ngày 18/9, Hội nghị Chuyển dịch Năng lượng tại Việt Nam diễn ra nhằm đưa ra giải pháp hỗ trợ chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, đặc biệt cho ngành điện.
Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024)

Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024)

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-2/12/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền về sự kiện.
Tàu hải quân Việt Nam lần đầu diễn tập phi tác chiến trên biển Australia

Tàu hải quân Việt Nam lần đầu diễn tập phi tác chiến trên biển Australia

Lần đầu tiên tàu Hải quân Việt Nam tham gia sự kiện diễn tập quốc tế Kakadu 2024 được tổ chức hai năm một lần tại thành phố Darwin, Australia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động