Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về xăng dầu

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, thị trường xăng dầu nước ta cơ bản ổn định, tổng nguồn luôn không thiếu, giá cả hợp lý vào nhóm nước có mức bán lẻ thấp nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phân tích giải pháp tháo gỡ khó khăn về xăng dầu Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp thu, giải trình ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)

Đủ nguồn cung cho đến hết tháng 11

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 28/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Tại phiên thảo luận tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn, lo lắng về thực trạng cung ứng xăng dầu trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Phát biểu làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đồng tình cho rằng, nỗi băn khoăn của các vị đại biểu là đúng.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, xăng dầu là vật tư chiến lược có ý nghĩa sống còn với mọi quốc gia, mọi nền kinh tế. Hơn thế nữa, vấn đề khủng hoảng năng lượng đã, đang và sẽ ngày càng trầm trọng trên phạm vi toàn cầu do cạnh tranh chiến lược, xung đột vũ trang và mục tiêu Zero Carbon vào năm 2050...

Nước ta theo quy định hiện hành, vấn đề quản lý, cung ứng, kinh doanh xăng dầu được giao cho 7 bộ, ngành, cơ quan chức năng và chính quyền 63 tỉnh, thành phố thực hiện. “Vì vậy, để làm tốt việc này không chỉ cần mỗi ngành, mỗi cơ quan chức năng ở Trung ương và chính quyền địa phương làm tốt mà quan trọng hơn phải hợp tác được với nhau một cách chặt chẽ, nhuần nhuyễn và hiệu quả, nhất là trong bối cảnh thị trường thế giới và trong nước rất dị biệt như vừa qua”- Bộ trưởng phân tích cụ thể.

Người đứng đầu ngành Công Thương cho hay, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ chính, lập kế hoạch tạo nguồn cung ứng và cùng chính quyền địa phương quản lý, điều hành hệ thống kinh doanh xăng dầu cả nước.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, ngành Công Thương rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cho vay và bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để doanh nghiệp xăng dầu tồn tại và phát huy được hệ thống đại lý bán lẻ của mình.

Bộ trưởng chỉ ra, trong công thức tính giá, giá cơ sở xăng dầu cần phải được ngành chức năng hướng dẫn, cập nhật, phản ánh đầy đủ, kịp thời các chi phí, định mức chi phí, tạo nguồn các loại chi phí phát sinh thực tế khác để doanh nghiệp trong lúc khó, nếu không có lãi thì cũng không bị lỗ và không để đứt gãy hệ thống phân phối.

“Bên cạnh đó, để có xăng dầu tới tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, không chỉ cần sự vận hành thông suốt của 34 doanh nghiệp đầu mối, 332 thương nhân phân phối thuộc trách nhiệm cấp phép và quản lý của Bộ Công Thương mà cần có vai trò có tính chất quyết định của 17.000 đại lý, cửa hàng bán lẻ kinh doanh xăng dầu do chính quyền các tỉnh, thành phố cấp phép và quản lý”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng và các địa phương đã nỗ lực, cố gắng trong quyết sách, các chủ trương trong chỉ đạo, điều hành thông qua các công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn và cả chính sách xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, thị trường xăng dầu nước ta cơ bản được ổn định, tổng nguồn luôn không thiếu, giá cả hợp lý, vào nhóm nước có mức bán lẻ thấp nhất trong khu vực và thế giới.

“Tuy nhiên, để xảy ra hiện tượng thiếu hàng cục bộ, hệ thống thương nhân phân phối, thương nhân phân phối và bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam là điều rất đáng tiếc và bất thường, bởi dù hoàn cảnh khó khăn giống nhau nhưng phần lớn các tỉnh, thành phố, nhất là phía Bắc và miền Trung thì không xảy ra như vậy”- Bộ trưởng khẳng định.

Liên quan đến nguồn cung, Bộ trưởng cho biết, đặc biệt tại thời điểm đầu tháng 10 cả nước còn tới 3 triệu m3 xăng dầu, kể cả dự trữ thương mại, sản xuất của các nhà máy trong nước và nhập khẩu trong kỳ của 34 doanh nghiệp đầu mối thì đủ nguồn cung cho đến gần hết tháng 11. Chưa kể các nhà máy sản xuất tiếp, các doanh nghiệp nhập khẩu tiếp theo kế hoạch.

Phân tích thêm, Bộ trưởng nhìn nhận, thứ nhất, ngoài nguyên nhân khách quan của thế giới là đứt gãy nguồn cung, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, giá dao động trong biên độ lớn, tỷ giá ngoại tệ thay đổi hàng giờ thì nguyên nhân chủ quan trong nước là do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rất khó tiếp cận với vốn và bảo lãnh tín dụng của ngân hàng. Room đã hẹp, điều kiện vay thanh khoản thì lại khó khăn, tỷ giá ngoại tệ để nhập khẩu hàng thì thay đổi liên tục, biên độ giá giao động lớn vì thế rủi ro rất cao cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, nhiều chi phí phát sinh, nhiều định mức lỗi thời nhưng chưa được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chưa được phản ánh trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu nên doanh nghiệp càng làm càng lỗ và trong cơ chế thị trường thì không ai ngoài quy luật cung cầu, quy luật giá trị và mục tiêu lợi nhuận, quyết định được hành động của doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu mối hay thương nhân phân phối đã không làm ăn có lãi thì cũng không thể có chiết khấu cho đại lý, cửa hàng bán lẻ nên đã tạo ra sự đứt gãy nhất thời, cục bộ ở khâu bán lẻ một số nơi.

Thứ ba, trong tháng 9 và đầu tháng 10, thiên tai, bão lũ xảy ra trên biển và nhiều vùng miền của cả nước cũng làm chậm các chuyến tàu, chuyến xe chở xăng dầu về cung ứng cho các đơn vị bán lẻ.

Mặt khác, cũng trong thời điểm này, các lực lượng chức năng cả Trung ương và địa phương đã đấu tranh triệt phá thành công một số vụ buôn lậu, làm giả xăng dầu với số lượng lớn đến hàng chục ngàn mét khối nên ít nhiều cũng đã có ảnh hưởng tới phân phối, kinh doanh xăng dầu trên một số địa bàn.

Thứ tư, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là nơi có rất nhiều thương nhân phân phối. Theo thống kê, có 146 trên 332 thương nhân phân phối của cả nước, chiếm 44% nằm ở khu vực này, qua khảo sát của ngành thấy rất nhiều thương nhân phân phối đã ký hợp đồng mua hàng của nhiều doanh nghiệp đầu mối nhưng việc mua hàng thường xuyên thì lại không thực hiện.

Vì thế, doanh nghiệp đầu mối không thể chủ động nguồn hàng trong kỳ cho hệ thống của mình khi khan hàng, các thương nhân phân phối quay lại mua hàng để phân phối cho hệ thống bán lẻ của mình đương nhiên sẽ không còn cơ hội và vì thế cũng làm cho sự đứt gãy một số nơi - Bộ trưởng nêu.

5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, để kịp thời khắc phục tình trạng nêu trên, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tham mưu cho cấp có thẩm quyền phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, chia sẻ nguồn cung trong dự trữ thương mại của mình để kịp thời chi viện cho những địa bàn cần ứng cứu. Mặt khác, tiếp tục động viên, phân giao chỉ tiêu bổ sung cho các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp đầu mối để tăng sản lượng sản xuất và nhập khẩu để bảo đảm nguồn cung ra thị trường trong mọi tình huống.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 28/10

Phối hợp với các lực lượng chức năng, cơ quan và chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát của toàn hệ thống kinh doanh xăng dầu, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả phải rút giấy phép vĩnh viễn đối với các doanh nghiệp kinh doanh khi vi phạm nhiều lần, bảo đảm lưu thông thông suốt, duy trì hệ thống một cách hợp lý.

Thứ hai, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về tiếp cận nguồn vốn bảo lãnh tín dụng, đây được xem là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp xăng dầu có thể tồn tại, phát huy vai trò quan trọng của mình trong cung ứng cho xã hội mặt hàng đặc biệt này.

Hiện doanh nghiệp đang rất cần nới trần vay, cần ưu đãi về lãi suất, cần chia sẻ và hỗ trợ về điều kiện thanh khoản thì mới có thể duy trì được hoạt động- Bộ trưởng nói.

Thứ ba, để doanh nghiệp xăng dầu không lỗ hoặc lỗ thì cũng trong khả năng chịu được thời điểm thị trường xăng dầu có nhiều dị biệt, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành chức năng tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ và cùng các cơ quan chức năng theo thẩm quyền của mình tiếp tục sử dụng công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn xăng dầu và chính sách an sinh khi cần thiết để điều hành giá bán lẻ xăng dầu phù hợp với biến động giá thế giới, đáp ứng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định an sinh xã hội.

Đặc biệt cần khẩn trương rà soát, cập nhật, phản ánh định mức, chi phí định mức, chi phí tạo nguồn, chi phí phát sinh thực tế vào công thức tính giá cơ sở để các hoạt động tạo nguồn cung ứng, phân phối xăng dầu diễn ra một cách thuận lợi và lành mạnh.

Thứ , tiếp tục triển khai phần mềm quản lý, phân phối kinh doanh xăng dầu thống nhất, trực tiếp từ Bộ Công Thương đến các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối và từ chính quyền các tỉnh, thành phố đến 17.000 đại lý, cửa hàng bán lẻ trong cả nước nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác, minh bạch, kịp thời trong quản lý.

Cuối cùng, khẩn trương triển khai việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dự trữ xăng dầu nhằm kịp thời lấp đầy các lỗ hổng lược bỏ sự chồng chéo về quản lý, điều hành của các chủ thể trong quy định hiện hành theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Air Liquide (Pháp)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Air Liquide (Pháp)

Sáng ngày 20/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã tiếp và làm việc với đoàn Tập đoàn Air Liquide (Pháp).
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Đề xuất các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam hỗ trợ nhau trong thực thi các FTA

Đề xuất các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam hỗ trợ nhau trong thực thi các FTA

Ngày 18/9, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 16 (CLMV EMM 16) đã diễn ra tại thành phố Viêng-chăn, Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cố gắng thực hiện sớm nhất việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cố gắng thực hiện sớm nhất việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự kiến sẽ có dự thảo vào cuối tháng 9 về quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện sau khi tiếp thu ý kiến từ các DN sản xuất ô tô.
Bộ Công Thương làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ Công Thương làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn trạm sạc xe điện

Sáng 20/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ có buổi làm việc về các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến trạm sạc xe điện.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Chuyển đổi xanh là xu thế của các tập đoàn năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Chuyển đổi xanh là xu thế của các tập đoàn năng lượng

Tại buổi làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, chuyển đổi xanh là xu thế của thế giới.
Bộ Công Thương điều động, bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghiệp

Bộ Công Thương điều động, bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghiệp

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Bộ trưởng về công tác cán bộ. Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp Trợ lý Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp Trợ lý Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR)

Ngày 17/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tiếp Trợ lý Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Thị trưởng London Michael Mainelli

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Thị trưởng London Michael Mainelli

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi tiếp và làm việc với Thị trưởng London Michael Mainelli và Đại sứ Anh Iain Frew.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Na Uy tại Việt Nam về JETP

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Na Uy tại Việt Nam về JETP

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã chủ trì buổi làm việc với Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken về nhóm đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng.
Chùm ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Chùm ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Chiều 17/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì buổi làm việc với Bộ Công Thương. Đây là buổi làm việc đầu tiên của Phó Thủ tướng với các Bộ, ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Ngành Công Thương giúp cân bằng và đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế đất nước

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Ngành Công Thương giúp cân bằng và đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế đất nước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, những kết quả ngành Công Thương đạt được trong 8 tháng qua có thể nói là một kỳ tích ấn tượng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Chiều 17/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Bộ Công Thương.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng chủ trì Hội thảo về phòng vệ thương mại thị trường châu Á, châu Phi-châu Đại Dương

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chủ trì Hội thảo về phòng vệ thương mại thị trường châu Á, châu Phi-châu Đại Dương

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu, nâng cao năng lực ứng phó phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Ủy viên BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Ủy viên BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 987/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 5 bài học và 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng phục hồi phát triển kinh tế.
Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 1.500 phần quà hỗ trợ Lạng Sơn khắc phục thiên tai

Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 1.500 phần quà hỗ trợ Lạng Sơn khắc phục thiên tai

Chiều 14/9, Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương tới trao tiền và hiện vật hỗ trợ người dân gặp bão lũ tại tỉnh Lạng Sơn.
Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương đang khẩn trương thực hiện các bước nhằm sớm ban hành Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc Bộ nhằm hỗ trợ tỉnh Lào Cai phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài tiếp và làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài tiếp và làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam

Sáng 12/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài có buổi làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng giữa hai nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việc triển khai các dự án điện phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việc triển khai các dự án điện phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam

Làm việc với Đại sứ các nước về việc triển khai các dự án nhà máy điện khí, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, cần thực hiện nghiêm túc theo quy định pháp luật
Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 3.500 suất quà hỗ trợ Lào Cai khắc phục thiên tai

Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 3.500 suất quà hỗ trợ Lào Cai khắc phục thiên tai

Chiều 13/9, Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương tới trao tiền và hiện vật hỗ trợ người dân gặp bão lũ tại tỉnh Lào Cai.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản

Chiều 13/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với Đại sứ các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản để bàn giải pháp gỡ khó cho các dự án điện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động