Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nâng cấp Quỹ bình ổn, tiếp tục nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Nhiều giải pháp căn cơ, rõ ràng và dứt điểm trong việc điều hành giá cả và thị trường xăng dầu, bảo đảm nguồn cung đã được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm rõ trong phiên trả lời chất vấn của chương trình Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/3/2022.
Cần tránh bị động trong sản xuất nông sản, thêm giải pháp hạn chế "tắc biên" Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu QLTT nếu địa bàn xảy ra vi phạm Kỳ vọng về một phiên chất vấn và trả lời chất vấn sôi nổi, thành công

Giải cho được “ẩn số” Nghi Sơn

Một mối quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội khi chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong phần nội dung về xăng dầu là trong bối cảnh nhà máy lọc dầu Nghi Sơn liên tiếp trục trặc về nguồn cung ra thị trường, cũng như khả năng cung cấp trong các tháng tới vẫn còn là một ẩn số, thì Bộ Công Thương sẽ có những động thái như thế nào?.

Trong báo cáo gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước phiên chất vấn ngày 16/3, Bộ Công Thương cho biết, ở trong nước, từ đầu tháng 1 và tháng 2/2022, do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55-80% công suất và có thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất. Vì vậy, không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký đã ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nâng cấp Quỹ bình ổn, tiếp tục nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung xăng dầu
Nhiều giải pháp rõ ràng dứt khoát về điều hành xăng dầu đã được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm rõ tại phiên trả lời chất vấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Cùng với đó, trên thị trường thế giới các vấn đề địa chính trị, dịch bệnh thời gian vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường, trong khi nhu cầu xăng dầu tăng khi các nước áp dụng các biện pháp phục hồi kinh tế dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu trong việc cạnh tranh để tiếp cận nguồn cung trên thế giới với giá hợp lý để nhập khẩu bù đắp nguồn thiếu hụt từ sản xuất trong nước.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt sau tháng 5 cũng chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất của Nhà máy.

Vì vậy, ngày 22/02/2022, Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đánh giá thực trạng khả năng sản xuất, cung ứng xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và thống nhất trước mắt, kịch bản điều hành nguồn cung xăng dầu quý II/2022 cho thị trường trong nước không bao gồm nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Trực tiếp trả lời tại hội trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, các nước bên cạnh chúng ta không có nhà máy lọc dầu nhưng cũng không thiếu xăng dầu. Tuy nhiên, ngay cả các nước có nhà máy lọc dầu, giá xăng dầu của họ, nếu không áp dụng chính sách thuế hoặc quỹ bình ổn, cũng không thể có cái giá chênh lệch quá lớn so với giá thế giới.

"Lý do vì sao Nghi Sơn khó khăn, tôi xin trả lời là bắt nguồn từ nội tại. Tôi được biết Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), với tư cách 1 bên tham gia liên doanh này, đã báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về tình hình của nhà máy. Các bên đang phối hợp với các cơ quan chức năng để yêu cầu 2 liên doanh kia thực hiện đúng cam kết cung ứng xăng dầu ra thị trường trong nước"- Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng dẫn thông tin từ PVN, theo đó nguyên liệu đầu vào của nhà máy Nghi Sơn là dầu thô nhập từ Kuwait. Khi giá cả thế giới biến động, khan hiếm nguồn cung trong khi chính doanh nghiệp lại đối mặt khó khăn về tài chính thì rất khó để hoạt động tốt.

"Tới khi nào PVN và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khẳng định, sản lượng từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có thể cung ứng được như họ cam kết thì Bộ Công Thương mới ngừng nhập khẩu xăng dầu" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Quỹ bình ổn xăng dầu- cần tiếp tục nâng cấp

Cũng tại phiên chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế điều hành, bình ổn giá xăng dầu cũng như bình ổn thị trường đã được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trực tiếp trả lời.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua biến động giá dầu thế giới dao động lên tới 40 - 60% song do nhờ sử dụng nhiều công cụ trong đó có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nên biến động giá xăng dầu trong nước chỉ ở biên độ từ 29 đến 40% giá thế giới.

Theo Bộ trưởng, điều hành Quỹ thời gian qua rất tốt vì sử dụng Quỹ bình ổn, hỗ trợ 500 - 1.500 đồng/lít nên giá đã giảm. Vừa qua Bộ cũng phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu với Chính phủ để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường để góp phần giảm giá xăng dầu trong nước

Qua các lần thanh tra kiểm tra cũng như kiểm toán cho thấy việc duy trì quỹ bình ổn là quan trọng song cũng khả năng sử dụng quỹ cũng có hạn nên để việc Quỹ phát huy tác dụng trong việc bình ổn giá xăng dầu cần tính toán việc nâng cấp Quỹ này.

"Quỹ bình ổn cũng có hạn, hiện chỉ còn trên dưới 600 tỷ đồng. Tại một số doanh nghiệp quỹ này cũng đang âm, nhưng trước mắt phải trích ra rồi bù sau. Hiện nay, Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để giá xăng giảm. Nhưng nếu giá thế giới tiếp tục tăng cao thì cần phải tiếp tục nghiên cứu các thuế, phí khác. Nếu tiếp tục tăng nữa thì các bộ, ngành có lẽ phải dùng quỹ an sinh, bình ổn, hỗ trợ từ ngân sách, thuế doanh nghiệp để tránh tổn thương cho những bộ phận dễ bị ảnh hưởng"- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Đặc biệt, trước ý kiến đại biểu băn khoăn việc lựa chọn thuế bảo vệ môi trưởng để giảm lúc này có đúng và trúng hay không, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, trong bối cảnh lúc này, bên cạnh việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, việc chọn phương án giảm thuế bảo vệ môi trường là phương án thực tế nhất, có thể thực hiện được ngay trong việc tranh thủ thời gian để góp phần “kéo” giá xăng dầu trong nước xuống. Về lâu dài cần tính toán để có thể đề xuất phương án chọn loại thuế phù hợp để nghiên cứu giảm từ đó góp phần bình ổn giá xăng dầu.

Vấn đề cơ cấu thuế phí trong giá xăng dầu, trong đó có vấn đề cử tri quan tâm là xăng dầu là mặt hàng thiết yếu sao lại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu làm rõ nội dung này. Cùng làm rõ nội dung chất vấn của các đại biểu về giá xăng dầu, liên quan tới nội dung thuế phí, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu. Theo đó, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu xăng dầu phải nộp loại thuế này.

"Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định nhằm để sử dụng tiết kiệm. Xăng dầu, bia rượu, thuốc lá đều là những mặt hàng xác định áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Do vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu hiện nay"- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay.

Cần có cơ chế tách bạch dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông về xăng dầu

Liên quan đến những giải pháp căn cơ cho điều hành và bình ổn giá xăng dầu trong nước, ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, Việt Nam hiện chưa có dự trữ quốc gia bởi vậy cần tính toán để giải quyết vấn đề dự trữ quốc gia.

Trả lời ý kiến này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: không phải là Việt Nam không có dữ trữ quốc gia về xăng dầu song dự trữ này chỉ được đưa ra trong những tình huống hết sức đặc biệt của thị trường. Tuy nhiện Bộ trưởng cũng thông tin, lượng dự phòng không lớn, thời gian dự phòng rất ít chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong 5-7 ngày. Do đó, Bộ trưởng cho rằng thời gian tới nâng dự phòng lên về cả thời gian lẫn lượng dự trữ. Đặc biệt mức dự trữ cần phải nâng lên tới một 1 - 2 tháng mới đủ đáp ứng tình hình.

"Thay vì dự trữ bằng tiền thì nâng dự trữ bằng hàng, nếu xác định là mặt hàng chiến lược thị nâng ít nhất chục lần. Trong bối cảnh xăng dầu thế giới và thế giới phức tạp nếu không có giải pháp căn cơ thì rất khó khăn" - Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên Bộ trưởng cũng cho rằng, Việt Nam hiện chưa có cơ chế tách bạch giữa dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông về xăng dầu. Việt Nam hiện chưa có cơ sở kho tàng bảo đảm cho việc dự trữ quốc gia nên thực tế một phần dự trữ quốc gia nằm trong hệ thống của các doanh nghiệp. Bộ trưởng cho biết Bộ Công Thương sẽ sớm tham mưu cho cấp có thẩm quyền xây dựng cơ chế, mô hình quản lý và mức độ dự trữ quốc gia cho mặt hàng xăng dầu.

Không có hiện tượng găm hàng xăng dầu cấp “vĩ mô”

Trong phần tranh luận, ý kiến đại biểu Quốc hội đặt vấn đề không chỉ các cửa hàng bán lẻ "găm hàng" mà dư luận cho rằng, cũng có cả những doanh nghiệp cấp cao hơn cũng có thể có hiện tượng này. Đại biểu này nêu: "Qua tìm hiểu một số đại lý, hỏi tại sao không bán hàng. Người ta nói không có xăng dầu lấy gì mà bán. Do nguồn cung từ nhà điều hành ở cấp “vĩ mô” không cung cấp xuống nên các đại lý không có xăng dầu để bán". Đại biểu cho rằng, “phải chăng có việc găm hàng từ doanh nghiệp nhập khẩu?".

Trả lời thẳng vào vấn đề, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho cho biết: Toàn quốc có khoảng 17 nghìn cửa hàng bán lẻ thì đã kiểm tra được 16.800. Có 211 cửa hàng dừng bán xăng với nhiều lý do, trong đó có cửa hàng sửa chữa, đã báo cáo trước, nhưng cũng có cửa hàng găm hàng chờ tăng giá. Có những cửa hàng đúng là không có hàng để bán bởi họ nhập từ Nhà máy Nghi Sơn, nhà máy không có hàng đồng nghĩa họ cũng không có hàng. Trên thực tế, Bộ Công Thương đã chỉ đạo chia sẻ nguồn cung từ các nguồn khác nên hiện tượng các cửa hàng bán lẻ thiếu hàng đã được kịp thời giải quyết chỉ trong một vài ngày.

Theo Bộ trưởng, Bộ Công Thương đang tiến hành thanh tra đồng bộ 33 doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu xăng dầu, và đến giờ đã có kết quả bước đầu nhưng do chưa đầy đủ dữ liệu, căn cứ, quy trình nên chưa thể báo cáo cụ thể.

“Tinh thần là nếu phát hiện thấy những doanh nghiệp đầu mối nào không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định, chứ không nói “găm hàng” như đại biểu nói, thì dứt khoát sẽ xử lý theo quy định của pháp luật và hình thức cao nhất là đình chỉ kinh doanh, rút giấy phép” - Bộ trưởng nói.

Liên quan đến những ý kiến đại biểu nêu hiện tượng những cây xăng găm hàng, chờ tăng giá, Bộ trưởng thẳng thắn, nếu cử tri, nhân dân phát hiện nơi nào xảy ra tình trạng như cây xăng đóng cửa, găm hàng không bán mà không bị xử lý thì phản ánh để xử lý người đứng đầu lực lượng quản lý thị trường.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Tin mới nhất

Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Cùng với đầu tư và xuất khẩu, thị trường trong nước là một trong ba cấu phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết lực mua tiếp tục chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 1,02% lên mức 2.155 điểm, nối dài chuỗi tăng sang phiên 7.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/9: Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co, đối mặt với áp lực chốt lời

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/9: Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co, đối mặt với áp lực chốt lời

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (18/9).
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Sở Công Thương Quảng Bình lên phương án triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phòng chống thiên tai trước nguy cơ áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/9: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hấp dẫn dòng tiền đầu tư

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/9: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hấp dẫn dòng tiền đầu tư

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết dòng tiền đầu tư tiếp tục chảy vào thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (17/9).
Bà Rịa – Vũng Tàu: Sức mua bánh Trung thu có nơi tăng, nơi giảm

Bà Rịa – Vũng Tàu: Sức mua bánh Trung thu có nơi tăng, nơi giảm

Dù đã cận Tết Trung thu nhưng theo các tiểu thương, năm nay sức mua bánh Trung thu giảm khoảng 30% so với mọi năm, trong khi tại siêu thị sức mua lại tăng.
Tăng cường kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa

Tăng cường kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa

Từ nay đến cuối năm, nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng sẽ được triển khai nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.
Lâm Đồng: Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Lâm Đồng: Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Tỉnh Lâm Đồng ổn định nguồn cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như rau, củ, quả và bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/9: Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/9: Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, lực mua mạnh đã diễn ra trên thị trường hàng hóa nguyên liệu tuần giao dịch vừa qua (9-15/9).
Cần Thơ: Phố phường rộn ràng không khí trung thu bởi lồng đèn truyền thống

Cần Thơ: Phố phường rộn ràng không khí trung thu bởi lồng đèn truyền thống

Tại TP. Cần Thơ, những chiếc lồng đèn truyền thống với màu sắc rực rỡ đã trở thành điểm nhấn, thắp sáng không gian và thu hút sự chú ý của đông đảo người dân.
Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/9: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/9: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư đang chảy tích cực vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Thị trường dầu gặp áp lực, cơ hội nào cho OPEC+ tăng sản lượng?

Thị trường dầu gặp áp lực, cơ hội nào cho OPEC+ tăng sản lượng?

Dầu thô đã trải qua tuần giao dịch đầu tháng 9 với nhiều áp lực, thậm chí giá dầu WTI dần dần đi xa mốc 70 USD/thùng.
Hà Nam đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão

Hà Nam đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão

Sở Công Thương Hà Nam đề nghị các đơn vị chủ động phương án dự trữ, tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/9: Lực mua mạnh quay lại thị trường kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/9: Lực mua mạnh quay lại thị trường kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên rớt mạnh, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới lại quay đầu đi lên trong ngày hôm qua (11/9).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Báo Công Thương sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc

Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc

Mặc dù gặp khó khăn do vận chuyển, các kênh bán lẻ đang tiếp tục vận chuyển rau củ quả từ miền Nam ra miền Bắc để kịp thời cung ứng cho các vùng bị bão lũ.
Thừa Thiên Huế: Thị trường Tết Trung thu phong phú, sức mua giảm

Thừa Thiên Huế: Thị trường Tết Trung thu phong phú, sức mua giảm

Gần đến Tết Trung thu, nhiều cửa hàng bán bánh trung thu, đầu lân…tại TP. Huế lại rộn ràng, phong phú về chủng loại, song sức mua lại giảm so với mọi năm.
Kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm và hàng hoá thiết yếu đến các vùng bị chia cắt bởi bão, lũ

Kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm và hàng hoá thiết yếu đến các vùng bị chia cắt bởi bão, lũ

Theo Vụ Thị trường trong nước, tính đến 12h sáng nay (11/9), các địa phương đã kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hoá đến các vùng bị chia cắt do bão lũ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/9: Sau phiên khởi sắc, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/9: Sau phiên khởi sắc, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động trong phiên giao dịch hôm qua (10/9).
Hà Nội: Siêu thị liên tục

Hà Nội: Siêu thị liên tục 'vào hàng', đáp ứng nhu cầu thực phẩm tăng cao của người dân

Liên tục vào hàng tại kho và trên quầy kệ, các siêu thị đã đáp ứng sức mua thực phẩm của người dân Thủ đô trước lo ngại tác động hoàn lưu sau bão số 3.
Hà Nội: Sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân

Hà Nội: Sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân

Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người dân Thủ đô.
Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không tích trữ nguồn nhu yếu phẩm quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.
Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi)

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tăng cường vận chuyển rau củ từ Nam ra Bắc để phục vụ người dân, đặc biệt là những địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi bão số 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động