Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp ngành logistics phát triển

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và quá trình dịch chuyển, tái cơ cấu các chuỗi cung ứng quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, ngành logistics Việt Nam được đánh giá là ngành kinh tế tiềm năng, có vai trò quan trọng, mang tính nền tảng trong nền kinh tế quốc dân và đang đứng trước những cơ hội lớn để bứt phá vươn lên, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.
Thị trường logistics Việt Nam đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ sau đại dịch

Tạo môi trường thuận lợi cho ngành logistics

Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng đang nỗ lực chuyển đổi phương thức hoạt động, tích cực chuyển đổi số, tăng cường đầu tư trang thiết bị, chú trọng đào tạo phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng với điều kiện mới và yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu bế mạc Diễn đàn
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu bế mạc diễn đàn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ; sự phối hợp, hỗ trợ kịp thời của các Bộ, ngành, địa phương; đặc biệt là nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Cụ thể, ngành logistics Việt Nam duy trì mức tăng trưởng 2 con số, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nâng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2021 vượt mốc 660 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm 2020, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. “Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19” - Bộ trưởng Bộ Công Thương nói.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém nổi lên của ngành logistics Việt Nam, đặc biệt, trong năm 2021 dưới tác động của đại dịch Covid-19, như: Chi phí dịch vụ logistics còn khá cao; thiếu sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu; quy mô và tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, năng lực cạnh tranh còn thấp, việc tiến ra thị trường nước ngoài chưa đáng kể; nguồn nhân lực làm dịch vụ logistics thiếu cả về số lượng, chất lượng và tính chuyên nghiệp...

Bế mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ rõ, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên có cả khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động dịch vụ logistics chưa đầy đủ, đồng bộ; cơ sở hạ tầng phục vụ logistics tuy đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp nhưng còn thiếu tính kết nối và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Hầu hết các doanh nghiệp logistics có quy mô nhỏ cả về lao động, tài chính, kinh nghiệm hoạt động, chưa vươn ra được thị trường logistics quốc tế; việc chuyển đổi số trong các khâu của logistics còn hạn chế, chưa bắt kịp xu thế quốc tế, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; việc đào tạo chuyên sâu về logistics tại các cơ sở đào tạo chưa được quan tâm đúng mức; quy mô đào tạo chính quy dài hạn và đào tạo ngắn hạn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực logistics của doanh nghiệp.

Triển khai 5 nhiệm vụ trọng tâm

Để ngành dịch vụ logistics Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, bắt kịp với xu thế của quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, diễn đàn đã thảo luận và thống nhất tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thể chế, nhất là việc thể chế hóa kịp thời các quan điểm, đường lối của Đảng về kinh tế đối ngoại để hoàn thiện các cơ chế chính sách và quy định pháp luật về logistics, bảo đảm phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và môi trường kinh doanh thông thoáng nhằm khuyến khích các công ty logistics trong nước nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau và với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành logistics đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá vươn lên
Bộ trưởng Bộ Công Thương trao bằng khen cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phát triển dịch vụ logistics

Thứ hai, đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng những thành tựu của Cuộc cách mạng Công nghệ lần thứ 4 trong lĩnh vực logistics nhằm thúc đẩy tự động hóa tối đa các quy trình hoạt động, giúp hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu suất và cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng trong điều kiện nhân lực hạn chế và thị trường có nhiều biến động.

Thứ ba, triển khai các giải pháp nhằm phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, kho bãi; kết nối các phương thức vận tải; xúc tiến thành lập các khu thương mại tự do, tạo điều kiện cho các địa phương có lợi thế phát triển thành các trung tâm dịch vụ logistics lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, đồng thời đóng vai trò kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế nhằm quản lý thống nhất chất lượng hàng hóa, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam.

Thứ tư, tập trung phát triển nguồn nhân lực logistics, nhất là nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc gia, khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác đào tạo giữa Việt Nam với các nước, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các quốc gia phát triển, có thế mạnh trong đào tạo nhân lực ngành logistics để đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước và đội ngũ giảng viên giảng dạy có chất lượng cao phục vụ công tác đào tạo nhân lực logistics trong nước.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành logistics đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá vươn lên

Đồng thời, tích cực phát huy vai trò của Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam trong việc làm cầu nối giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong việc phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và đào tạo lại nhân lực logistics, bảo đảm phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và sự phát triển chung của ngành logistics.

Thứ năm, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp về giảm chi phí, nâng cao hiệu quả logistics đã được đề ra tại các Quyết định 200/QĐ-TTg và Quyết định 221/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động logistics theo hướng giảm thiểu thủ tục kiểm tra tại khâu nhập khẩu, tăng cường hậu kiểm và minh bạch trong vấn đề thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành logistics Việt Nam phát triển.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng thống nhất kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm nghiên cứu, tham mưu kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự phù hợp cho bộ phận đầu mối giúp việc Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia (Ủy ban 1899) để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia, phát huy mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả của cơ chế phối hợp liên ngành từ Trung ương đến địa phương, kịp thời tái cơ cấu chuỗi cung ứng, dịch vụ logistics trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch các dịch vụ logistics để tập trung các công ty cung cấp dịch vụ logistics, hạ tầng logistics và cơ quan chuyên ngành, góp phần tiết giảm chi phí, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành logistics đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá vươn lên

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, với trách nhiệm là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục tổng hợp đầy đủ các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong nước và quốc tế để báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho ngành dịch vụ logistics tiếp tục đổi mới và phát triển nhanh, bền vững.

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021, Bộ Công Thương đã công bố Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 và trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2020 - 2021.
Nhóm Phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã ban hành Kết luận sơ bộ trong cuộc rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 20 (POR 20) đối với cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ ba đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam lần đầu có gì đặc biệt?

Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam lần đầu có gì đặc biệt?

Từ ngày 2 - 5/10/2024, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam, triển lãm kết nối toàn diện thông qua ứng dụng mô hình B2D2C.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Tập đoàn TH mang các sản phẩm sáng tạo, đạt chuẩn chất lượng quốc tế sang Hội chợ Thực phẩm đồ uống Quốc tế lần thứ 32 - Worldfood 2024.
Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Sáng 18/9, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn đã khai mạc tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Dự kiến, từ ngày 26/9 đến 30/9, Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra tại tỉnh Kiên Giang.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thừa Thiên Huế: Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Thừa Thiên Huế: Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu với các tỉnh, thành phố năm 2024.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,88 triệu tấn, thu về hơn 6,4 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng, tăng 14% kim ngạch so với cùng kỳ.
Xanh hóa chuỗi cung ứng -

Xanh hóa chuỗi cung ứng - 'chìa khoá' giúp doanh nghiệp thích ứng 'luật chơi' mới

Tăng trưởng xanh được xem là 'chìa khóa' đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2021 - 2030.
Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Hội thảo tập huấn về các chủ đề mới trong thương mại được diễn ra trong hai ngày 17-18/9/2024, tại Hà Nội.
Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Nếu điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cả năm 2024 có thể duy trì mức tăng trưởng 2 con số.

'Nghề Chủ Chốt': Quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống trên TikTok, nhiệm vụ bất khả thi?

Diễn viên Hùng Thuận nhận nhiệm vụ “Quảng bá hình ảnh làng nghề truyền thống và hỗ trợ người sản xuất cập nhật xu hướng bán hàng trực tuyến trên TikTok Shop".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động