Bức tranh sáng nhất, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt trên 790 tỷ USD

Trong kịch bản tăng trưởng cao, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024 ước đạt 790,56 tỷ USD, tăng 16,08% so với năm 2023.
Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu Xuất khẩu hàng hóa điểm là sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Kỳ vọng hoạt động thương mại phục hồi tích cực

Tại Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2023: “Chuyển đổi số với phát triển bền vững” được Trường Đại học Thương mại công bố ngày 2/4, các chuyên gia đã chỉ ra những xu hướng tích cực và không thuận lợi tới thương mại Việt Nam trong năm nay.

Xuất nhập khẩu hàng hóa
Bức tranh sáng nhất, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt trên 790 tỷ USD

Theo đó, những rủi ro địa chính trị như xung đột gần đây ở Trung Đông và Nga - Ukraine gia tăng căng thẳng có thể có tác động tiêu cực toàn cầu thông qua thị trường hàng hóa và tài chính, thương mại và lòng tin.

Về mặt tích cực, hoạt động kinh tế phục hồi mạnh mẽ và lạm phát giảm ở Mỹ có thể được duy trì, ngay cả khi phải đối mặt với những cơn gió ngược, nếu được hỗ trợ bởi những cải thiện từ nguồn cung lao động. Do đó tăng trưởng của Mỹ có khả năng tiếp tục mạnh hơn dự kiến khi áp lực lạm phát giảm và chính sách tiền tệ được nới lỏng sẽ thúc đẩy hoạt động toàn cầu.

Với Việt Nam, đại diện cho nhóm biên soạn báo cáo, PGS.TS. Phan Thế Công, Trưởng Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thương mại - cho rằng, năm 2024, tình hình thương mại Việt Nam vẫn được đánh giá là tương đối khó khăn khi sự hồi phục kinh tế của các nước đối tác của Việt Nam diễn ra chậm hơn so với dự kiến ban đầu.

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có độ mở thương mại cao và những ảnh hưởng từ kinh tế thế giới cũng sẽ có ảnh hưởng tới thương mại của Việt Nam. Trong đó, rủi ro địa chính trị như xung đột gần đây ở Trung Đông và Nga - Ukraine tiếp tục gây ra những hạn chế thương mại của Việt Nam.

Thứ hai, tăng trưởng yếu hơn của Mỹ và Trung Quốc cũng phần nào ảnh hưởng đến giảm xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam năm 2024. Một số ngành gặp khó khăn kéo dài như ngành dệt may Việt Nam và nhiều ngành xuất khẩu lớn như điện tử, sản phẩm gỗ… khi những yếu tố bất lợi vẫn hiện hữu như khủng hoảng địa chính trị lan rộng, suy thoái kinh tế thế giới, các thị trường xuất khẩu chính chưa phục hồi.

Việt Nam có nhiều cơ hội, thuận lợi về hoạt động thương mại khi tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã và sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội và cả sức ép cạnh tranh mới,… Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt những Hiệp định FTAs thì có nhiều cơ hội xuất khẩu. Những tín hiệu tích cực từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi vào năm 2024, đặc biệt là đối với hoạt động thương mại của Việt Nam.

Các giải pháp và nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ đã đang được triển khai nghiêm túc, tích cực ngay từ những ngày đầu của năm 2024. Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ để thống nhất tổ chức triển khai trong toàn ngành. Do đó, kỳ vọng đối với sản xuất trong nước cũng như hoạt động thương mại tích cực hơn trong thời gian tới.

3 kịch bản cho thương mại Việt Nam

Báo cáo cũng đưa ra 3 kịch bản với thương mại Việt Nam trong năm 2024. Theo đó, ở kịch bản cơ sở là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất. Với kịch bản cơ sở, các dự báo chỉ tiêu sẽ ở mức phù hợp với xu hướng phục hồi kinh tế và các giả thiết bên ngoài đã đặt ra. Tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức tăng 5,78% năm 2024 và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.607 USD/người/năm. Với kịch bản này, chỉ số CPI bình quân năm 2024 so với cùng kỳ khoảng 3,71%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 760,15 tỷ USD, tăng 11,62% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 10,84%; nhập khẩu tăng 12,46%.

Kịch bản tăng trưởng cao, đây là kịch bản cũng có thể xảy ra nếu những diễn biến sắp tới về địa chính trị trên thế giới tích cực hơn. Diễn biến kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi. Kinh tế của các nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam phục hồi tích cực, thúc đẩy sản xuất trong nước.

Trong kịch bản này, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 6,21% năm 2024 và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.659 USD/người/năm. Chỉ số CPI bình quân năm 2024 so với cùng kỳ khoảng 4,23%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 790,56 tỷ USD, tăng 16,08% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 15,28%; nhập khẩu tăng 16,95%.

Với kịch bản tiêu cực, khi những diễn biến phức tạp của địa chính trị, kinh tế thế giới cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục khiến kinh tế thế giới rơi vào khó khăn. Kinh thế trong nước bị nhiều tác động tiêu cực và cộng thêm với những vấn đề nội tại của nền kinh tế có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt thấp trong năm 2024.

Theo đó, với kịch bản này, tăng trưởng năm 2024 được dự báo ở mức tăng 5,21% và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.556 USD/người/năm. Chỉ số CPI bình quân năm 2024 so với cùng kỳ khoảng 3,34%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 737,35 tỷ USD, tăng 8,27% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 7,52%; nhập khẩu tăng 9,08%.

7 nhóm khuyến nghị chính sách được đưa ra

Để thực hiện mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam như Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030 đã xây dựng, Chính phủ cần xem xét thực hiện các chính sách phát triển xuất nhập khẩu.

Theo đó, nhóm chính sách phát triển thị trường xuất khẩu được đề xuất bao gồm: Chính sách giữ vững các thị trường xuất khẩu chủ lực, truyền thống; chính sách phát triển thị trường mới, thị trường ngách; chính sách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tận dụng và khai thác tối đa lợi ích mà các FTA đã ký kết đem lại; tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, tận dụng các lợi thế mà các hiệp định thương mại tự do mang lại để thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhóm chính sách phát triển bền vững nguồn hàng xuất khẩu gồm: Chính sách phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững, tuần hoàn; Chính sách phát triển nguồn hàng, đổi mới cơ cấu hàng hóa, đa dạng hóa hàng hóa. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, hướng vào lõi công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chính sách hỗ trợ sản xuất trong các lĩnh vực mới và công nghệ trọng yếu nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nước, tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, và nâng cao hàm lượng đổi mới sáng tạo trong sản phẩm xuất khẩu; Chính sách phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu; Chính sách phát triển sản phẩm xuất khẩu gắn với thương mại xanh, thương mại công bằng; Chính sách phát triển nguồn hàng xuất nhập khẩu gắn với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất nhóm chính sách xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu; nhóm chính sách phát triển chuỗi cung ứng; nhóm chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương; nhóm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu; Chính sách quản lý nhập khẩu.

Riêng với nhóm chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương, báo cáo của Trường Đại học Thương mại kiến nghị Chính phủ Chính phủ cần tăng cường thực hiện đầu tư công cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong đó, bao gồm: Xây dựng, mở rộng, và nâng cấp các tuyến đường bộ, đường sắt, cảng biển, và sân bay để tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ; Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kho bãi, trung tâm phân phối, và hệ thống quản lý logistics để cải thiện quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, giảm thời gian và chi phí; Cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại các cảng biển và cửa khẩu để tăng cường khả năng xử lý hàng hóa và hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu; Cải thiện quy trình hải quan và thông quan, tạo ra các khu vực đặc khu logistics nhằm phát triển các dịch vụ hỗ trợ logistics.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giữ Top 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đâu là giải pháp?

Giữ Top 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đâu là giải pháp?

Để giữ thế chủ động, có vai trò điều tiết giá tiêu thế giới như hiện nay, bên cạnh giữ diện tích trồng tiêu, việc thu hút đầu tư chế biến sâu cũng cần tính đến.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng 68,4%

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng 68,4%

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Anh đạt mức 3.941 USD/tấn, tăng 68,4%. Việt Nam đang là nguồn cung cà phê lớn thứ 2 tại thị trường Anh.
Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng những tháng cuối năm

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng những tháng cuối năm

Xuất khẩu cá ngừ đóng vai trò không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mỗi năm mang về bình quân hơn 800 triệu USD.
Ấn Độ là thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn thứ tư của Việt Nam

Ấn Độ là thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn thứ tư của Việt Nam

Ấn Độ là thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn thứ tư của Việt Nam với khối lượng đạt 6.813 tấn, trị giá 28 triệu USD, tăng 46,5% về lượng và tăng 90,6% về trị giá.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc giảm, thị trường chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi

Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc giảm, thị trường chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi

Nửa đầu năm 2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, nhưng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này giảm so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Nghị định số 60/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ: Các địa phương kiến nghị gì?

Nghị định số 60/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ: Các địa phương kiến nghị gì?

Bộ Công Thương đã giải đáp thấu đáo kiến nghị các địa phương đưa ra tại Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, sáng 26/7.
Đắk Nông: Xuất nhập khẩu khởi sắc

Đắk Nông: Xuất nhập khẩu khởi sắc

Tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Việt Nam nhập khẩu hơn hơn 360.000 tấn phân bón từ thị trường Nga

Việt Nam nhập khẩu hơn hơn 360.000 tấn phân bón từ thị trường Nga

Nga đang là nhà cung cấp phân bón lớn thứ 2 cho Việt Nam với 362.326 tấn, trị giá hơn 164 triệu USD tăng 430% về lượng và tăng 355% về trị giá so với cùng kỳ.
Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia tăng mạnh mua hàng, xuất khẩu sầu riêng tiếp tục là điểm sáng

Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia tăng mạnh mua hàng, xuất khẩu sầu riêng tiếp tục là điểm sáng

Không chỉ Trung Quốc, khách hàng tại Thái Lan, Campuchia đang tăng nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Mặt hàng này tiếp tục là điểm sáng trong xuất khẩu rau quả.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giành lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giành lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu

Với kim ngạch xuất khẩu đạt 36,32 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt điện thoại trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân (AANZFTA).
Việt Nam ‘tuột’ ngôi đầu bán hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc

Việt Nam ‘tuột’ ngôi đầu bán hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc (sau Indonesia) trong nửa đầu năm nay với 1.515 tấn, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ chiếm 80,6% trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ của Việt Nam

Mỹ chiếm 80,6% trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ của Việt Nam

6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ của Việt Nam đạt 926,6 triệu USD, trong đó, Mỹ chiếm tới 80,6% tổng giá trị xuất khẩu.
Nhiều thị trường tăng mua, xuất khẩu rau quả 7 tháng ước đạt trên 3,8 tỷ USD

Nhiều thị trường tăng mua, xuất khẩu rau quả 7 tháng ước đạt trên 3,8 tỷ USD

Ước tính, tháng 7/2024, xuất khẩu rau qủa đạt 477 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, lũy kế 7 tháng đạt trên 3,8 tỉ USD tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đầu tư mạnh nâng cao chất lượng

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đầu tư mạnh nâng cao chất lượng

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã và đang đầu tư mạnh cho chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngày càng nâng cao chất lượng cà phê.
Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

Dự thảo Thông tư Quy tắc xuất xứ trong AKFTA áp dụng với cơ quan, tổ chức cấp C/O; Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hoá...
‘Chìa khoá’ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng tối đa các FTA

‘Chìa khoá’ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng tối đa các FTA

Quy tắc xuất xứ cộng gộp sẽ giúp hàng hoá xuất nhập khẩu đáp ứng tốt các quy tắc về xuất xứ nguyên liệu trong các FTA, từ đó tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan.
Soán ngôi Trung Quốc, Mỹ là thị trường lớn nhất của gốm sứ Việt Nam

Soán ngôi Trung Quốc, Mỹ là thị trường lớn nhất của gốm sứ Việt Nam

Mỹ là thị trường lớn nhất của đồ gốm sứ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm với gần 81 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ 2023, chiếm 25,5% thị phần.
Điểm tên 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD

Điểm tên 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là 4 thị trường có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay.
Xuất khẩu gạo Việt có thêm cơ hội khởi sắc vào cuối năm

Xuất khẩu gạo Việt có thêm cơ hội khởi sắc vào cuối năm

Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc vào cuối năm nay khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên từ thị trường truyền thống.
Mở rộng thị phần hàng dệt may tại EU, chuyên gia khuyến cáo gì?

Mở rộng thị phần hàng dệt may tại EU, chuyên gia khuyến cáo gì?

Thị phần hàng dệt may tại EU vẫn còn dư địa mở rộng, theo khuyến cáo việc chấp hành các tiêu chuẩn xanh là cần thiết, cùng đó chọn lọc phân khúc sản phẩm.
Thu về gần 1,6 tỷ USD nhưng xuất khẩu tôm đang đối diện với thách thức cạnh tranh lớn

Thu về gần 1,6 tỷ USD nhưng xuất khẩu tôm đang đối diện với thách thức cạnh tranh lớn

Nửa đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 6%. Tuy nhiên, mặt hàng này đang đối diện với những thách thức cạnh tranh từ thị trường nhập khẩu.
Nguồn cung từ Brazil được bổ sung, xuất khẩu cà phê quay đầu giảm giá mạnh

Nguồn cung từ Brazil được bổ sung, xuất khẩu cà phê quay đầu giảm giá mạnh

Sản lượng cà phê của Brazil được bổ sung đã gây sức ép lên giá, khiến giá xuất khẩu cà phê quay đầu giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua 23/7.
6 tháng đầu năm, Việt Nam chi 2,56 tỷ USD mua thức ăn gia súc và nguyên liệu

6 tháng đầu năm, Việt Nam chi 2,56 tỷ USD mua thức ăn gia súc và nguyên liệu

6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã chi 2,56 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 9,6% so với 6 tháng đầu năm 2023.
Dù giá nguyên liệu sản xuất và chi phí logistics tăng cao, xuất khẩu nông sản tiếp tục tạo dấu ấn

Dù giá nguyên liệu sản xuất và chi phí logistics tăng cao, xuất khẩu nông sản tiếp tục tạo dấu ấn

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đạt được kết quả tích cực về xuất khẩu nông sản, dù giá nguyên liệu sản xuất và chi phí logistics tăng cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động