Bước đi chiến lược để ngành nông sản tận dụng lợi thế của Hiệp định RCEP

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dù mang lại nhiều cơ hội cho ngành hàng nông sản trong việc mở thị trường song doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn khi thị trường nội địa mở cửa. Để vừa khai thác tốt hiệp định thương mại (FTA) này lại vừa không bị thất thế trên sân nhà, nhiều doanh nghiệp nông sản đang đề ra những bước đi chiến lược, cụ thể hơn trong năm 2021.
Doanh nghiệp “dễ thở” với quy tắc xuất xứ trong RCEP? RCEP- Những điểm nhìn kinh tế cho Việt Nam hậu Covid-19 Hiệp định RCEP: Doanh nghiệp cần chủ động trong sân chơi kinh tế rộng lớn

Cơ hội đan xen thách thức cho nông sản

Theo đánh giá của ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau củ quả Việt Nam, RCEP sẽ mở ra những cơ hội lớn cho ngành nông sản trong tương lai. Đơn cử như tại thị trường Trung Quốc hiện chỉ nhập khẩu 9 loại nông sản, trong khi năng lực của chúng ta đang xuất khẩu tới 26 loại nông sản ra thế giới. Do đó, hiệp hội hy vọng hiệp định này sẽ tạo điều kiện cho các loại nông sản khác như sầu riêng, chanh leo… có cơ hội nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc.

3635-buoc-di-chien-luoc-de-nong-san-tan-dung-rcep

Bước đi chiến lược để ngành nông sản tận dụng lợi thế của Hiệp định RCEP

Là doanh nghiệp (DN) nông sản có kim ngạch xuất khẩu hàng chục triệu USD/năm, tuy nhiên hiện thị trường chính của Công ty CP XNK MINA hiện là Mỹ và châu Âu, còn các thị trường ở châu Á chưa được chú trọng khai thác. Nay với RCEP, bà Lê Thị Nguyên Thùy - Phó Giám đốc Công ty CP XNK MINA chia sẻ sẽ là cơ hội lớn cho MINA trong việc mở rộng thị trường ở các nước như Trung Quốc, ASEAN. “Sản phẩm nông sản của MINA đã xuất sang những thị trường lớn đòi hỏi chất lượng cao nên vấn đề đáp ứng chất lượng với các nước trong hiệp định này không phải là vấn đề với chúng tôi” - bà Thùy tự tin cho biết.

Cũng như MINA, Công ty Thanh long Minh Phát, Công ty CP Vinamit… khẳng định, khi hiệp định này được thực thi theo lộ trình thuế quan sẽ giảm dần là điều hết sức thuận lợi cho họ. Đặc biệt với một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm trong theo tiêu chuẩn ogranic như Vinamit thì hiệp định này mang đến cho công ty cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. “Nhật Bản và Hàn Quốc tuy dân số không cao nhưng GDP rất cao. Thậm chí GDP Nhật Bản còn hơn xấp xỉ cả một quốc gia lớn như Ấn Độ, nên đây là một thị trường rất tiềm năng cho những sản phẩm chất lượng cao” - bà Vũ Quốc Anh Thư - Giám đốc marketing Công ty CP Vinamit cho biết.

Dù có nhiều thuận lợi song theo chia sẻ từ các DN trong ngành này, khi RCEP thực thi chắc chắn các mặt hàng nông sản từ các nước trong hiệp định sẽ ồ ạt nhập vào Việt Nam với số lượng lớn. Từ đó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt ngay chính tại thị trường nội địa. “Khi mở cửa thị trường đồng nghĩa có rất nhiều luồng hàng hóa vào Việt Nam, tạo cạnh tranh về giá mạnh hơn và DN sẽ phải có chiến lược giá phù hợp để cạnh tranh lại” - bà Vũ Quốc Anh Thư đánh giá.

Bên cạnh đó, nhiều năm qua nền nông nghiệp Việt Nam đến hiện tại vẫn làm theo cách truyền thống. Phương pháp hữu cơ, sinh học chưa được nhiều nông dân áp dụng vì chi phí đầu tư lớn. Từ đó, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, DN trong ngành cần phải thay đổi cách thức sản xuất. Phải làm sao chuyển đổi sang các tiêu chuẩn sản xuất cao hơn như Global GAP…

Vượt thách thức đón cơ hội

Để có thể đương đầu với các thách thức nêu trên, DN trong ngành nông sản đang có những thay đổi từ cách thức sản xuất cho đến cách tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Cụ thể, các DN lớn như Vina T&T, Vinamit… đã và đang thực hiện chuyển đổi tốt khi vừa xuất khẩu, vừa chắc chân tại nội địa. Trong đó Công ty Vina T&T từ năm 2019 đã mở các cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm nông sản đạt chuẩn xuất khẩu cho người tiêu dùng trong nước và được đón nhận tích cực. Hay Vinamit từ những ngày đầu hoạt động đã quy hoạch các vùng nguyên liệu của mình trồng theo tiêu chuẩn organic. Các nhà máy chế biến sâu cũng đạt các tiêu chuẩn cao nhất mà EU hay Mỹ đề ra.

Trong khi đó, nhiều DN khác như Lavifood, MINA, Công ty Chanh Việt… đã triển khai trồng nông sản theo tiêu chuẩn Global GAP, có mã số vùng trồng rõ ràng. Ngoài ra các DN này cũng thiết kế nhà xưởng xử lý sau thu hoạch đạt chuẩn HACCAP… đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm mà các thị trường khó tính đề ra. Với sự chuẩn bị của mình, các DN tự tin vào việc sẽ tận dụng được các lợi thế mà hiệp định này mang lại trong thời gian tới.

Ông Đặng Phúc Nguyên chia sẻ, năm 2020, ngành nông sản xuất khẩu đã phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Nếu như đầu năm phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn hàng hóa ở các cửa khẩu, thì cuối năm lại gặp ách tắc trong thuê container đóng hàng. Dù vậy, bằng nỗ lực cố gắng, kim ngạch xuất khẩu của ngành vẫn đạt khoảng 3,3 tỷ USD. Đây là con số tích cực trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp hiện nay. Kết quả này cùng với những thuận lợi từ RCEP, hiệp hội kỳ vọng trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024

Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024

8 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo thu về trên 3,8 tỷ USD. Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm nay.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thu về hơn 10 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thu về hơn 10 tỷ USD

Thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2024 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 10,24 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thời gian qua khi có mức tăng khá tốt.
Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá

Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá

Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đạt 68,7 nghìn tấn, trị giá 268,4 triệu USD, giảm 1,8% về lượng, nhưng tăng 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản thu về gần 6,3 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024

Xuất khẩu thủy sản thu về gần 6,3 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024

8 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6%

Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6%

VPSA cho hay, tháng 8/2024, Brazil là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam, đạt 736 tấn, tăng 808,6% so với tháng trước.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường EU đạt gần 8 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay

Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay

Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước tới nay với lượng xuất khẩu đạt 8.474 tấn, tăng 43,3% so với tháng 7, chiếm 43,7% thị phần.
Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 12/9 tới, đoàn công tác của Trung Quốc sẽ sang kiểm tra mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hoá đạt đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%; xuất siêu 19,07 tỷ USD.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD

Với kết quả hơn 40 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 cầm chắc trong tay 54 -55 tỷ USD.
Xuất khẩu cà phê Robusta tăng thêm 200 USD/tấn, tiến sát mốc 5.000 USD

Xuất khẩu cà phê Robusta tăng thêm 200 USD/tấn, tiến sát mốc 5.000 USD

Xuất khẩu cà phê Robusta đang tiếp tục được lợi khi tăng vọt hơn 200 USD/tấn, sắp lập kỷ lục khi tiến dần đến mốc giá 5.000 USD/tấn.
Gia Lai: Khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu

Gia Lai: Khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu

Tỉnh Gia Lai đã và đang triển khai nhiều giải pháp mạnh nhằm khai thác hiệu quả hoạt động thương mại qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.
Thành phố Hải Phòng và Cảng Gothenburg (Thụy Điển) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics

Thành phố Hải Phòng và Cảng Gothenburg (Thụy Điển) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics

Đoàn công tác của UBND thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc với Cảng Gothenburg - cảng biển lớn nhất khu vực Bắc Âu nhằm tăng cường hợp tác logistics. l
Việt Nam thu về 177 triệu USD từ xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar

Việt Nam thu về 177 triệu USD từ xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar

Việt Nam thu về 177 triệu USD từ việc xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar trong 7 tháng đầu năm 2024, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.
VASEP ‘bác’ thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động

VASEP ‘bác’ thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động

VASEP phản bác những thông tin được đăng tải từ Sustainability Incubator với cáo buộc Việt Nam lạm dụng lao động trong ngành tôm.
Lào Cai: Trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh, mỗi ngày có 550 xe thông quan xuất - nhập khẩu hàng hóa

Lào Cai: Trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh, mỗi ngày có 550 xe thông quan xuất - nhập khẩu hàng hóa

Theo Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, dịp nghỉ Lễ Quốc khánh, tại cửa khẩu quốc tế đường 2 bộ số II Kim Thành trung bình mỗi ngày hoạt động thông quan là 550 xe.
Giải pháp nào để Lào Cai trở thành cực tăng trưởng của cả nước và khu vực ASEAN?

Giải pháp nào để Lào Cai trở thành cực tăng trưởng của cả nước và khu vực ASEAN?

Để Lào Cai trở thành cực tăng trưởng cả nước và khu vực ASEAN, đại diện Bộ Công Thương gợi mở giải pháp cần khai thác thị trường Trung Quốc, tận dụng FTA..
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU đạt 133 triệu USD

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU đạt 133 triệu USD

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
Nhập khẩu than các loại tăng gần 37% về lượng so với cùng kỳ

Nhập khẩu than các loại tăng gần 37% về lượng so với cùng kỳ

7 tháng, nhập khẩu than các loại của Việt Nam đạt 40,4 triệu tấn, trị giá gần 5,04 tỷ USD, tăng 36,9% về lượng và tăng 16,1% về kim ngạch so với cùng kỳ 2023.
8 tháng, Việt Nam nhập siêu thịt và các sản phẩm thịt khoảng 970 triệu USD

8 tháng, Việt Nam nhập siêu thịt và các sản phẩm thịt khoảng 970 triệu USD

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu các loại thịt và sản phẩm thịt; nhập siêu khoảng 970 triệu USD.
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc: Hướng đến đàm phán Nghị định thư

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc: Hướng đến đàm phán Nghị định thư

Trung Quốc tiêu thụ khoảng 1/3 sản lượng thủy sản toàn cầu. Để mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc, việc đàm phán,ký kết được Nghị định thư là hết sức quan trọng.
Giá xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng liên tục kể từ tháng 2 năm nay

Giá xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng liên tục kể từ tháng 2 năm nay

Từ tháng 2 đến nay, giá tôm chân trắng xuất khẩu sang thị trường Mỹ liên tục tăng, từ mức 9,6 USD/kg lên 10,2 USD/kg.
Chế biến sâu, nâng giá trị cho hàng Việt xuất khẩu

Chế biến sâu, nâng giá trị cho hàng Việt xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện đã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn.
Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu

Có 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu được Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm do không còn phù hợp trong thực tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động