Cam kết tại COP26: Cần cơ chế hỗ trợ để có dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn

Năng lượng tái tạo sẽ không thể trở thành xu hướng như hiện nay nếu thiếu đi các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo đà để phát triển thị trường.
Đề nghị các bộ ngành phối hợp tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng tái tạo

Cam kết tại COP26 buộc Việt Nam phải thúc đẩy năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo sẽ không thể trở thành xu hướng như hiện nay nếu thiếu đi các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo đà để phát triển thị trường.

Cam kết đầy thách thức

Nhắc đến cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam, ông Rahul Kitchilu - Phụ trách Chương trình Cơ sở hạ tầng, Ngân hàng Thế giới (WB) - cho rằng: Những cam kết của Việt Nam tại COP26 được tổ chức tại Glasgow về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đóng vai trò quan trọng toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển năng lượng tái tạo – với hơn 20 GW năng lượng tái tạo – và huy động 17 tỷ USD đầu tư tư nhân trong vòng 2 năm qua. Đây là một nỗ lực vô cùng đáng ghi nhận và là những bước đi nghiêm túc hướng tới đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng sạch và loại bỏ carbon khỏi nền kinh tế.

Tuy nhiên, phía trước vẫn còn rất nhiều thách thức, làm sao để cân bằng giữa chuyển dịch năng lượng và đảm bảo an sinh xã hội, cũng như giá thành hợp lý của nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng, song hành với việc chuyển đổi thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045 của Chính phủ.

Cam kết tại COP26:  Cần cơ chế hỗ trợ để có dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn
Điện gió ngoài khơi - Năng lượng tương lai

Thời gian qua, Việt Nam cũng đã có cơ chế chính sách hỗ trợ cho năng lượng tái tạo như áp dụng giá FIT với điện gió và điện mặt trời. Việc này đã góp phần tạo ra sự bùng nổ về phát triển điện mặt trời, điện gió. Thế nhưng, điểm trừ của các cơ chế này là thời gian áp dụng ngắn ngủi, cộng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều dự án lâm cảnh “lỡ hẹn giá FIT” và đối diện tương lai bất định. Cơ chế chính sách cho điện mặt trời, điện gió sau đó cũng chậm ban hành, khiến nhà đầu tư không thể hoạch định ra các kế hoạch đầu tư trong tương lai.

Đưa ra giải pháp chuyển dịch năng lượng nhằm đưa phát thải ròng bằng 0, đại diện WB đánh giá: Việt Nam may mắn có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo. Bên cạnh năng lượng mặt trời, gió, Việt Nam còn có tiềm năng to lớn về gió thổi từ đất liền ra biển. Phân tích cho thấy khoảng 370 GW năng lượng tái tạo có thể được tạo ra thêm vào năm 2040 để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Những kinh nghiệm gần đây của Việt Nam cho thấy, có thể hiện thực hóa điều này chủ yếu qua đầu tư tư nhân. Để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng này đối với năng lượng tái tạo, cần có các cải tiến trong việc hoạch địch mở rộng hệ thống năng lượng, khung pháp lý đối với việc thu mua để đảm bảo nguồn cung năng lượng tái tạo có chi phí thấp…

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) - cho rằng: Điện gió không chiếm nhiều đất, đây là điều trái ngược hẳn với điện mặt trời. Các turbine gió và thiết bị thực tế không sử dụng nhiều không gian đất. Điều này có nghĩa là đất được sử dụng để đặt các trụ turbine, cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như nông nghiệp.

Ngoài ra, theo TS Ngô Đức Lâm, không giống như than đá, khí đốt tự nhiên hoặc dầu, bản thân các turbine gió không yêu cầu đốt bất kỳ nhiên liệu hóa thạch nào để hoạt động. Nguồn năng lượng gió không bao giờ cạn kiệt, bởi gió xuất hiện tự nhiên trong bầu khí quyển mà chúng ta không phải lo lắng về nguồn cung cấp. Giờ đây điện gió còn được làm trên mặt biển, lấy gió ngoài khơi để phát điện. Cho nên các nước đang tập trung cho điện gió ngoài khơi. Gió ngoài khơi có tiềm năng lớn, ổn định hơn so với đất liền. Nhưng làm điện gió ngoài khơi thì cần có móng cột vững chãi, cho nên phụ thuộc nhiều yếu tố. Xu hướng công nghệ thế giới thời gian tới sẽ phát triển mạnh hơn bây giờ nhiều và giá thành điện gió sẽ rẻ hơn rất nhiều.

“Điện gió bây giờ đắt hơn điện mặt trời và nhiệt điện than. Nhưng trong tương lai giá điện gió sẽ rẻ hơn. Tương lai điện gió sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn so với điện mặt trời. Năng lượng gió lại phát được cả ngày và đêm cho nên lượng điện sinh ra sẽ nhiều hơn so với năng lượng mặt trời. Cùng có công suất lắp đặt là 10.000 MW, nhưng một loại chỉ phát được tối đa 12 tiếng, trong khi một bên phát điện được 24 tiếng. Như vậy lượng điện thu được từ gió sẽ tốt hơn và nhiều hơn. Cho nên giá thành điện gió trong tương lai sẽ rẻ nhanh hơn so với năng lượng khác”, TS Ngô Đức Lâm chia sẻ.

Thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam có gì khác biệt?

Từ góc độ nhà đầu tư, ông Stuart Livesey - Tổng giám đốc dự án điện gió La Gàn - cho rằng: Một lộ trình rõ ràng cho tương lai của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi ở Việt Nam là rất quan trọng, xét về thời điểm và cách thức các dự án được lựa chọn và triển khai. Điều này một lần nữa có thể giảm bớt rủi ro cho các nhà phát triển, nhờ đó cho phép các nhà phát triển và nhà cung cấp lớn cam kết đầu tư lâu dài với quy mô lớn hơn ở một thị trường Châu Á-Thái Bình Dương cạnh tranh và khắt khe.

Cam kết tại COP26:  Cần cơ chế hỗ trợ để có dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn

Cần cơ chế hỗ trợ để có những dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn phát triển trong tương lai

Theo ông Stuart Livesey, điện gió ngoài khơi đòi hỏi các khoản đầu tư lớn, do đó cần có một Hợp đồng mua bán điện (PPA) có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến: cắt giảm công suất phát lên lưới điện, khoản thanh toán khi chấm dứt PPA, cơ quan giải quyết tranh chấp, quyền của bên cho vay kế thừa dự án và thay đổi pháp luật.

Bên cạnh đó, ông Stuart Livesey cho rằng: Sự thiếu rõ ràng trong các chính sách và những rủi ro khác sẽ dẫn đến việc gia tăng chi phí, nguyên nhân là do các nhà đầu tư phải dự phòng một khoản ngân sách lớn cho các rủi ro trong trường hợp các dự án bị đình trệ hoặc huỷ bỏ.

Đặt câu hỏi các nhà đầu tư cần làm gì trước những sự thay đổi của cơ chế, chính sách đầu tư, mua bán điện tái tạo, một nhà đầu tư cho biết: Bị động là chỉ có thể ngồi im chờ cơ chế được ban hành và triển khai, nhưng đối với các nhà đầu tư thì bị động có nghĩa là chết. Do đó, phải luôn chủ động kiện toàn lại hệ thống/doanh nghiệp/tối ưu hoạt động chi phí để đảm bảo chờ được cơ chế mới. Tiếp tục tìm kiếm các cơ hội trong các mảng kinh doanh có liên quan hay cùng hệ sinh thái năng lượng vì việc này vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển.

Ngoài ra, nhà đầu tư cần bảo vệ và tìm kiếm nguồn tài chính mới để tiếp tục tái nâng cấp/đầu tư vào các xu hướng năng lượng mới; chủ động tìm kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước thực sự am hiểu và có năng lực về năng lượng, mở ra các cơ hội hợp tác với các đối tác có năng lực triển khai các dự án năng lượng tái tạo.

Quá trình chuyển dịch năng lượng sẽ đòi hỏi vốn đầu tư và cần giảm thiểu tác động lên giá điện. Phân tích của các chuyên gia WB cho thấy sẽ cần khoảng 166 tỷ đôla (giá trị hiện tại) để đầu tư cho ngành điện tới năm 2040 để chuyển dịch theo các mục tiêu của COP26. Con số này cao hơn khoảng 50% so với con số 109 tỷ USD được ước tính theo kịch bản chính sách hiện tại được nêu ra trong dự thảo quy hoạch điện 8 sơ bộ. Giá điện trung bình cũng có thể tăng khoảng 25% vào năm 2040.

“Để đáp ứng nhu cầu tài chính, cần có sự kết hợp của nhiều nguồn lực, bao gồm tái phân bổ nguồn tiết kiệm nội địa cho các dự án liên quan đến khí hậu, tăng dự trữ quốc gia, và nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Nguồn vốn ODA có thể giúp giảm thiểu nguy cơ và huy động lĩnh vực kinh tế tư nhân, cải thiện tính tiếp cận của các dịch vụ về điện. Việt Nam nên làm việc chặt chẽ với các đối tác phát triển đa phương và song phương để đảm bảo nguồn tài chính cho các nỗ lực chuyển dịch năng lượng xanh”, ông Rahul Kitchilu chia sẻ.

Thu Huyền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhật Bản xem xét khả năng bắt buộc tái chế tấm pin mặt trời

Nhật Bản xem xét khả năng bắt buộc tái chế tấm pin mặt trời

Chính phủ Nhật đã bắt đầu triển khai kế hoạch bắt buộc tái chế các tấm pin mặt trời nhằm ngăn chặn tình trạng vứt bỏ tràn lan, đồng thời đang cân xử phạt.
Pin Natri-ion có thể thay đổi cục diện lưu trữ năng lượng như thế nào?

Pin Natri-ion có thể thay đổi cục diện lưu trữ năng lượng như thế nào?

Với chi phí ngày càng giảm, sạc nhanh hơn, pin natri-ion được kỳ vọng sẽ thống trị phân khúc lưu trữ năng lượng dài kỳ (LDES) trên toàn cầu.
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc: Từ nhu cầu tới cơ chế, chính sách

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc: Từ nhu cầu tới cơ chế, chính sách

Nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN ở miền Bắc.
Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam

Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam

CME Solar Investment và Vista Global thuộc Samsung C&T (Samsung C&T) hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam.
Nhà đầu tư đề xuất làm 2 dự án điện gió công suất 7.000MW tại huyện Cần Giờ

Nhà đầu tư đề xuất làm 2 dự án điện gió công suất 7.000MW tại huyện Cần Giờ

Hiện, đang có 2 nhà đầu tư đề xuất TP. Hồ Chí Minh cho phép khảo sát để làm dự án điện gió tại vùng biển ngoài khơi huyện Cần Giờ với tổng công suất 7.000MW.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng
Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Trong khuôn khổ chiến lược chuyển đổi xanh, Mỹ đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, với nỗ lực đặc biệt dành cho ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.
Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Theo Phòng Thương mại Quốc tế, nhu cầu hydrogen sẽ tăng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, tốc độ và thời gian tiếp nhận sẽ khác nhau giữa các ngành.
Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu?

Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu?

Ngành điện gió ngoài khơi toàn cầu đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc với công suất dự kiến sẽ vượt mốc 520 GW vào năm 2040.
Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ Bỉ trong lĩnh vực năng lượng

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ Bỉ trong lĩnh vực năng lượng

Chuyến thăm và làm việc tại dự án điện gió Hanzinelle/Gerpinnes, thuộc tỉnh Namur là một phần trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Bỉ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, theo Quy hoạch Điện VIII chúng ta còn 6 năm nữa, tức đến năm 2030 phải đạt tổng công suất đặt hệ thống là 150.489 MW.
Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với điện mặt trời mái nhà

Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với điện mặt trời mái nhà

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với năng lượng mặt trời mái nhà
5 yếu tố giúp Growatt củng cố vị thế dẫn đầu thị trường giải pháp năng lượng toàn cầu

5 yếu tố giúp Growatt củng cố vị thế dẫn đầu thị trường giải pháp năng lượng toàn cầu

Đầu tư bài bản, tập trung cho nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu ích cùng các sản phẩm chất lượng...là những yếu tố giúp Growatt dẫn đầu thị trường
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản)

Sáng 13/8/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc cùng Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản).
Phát triển dự án điện khí LNG còn chậm: Vì đâu nên nỗi?

Phát triển dự án điện khí LNG còn chậm: Vì đâu nên nỗi?

Phát triển các dự án điện khí LNG đang là xu hướng trên thế giới, song tại Việt Nam vấn đề này đang gặp nhiều khó, vậy đâu là nút thắt cần tháo gỡ?
Đức:

Đức: ''Giá điện âm'' do dư thừa điện năng lượng tái tạo, thiếu pin lưu trữ

Ở Đức, việc phát triển điện năng lượng tái tạo diễn ra rất nhanh tuy nhiên các điều kiện đi kèm chưa theo kịp nên lượng điện sản xuất ra nhiều hơn mức tiêu thụ.
Công suất năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã gấp đôi so với phần còn lại của thế giới

Công suất năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã gấp đôi so với phần còn lại của thế giới

Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu về năng lượng sạch như: Gió và mặt trời và nhanh hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.
Châu Âu chuyển mạnh sang điện gió và điện mặt trời sau cuộc xung đột Ukraine - Nga

Châu Âu chuyển mạnh sang điện gió và điện mặt trời sau cuộc xung đột Ukraine - Nga

Điện gió và điện mặt trời chiếm tỷ lệ kỷ lục là 30% nhu cầu năng lượng toàn khu vực châu Âu trong khi dầu, khí đốt và than đá đóng góp tổng cộng 27% điện năng.
Tiềm năng vô hạn của năng lượng xanh từ tảo biển

Tiềm năng vô hạn của năng lượng xanh từ tảo biển

Các nhà khoa học tại Đại học Concordia (Mỹ) đã đạt được một bước đột phá trong việc khai thác năng lượng xanh từ quá trình quang hợp của tảo biển.
Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để hoàn thiện cơ chế, chính sách

Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để hoàn thiện cơ chế, chính sách

Việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.
Cổ phiếu BGE của BCG Energy sẽ giao dịch trên sàn UpCoM vào 31/7

Cổ phiếu BGE của BCG Energy sẽ giao dịch trên sàn UpCoM vào 31/7

Ngày 23/7, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đã chấp thuận cho 730 triệu cổ phiếu mã BGE của Công ty Cổ phần BCG Energy giao dịch trên UPCoM.
Việt Nam đang thiếu cơ chế phát triển dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO

Việt Nam đang thiếu cơ chế phát triển dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO

Việt Nam đang thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính cho việc phát triển và thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO.
Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có báo cáo trình Chính phủ về thực hiện Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Hội thảo Hydrogen Việt - Đức: Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam

Hội thảo Hydrogen Việt - Đức: Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam

Với chủ đề phát triển chiến lược và quan hệ đối tác xây dựng cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam, Hội thảo Hydrogen Việt - Đức sẽ diễn ra vào ngày 1/8 tại TP.HCM.
Tương lai, tấm pin mặt trời có thể dùng dưới dạng dung dịch, quét lên tường như sơn

Tương lai, tấm pin mặt trời có thể dùng dưới dạng dung dịch, quét lên tường như sơn

Các nhà nghiên cứu đã phát triển loại vật liệu mới sử dụng dưới dạng dung dịch và có hiệu suất cao hơn silicon để làm tấm pin mặt trời hiện nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động