Chiến lược phát triển mới: Nhiều kỳ vọng cho ngành dệt may Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt đã đáp ứng lòng mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp.
Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 Ngành dệt may: “Xanh” từ chính sách

Phấn đấu nhiều mục tiêu lớn

Dệt may là một ngành xuất khẩu quan trọng, luôn đứng trong top đầu các ngành hàng có kim ngạch cao nhất. Theo ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2022 mặc dù xuất khẩu của ngành giảm tốc nặng nề trong quý IV nhưng cả năm vẫn đạt 44,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Kết quả này đạt được nhờ sự nỗ lực và năng lực nội sinh được vun đắp qua nhiều năm của ngành.

Với nền tảng đó, trong Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, ngành dệt may được đặt mục tiêu và kỳ vọng trở thành ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế.

Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2030, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày cả nước bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,8% - 7,0%/năm, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,2% - 7,7%/năm. Năm 2025 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày cả nước đạt 77-80 tỷ USD, năm 2023 đạt 106-108 tỷ USD.

Yêu cầu chất lượng hàng dệt may tại các thị trường ngày một khó
Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đặt ra nhiều mục tiêu lớn

Bên cạnh đó, ngành cũng được định hướng phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn.

Đặc biệt, chiến lược cũng đặt ra định hướng phát triển thời trang dệt may, thúc đẩy và tạo gắn kết, phối hợp giữa các nhà sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm và kinh doanh để định hướng và tạo ra các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước; phát triển xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu quốc gia.

Phát triển trung tâm thời trang tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội; đẩy mạnh phát triển thời trang dệt may kết hợp chặt chẽ với chiến lược tiếp thị và chiến lược truyền thông; hướng sản phẩm thời trang dệt may phục vụ nhu cầu trong nước, ngoài nước và khách du lịch, gắn với xu thế thế giới về các sản phẩm xanh, sản phẩm tiện lợi.

Giải bài toán thiếu nguyên phụ liệu

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng do phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu giá trị gia tăng của ngành chưa tương xứng với con số xuất khẩu. Mặt khác, chưa chủ động được nguyên liệu cũng là một phần nguyên nhân khiến tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ, tận dụng ưu đãi về thuế từ các hiệp định thương mại tự do của ngành chưa thực sự cao.

Chia sẻ với phóng viên báo Công Thương, ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương nhìn nhận: Thiếu nguyên phụ liệu là điểm nghẽn của ngành dệt may Việt Nam nhiều năm qua.

Do vậy, trong chiến lược phát triển của ngành do Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì xây dựng rất chú ý và đưa ra những định hướng giải pháp tháo gỡ vấn đề này. Trong đó, thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày; chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong ngành...

Chiến lược phát triển mới: Nhiều kỳ vọng cho ngành dệt may Việt Nam
Chiến lược mới kỳ vọng giải được bài toán thiếu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may

Cụ thể, với ngành dệt, bao gồm xơ sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải, phát triển sản xuất các loại xơ sợi tổng hợp, xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới, thân thiện môi trường, sợi chỉ số cao, chất lượng cao,... đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, giảm dần nhập khẩu; đầu tư phát triển mạnh các mặt hàng vải dệt kim, vải dệt thoi, vải kỹ thuật.

Xây dựng một số khu công nghiệp tập trung chuyên ngành, tổ hợp chuyên ngành dệt may, da giày lớn bao gồm chuỗi xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất vải, thuộc da; ưu tiên dự án có công suất lớn từ nhà đầu tư có uy tín, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có quy trình sản xuất đồng bộ, khép kín và đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường.

Ngành may lựa chọn phát triển những mặt hàng chiến lược có uy tín trên thị trường, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm chất lượng cao; dịch chuyển sản xuất về các huyện, thị xã và các khu vực có nguồn lao động và hệ thống hạ tầng thuận lợi.

Chiến lược cũng “chỉ định” rõ thu hút đầu tư một số khu công nghiệp tập trung chuyên ngành, tổ hợp chuyên ngành tại khu vực phía Bắc (các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, …); khu vực miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Bình Định,…) và phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Long An,…).

Đồng thời, hướng các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung phát triển ở khu vực có mật độ cao các doanh nghiệp tại những địa phương đã nêu ở trên để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Định hướng rõ ràng này được ghi nhận sẽ góp phần giải quyết tình trạng chưa mặn mà, thậm chí từ chối các dự án dệt nhuộm của một số địa phương. Dù vậy, để các địa phương mở lòng hơn, ông Nguyễn Tuấn Anh đề nghị: Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, đầu tư các dây chuyền, thiết bị tiên tiến, hiện đại, sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm thân thiện, công nghệ tuần hoàn, giảm tiêu hao giảm phát thải, tái sử dụng nguyên nhiên vật liệu và chất thải, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả theo những quy định về bảo vệ môi trường.

"Các địa phương sẽ có sự nhìn nhận khách quan hơn về ngành dệt may, da giày đang cố gắng chuyển mình theo xu hướng xanh hóa. Từ đó, các sở ngành, địa phương sẽ có cơ sở để xem xét, chấp thuận đối với các dự án dệt nhuộm phù hợp", ông Phạm Tuấn Anh nhận định.

Được biết, trong quá trình soạn thảo nhóm soạn thảo chiến lược đã nghiên cứu những đề xuất về môi trường đối với Chiến lược phát triển bền vững ngành dệt may của EU. Từ đó đề xuất, xây dựng những giải pháp phù hợp để ngành dệt may Việt Nam có thể thích ứng và hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Cũng có nghĩa, ngành dệt may đã được định hướng để bắt nhịp và đáp ứng yêu cầu xanh đang được tiêu chuẩn hoá tại thị trường nhập khẩu cao cấp và lớn của Việt Nam

Ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 giải quyết 3 vấn đề rất quan trong: Trong dài hạn Việt Nam có cần phát triển ngành dệt may nữa hay không; nếu có phát triển thì phát triển theo hướng nào: May mặc, nguyên liệu, thiết kế, mua bán và sáp nhập… ; ngành được định vị phát triển ở khu vực nào để doanh nghiệp có định hướng đầu tư.
Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp, chủ động đối thoại với các đối tác trong quá trình triển khai nhiệm vụ về Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của EU.
Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp cũng như bối cảnh trong nước chưa thực sự ổn định sẽ tác động đến ngành Công Thương trong ngắn và dài hạn.
Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 27/9 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu thông tin thị trường nguyên liệu bông Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.
Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Chi phí nhân công đang cao hơn so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khiến ngành dệt may chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là khi giá đơn hàng thấp.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến hết quý III/2024, nhưng đơn hàng quý IV/2024 chưa chắc chắn, đặc biệt đơn giá chưa cải thiện.
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Kết hợp chặt chẽ cùng đối tác để nắm rõ thông tin là một trong những khuyến cáo quan trọng giúp doanh nghiệp dệt may ứng phó với quy định mới tại EU.
Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Nhằm tăng tận dụng ưu đãi từ CPTPP, doanh nghiệp dệt may kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ “mềm hóa” quy tắc xuất xứ của hiệp định này.
Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

EU, Mỹ sẽ đưa vào thực thi một số đạo luật quan trọng liên quan đến xuất nhập khẩu nhưng doanh nghiệp da giày trong nước đang thiếu thông tin về các luật này.
Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Đơn hàng cải thiện, sản xuất ổn định, doanh thu, lợi nhuận đã tăng nhưng vẫn còn nhiều thách thức đang chờ doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.
Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững là xu hướng không thể cưỡng lại nhưng doanh nghiệp dệt may đầu tư ra sao, lộ trình thực hiện như thế nào lại là vấn đề quan tâm.
Tập đoàn dệt may Việt Nam chuẩn bị sản xuất đơn hàng vải chống cháy đầu tiên

Tập đoàn dệt may Việt Nam chuẩn bị sản xuất đơn hàng vải chống cháy đầu tiên

Lãnh đạo Tập đoàn dệt may Việt Nam đã kiểm tra công tác chuẩn bị đánh giá hệ thống phục vụ sản xuất chính thức trong khuôn khổ dự án vải chống cháy.
Dệt may Việt Nam tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi cung ứng dệt kim

Dệt may Việt Nam tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi cung ứng dệt kim

Bằng việc khép kín chuỗi sản xuất dệt kim, Tập đoàn Dệt may Việt Nam nói riêng, ngành dệt may nói chung đã tiến lên một bước trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mục tiêu một điểm đến hay tầm nhìn chiến lược cho hàng dệt may Việt Nam

Mục tiêu một điểm đến hay tầm nhìn chiến lược cho hàng dệt may Việt Nam

Trung tâm Phát triển sản phẩm và kinh doanh hàng thời trang Vinatex được vận hành hiện thực mục tiêu một điểm đến, mở tầm nhìn chiến lược cho hàng dệt may.
Ngành da giầy trước thách thức xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính

Ngành da giầy trước thách thức xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính

Các quy định về phát triển bền vững được ban hành ngày càng nhiều tại các thị trường lớn như Mỹ và EU, buộc DN da giầy phải đẩy nhanh lộ trình xanh hóa.
Việt Nam đứng trước cơ hội mở rộng hợp tác công nghiệp với các nước EU là rất lớn

Việt Nam đứng trước cơ hội mở rộng hợp tác công nghiệp với các nước EU là rất lớn

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí cho rằng, việc thành lập trung tâm đủ năng lực cấp chứng chỉ sản phẩm cơ khí chế tạo từ nguồn năng lượng sạch là quan trọng.
Thị trường phức tạp, doanh nghiệp ngành sợi có thành công ‘cắt lỗ’?

Thị trường phức tạp, doanh nghiệp ngành sợi có thành công ‘cắt lỗ’?

Giá bông, sợi trên thị trường thế giới từ đầu năm tới nay biến động bất thường khiến kỳ vọng “cắt lỗ” của doanh nghiệp ngành sợi khó thành hiện thực.
Thừa Thiên Huế: Vẫn gặp khó khi bố trí cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp

Thừa Thiên Huế: Vẫn gặp khó khi bố trí cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt, xây dựng hạ tầng nhiều cụm công nghiệp, tuy nhiên hiện nay việc bố trí cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp vẫn còn gặp khó.
Chi phí đầu vào liên tục tăng, doanh nghiệp dệt may xoay sở ra sao?

Chi phí đầu vào liên tục tăng, doanh nghiệp dệt may xoay sở ra sao?

Lương tối thiểu vùng tăng kể từ đầu tháng 7/2024 đã chồng thêm gánh nặng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp dệt may khi đơn giá, đơn hàng không tăng.
Doanh nghiệp da giày lo ứng phó với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)

Doanh nghiệp da giày lo ứng phó với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)

Có thể sau năm 2030 EU sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) cho sản phẩm da giày, doanh nghiệp trong nước cần chủ động ứng phó.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đóng góp gì sau 25 năm thành lập?

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đóng góp gì sau 25 năm thành lập?

Đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp dệt may, 25 năm qua Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đồng hành cùng ngành công nghiệp nhiều chục tỷ đô phát triển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động