Chung kết hội thi “Nhà nông đua tài” toàn quốc lần thứ 4

Vừa qua, tại Hà Nội, đã diễn ra vòng thi chung kết và lễ trao giải hội thi “Nhà nông đua tài” toàn quốc lần thứ 4 năm 2017. Tham dự vòng chung kết có 4 đội tuyển thuộc Hội Nông dân các tỉnh, thành phố Tuyên Quang, Hải Phòng, Hà Tĩnh và Tiền Giang.  
Chung kết hội thi “Nhà nông đua tài” toàn quốc lần thứ 4

Lãnh đạo Trung ương Hội nông dân Việt Nam và đại diện Ban tổ chức, nhà tài trợ trao giải nhất chung kết Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ 4 năm 2017 cho đội tuyển Hà Tĩnh

Kết quả, đội Hà Tĩnh đoạt giải nhất; Hải Phòng giải nhì; hai đội Tuyên Quang và Tiền Giang đồng giải ba.

Hội thi do Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức với thời gian 5 năm 1 lần, từ cấp cơ sở đến trung ương. Công ty CP Phân bón Bình Điền là nhà tài trợ chính, cùng với sự phối hợp của Công ty CP Phát triển dịch vụ truyền thông IPC (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam).

Ý nghĩa lớn

Ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, nhấn mạnh: “Hội thi là hoạt động truyền thông đặc sắc của hội. Đây vừa là phương thức để truyền tải chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chương trình của hội; vừa là diễn đàn thiết thực để cán bộ, hội viên nông dân phát huy tính năng động, sáng tạo và tư duy đổi mới; vừa là nơi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất cũng như tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, xây dựng tổ chức hội vững mạnh”.

Với chủ đề “Nông dân Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển”, hội thi đã thu hút sự tham gia của 1,2 triệu lượt cán bộ, hội viên nông dân trong cả nước, đem đến những hình ảnh đẹp, khí thế và sức sống mới. Mỗi đội tạo ra một màu sắc riêng, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tư duy đổi mới, hội nhập và quyết tâm tạo đột phá; gợi mở nhiều giải pháp giải quyết những vấn đề nóng, bức thiết của nông dân với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp an toàn, chất lượng, hiệu quả, hội nhập và phát triển bền vững. Hội thi vì vậy có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Sân chơi trí tuệ, hữu ích, hấp dẫn

Chung kết hội thi “Nhà nông đua tài” toàn quốc lần thứ 4
Cổ động viên cổ vũ nhiệt tình phần thi của các đội

Theo bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng ban tổ chức hội thi, các đội tuyển nông dân có sự đầu tư chu đáo, tập luyện công phu, bài bản, nắm vững kiến thức chung cũng như trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội; trả lời mạch lạc, lưu loát, đồng thời rất chủ động trong liên hệ thực tiễn công tác, lao động sản xuất và đời sống tại địa phương mình; vận dụng sáng tạo, linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp: thuyết trình, biểu diễn văn nghệ, kết hợp với phông ảnh và hiệu ứng của công nghệ thông tin, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết phục người xem”.

Qua phần thi: Lời chào nhà nông, các đội đã mang về thủ đô những nét riêng của các vùng miền trên cả nước, làm cho sân khấu hội thi đầy ắp sắc màu, đẹp và ấn tượng. Đó là những nét văn hóa đặc sắc của người nông dân vùng núi phía Bắc với cây đàn tính, khèn bè, những bộ trang phục thổ cẩm, mái tóc thiếu nữ bới cao; đó là những tà áo tứ thân mớ ba mớ bảy của liền chị, liền anh đồng bằng Bắc bộ; là những làn điệu dân ca ví dặm, hò Quảng ở dải đất miền Trung, cồng chiêng, tù và Tây Nguyên; các điệu hò, điệu lý và đờn ca tài tử miền sông nước Nam bộ… như sắc xuân rực rỡ tràn ngập nhà hát, dù tiết trời Hà Nội đã giữa thu.

Các màn tiểu phẩm ý tưởng nhà nông, nhiều đội đã đưa ra được các chủ đề mới, rất độc đáo, đầy tính sáng tạo và khả thi, như: ý tưởng thành lập các câu lạc bộ: “Vì biển xanh”, nhằm trả lại biển sự bình yên và môi trường sinh thái bền vững; ngăn chặn, xoá bỏ tệ nạn khai thác hải sản theo kiểu tận diệt, như giã cào, sử dụng chất nổ, kích điện, xung điện của đội Hải Phòng; các ý tưởng làm mô hình trồng tiêu sinh thái của Đắk Nông, sản xuất trứng chim cút sạch của Tiền Giang, nuôi thỏ theo chuỗi giá trị bền vững ở Bắc Ninh, thu gom rác thải trên đồng ruộng của Trà Vinh… rồi ý tưởng dùng người lầm lỡ nghe theo kẻ xấu bỏ làng vào rừng, trở lại tuyên truyền vận động những người đang bị kẻ xấu kích động theo chúng, của đội Lai Châu cũng được đưa lên sân khấu, rất chuyên nghiệp.

Sức lan tỏa mạnh mẽ

Ông Lê Quốc Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, cho biết: “Hội thi Nhà nông đua tài được công ty cùng hội nông dân tổ chức từ năm 1998 tại các tỉnh phía Nam và sau đó được tổ chức trên phạm vi cả nước. Đến nay, qua gần 20 năm với 4 lần tổ chức, mỗi lần lại có thêm nhiều kinh nghiệm và đổi mới, tạo nên những ngày hội của bà con nông dân. Là sân chơi trí tuệ, hữu ích, hấp dẫn, có sức sống lâu bền, sức lan tỏa mạnh mẽ, đi vào thực tiễn cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp. Hội thi là một trong nhiều chương trình mà công ty tổ chức hướng tới bà con nông dân.”

Sau cuộc thi này ngoài những giải thưởng Ban tổ chức hội thi trao tặng cho các đội, Công ty CP Phân bón Bình Điền sẽ có phần thưởng đặc biệt đó là tặng 1 chuyến đi tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Thái Lan cho toàn bộ thành viên đạt giải nhất chung kết hội thi - Tổng giám đốc Bình Điền cho biết.

Ông Lại Xuân Môn đánh giá cao Công ty CP Phân bón Bình Điền đã sáng tạo, khởi xướng ra cuộc thi và luôn tích cực đồng hành trong suốt 20 năm qua.

Thanh Minh - Đình Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Áp thấp nhiệt đới có khả năng hình thành bão số 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan ngại nhất là mưa lớn có thể gây ngập lụt đô thị.
Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Sau nhiều ngày bị nước lũ nhấn chìm, vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng (Hà Nội) chết khô và bị bao phủ một màu vàng của lớp bùn đất trôi dạt.
Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Hơn 200 nghìn ha lúa bị ngập úng do bão số 3, gây thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; còn rau màu và cây ăn quả bị hư hại, gây thiệt hại khoảng 1.250 tỷ đồng.
Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Vừa được công nhận là cây công nghiệp chủ lực quốc gia, ngành dừa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự trở lại của sâu đầu đen.

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường đóng vai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp.
4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

Các hồ chứa thủy điện đang thực hiện xả điều tiết tính đến 8 giờ ngày 16/9: Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra là trên 31.596 tỷ đồng.
Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Bão Yagi và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến tăng trưởng. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau bão là hoạt động cấp thiết.
Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Do ảnh hưởng của bão Yagi kèm mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, các ruộng trồng hoa của người dân làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã bị tàn phá nặng nề.
Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 7h00 ngày 13/9, đã có 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi.
Chợ làng biển

Chợ làng biển 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi

Bình minh, hàng chục tàu thuyền khai một đêm đánh bắt hải sản bắt đầu đổ về chợ Châu Thuận Biển bán cá, tạo nên một khu chợ 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi.
VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

Góp ý Nghị định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, VCCI lo tiền hỗ trợ chậm đến tay người dân.
Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 từ đêm ngày 7/9/2024 các khu vực trên địa bàn Hàm Yên (Tuyên Quang )đã có mưa to gây nhiều thiệt hại về người cũng như nhà ở.
Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14 giờ ngày 12/9/2024.
Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã phấn đấu và đạt 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Tổng hợp báo cáo cập mới nhất từ các địa phương, tính đến 19h00 ngày 10/9, tại 9 tỉnh/thành đã xảy ra 25 sự cố đê điều do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ.
Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Trong 12 giờ qua, trên sông Gâm, lũ tiếp tục lên đạt đỉnh rồi duy trì ở mức cao, trên sông Lô tại Hàm Yên và TP. Tuyên Quang lũ tiếp tục lên.
Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị tắc...; ước tổng thiệt hại 70 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa

Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước

Lần đầu tiên thủy điện Tuyên Quang mở hết 8 cửa xả đáy, người dân vùng hạ du trong đó có Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước lũ.
Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Chiều ngày 9/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định thông tin đê Yên Lập vỡ sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) là sai sự thật.
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Đài Khí tượng thủy văn Tuyên Quang cảnh báo từ hôm nay 9/9, trên sông Gâm tại Chiêm Hóa, lũ tiếp tục lên với biên độ 1-2m, đỉnh lũ trên mức báo động 3.
Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Tính đến 11 giờ 30 hôm nay 9/9, số người chết và mất tích do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã tăng lên 59 người.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động