Chương trình Bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh: Công cụ điều tiết giá hiệu quả

Từ mục tiêu ban đầu là cố định giá cả mùa Tết, sau 20 năm chương trình bình ổn thị trường đã trở thành công cụ điều tiết giá thị trường tại TP.HCM.
20 năm bình ổn thị trường tại TP. Hồ Chí Minh: Hành trình dài, dấu ấn lớn

Sáng 29/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường giai đoạn 2002 – 2022, định hướng giai đoạn 2022 – 2032 trên địa bàn. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã tham dự hội nghị này.

Chương trình Bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh: Công cụ điều tiết giá hiệu quả
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại hội nghị

Từ “bình ổn giá” sang “bình ổn thị trường”

Theo báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh, thành phố bắt đầu triển khai Chương trình Bình ổn giá từ Tết Nhâm Ngọ 2002, với số vốn bình ổn 45 tỷ đồng với mục tiêu dự trữ các mặt hàng thiết yếu, cung ứng cho thị trường thành phố, hạn chế tình trạng khan hiếm hàng hóa, biến động giá trong những ngày giáp Tết, cận Tết Nguyên đán.

Từ giai đoạn 2005 – 2010: Chương trình xác định mặt hàng thiết yếu, xây dựng cơ chế thực hiện. Qua kinh nghiệm thực hiện Chương trình các năm trước và dựa trên nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết, Chương trình xác định nhóm mặt hàng thực phẩm thiết yếu, gồm 08 nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu: gạo - nếp, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, đường và rau củ quả để thực hiện bình ổn thị trường.

Nổi bật trong giai đoạn này, Chương trình đã hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, đầu tư, phát triển chăn nuôi, giết mổ gia cầm tập trung, quy mô lớn, ứng phó kịp thời dịch cúm gia cầm diễn biến rất phức phức tạp, bùng phát từ cuối năm 2003. Đồng thời, Chương trình điều tiết thị trường, ổn định giá cả, xử lý kịp thời hiện tượng khan hàng, sốt giá các mặt hàng gạo năm 2008.

Giai đoạn 2010 – 2013: Chương trình phát triển về quy mô, triển khai xuyên suốt cả năm, xã hội hóa một phần nguồn vốn thực hiện bình ổn thị trường. Giai đoạn này, Thành phố bắt đầu xã hội hóa một phần nguồn vốn triển khai thực hiện Chương trình. Theo đó, doanh nghiệp chủ động một phần vốn thu mua, dự trữ hàng bình ổn thị trường; một số doanh nghiệp chủ động hoàn toàn nguồn vốn thực hiện Chương trình.

Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, Chương trình huy động tất cả các thành phần kinh tế đồng hành tham gia thực hiện bình ổn thị trường, không phân biệt thành phần kinh tế. Nguồn vốn thực hiện Chương trình hoàn toàn xã hội hóa thông qua kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021: Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp bình ổn thị trường đã chủ động, sáng tạo, kịp thời ứng phó tình hình mới, phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng rất cao, khẳng định được vai trò dẫn dắt thị trường; góp phần cùng Thành phố giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc, duy trì các chuỗi cung ứng trong giai đoạn này.

Từ giai đoạn từ năm 2021 đến nay, Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố tập trung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, phát triển thương mại điện tử, kết nối cung cầu hàng hóa; đồng thời triển khai quyết liệt các giải pháp tiết giảm chi phí trung gian trong lưu thông hàng hóa, giảm áp lực tăng giá bán đến tay người tiêu dùng.

“Chương trình bình ổn thị trường là một cách tiếp cận đúng đắn, có tính hiệu quả của lãnh đạo Thành phố các thời kỳ. Quá trình triển khai Chương trình luôn được cập nhật một cách sáng tạo của các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, mang đến sự nhận diện gần gũi đối với người tiêu dùng Thành phố. Chương trình đã có những tác động xã hội quan trọng, góp phần tạo kênh mua sắm hàng hóa thiết yếu từ nhóm mặt hàng đầu tiên là lương thực thực phẩm đến mở rộng các nhóm mặt hàng phục vụ mùa tựu trường, sữa, y tế và linh hoạt điều chỉnh, cập nhật Chương trình trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phát sinh. Quá trình triển khai Chương trình từ cách tiếp cận ban đầu là “bình ổn giá” đến “bình ổn thị trường” là sự thay đổi trong tư duy tiếp cận đầy sáng tạo. Cuối cùng, Chương trình đã hình thành được mạng lưới liên kết giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành trên cả nước, tạo vùng nguyên liệu ổn định từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa, hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa bền vững, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng trong mọi thời điểm” ­- ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đánh giá thành công của chương trình sau hơn 20 năm triển khai.

Bên cạnh những mặt tích cực, theo đánh giá của UBDN TP. Hồ Chí Minh, chương trình vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất của doanh nghiệp được thúc đẩy mạnh mẽ nhưng chưa tạo được bước ngoặt về năng suất, chưa hình thành nhiều chuỗi cung ứng, chưa liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - lưu thông - phân phối - tiêu dùng. Một số mặt hàng như đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm… có chi phí sản xuất còn cao, chưa ổn định, phụ thuộc diễn biến thị trường thế giới. Hệ thống nhận diện thương hiệu của Chương trình chưa gần gũi, quen thuộc đối với người tiêu dùng; do đó chưa hỗ trợ người tiêu dùng phân biệt, lựa chọn hàng bình ổn thị trường, chưa hỗ trợ doanh nghiệp vận dụng thương hiệu, uy tín của Chương trình….

Theo dõi sát diễn biến thị trường để nâng cao hiệu quả Chương trình

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã biểu dương những thành công của TP. Hồ Chí Minh trong việc triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường. Từ sự nỗ lực, quyết tâm của thành phố, Chương trình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ổn định giá cả hàng hoá nhờ triển khai hiệu quả, đồng bộ các nhóm giải pháp, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng khan hàng, sốt giá như dịch cúm gia cầm năm 2003, sốt giá gạo năm 2008, sốt giá trứng gia cầm năm 2013, sốt giá đường năm 2014… Qua đó góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát; chỉ số CPI của Thành phố thường xuyên ở mức thấp hơn bình quân cả nước.

“Bộ Công Thương đánh giá rất cao công tác chuẩn bị nguồn hàng thông qua huy động nguồn lực trong bối cảnh TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu thực hiện Chương trình với 03 hình thức tham gia: Tham gia cung ứng; Tham gia phân phối hàng hóa và tham gia hỗ trợ tín dụng”- Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

Liên quan đến những hạn chế của Chương trình, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị, trong ngắn hạn các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong vận hành chuỗi cung ứng sản phẩm bình ổn thị trường; hỗ trợ lẫn nhau nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ, phát huy khai thác thế mạnh và tiềm năng của từng doanh nghiệp. Trong dài hạn, cần tiếp tục theo sát diễn biến thị trường, giá cả, kịp thời kiến nghị biện pháp xử lý cụ thể. Tăng cường phát huy các sáng kiến kết nối cung cầu hàng hóa; hình thành các chuỗi liên kết dọc (liên kết thành một chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của một hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa) và liên kết ngang (giữa những doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh về một hoặc một nhóm hàng hóa) giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ…

Chương trình Bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh: Công cụ điều tiết giá hiệu quả
UBND TP. Hồ Chí Minh khen thưởng cho các doanh nghiệp tích cực tham gia bình ổn thi trường

Theo Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, trong giai đoạn tới, bên cạnh các chính sách vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; Chương trình đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả xoay quanh nhân tố chính là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thế là xây dựng Quy chế thực hiện Chương trình như: Hình thành cơ chế liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp phân phối hàng bình ổn thị trường theo hướng nâng cao trách nhiệm phân phối sản phẩm bình ổn thị trường, tăng hiệu quả bán hàng, giảm chi phí phân phối hàng bình ổn thị trường. Thay đổi cơ bản quy ước về giá bán bình ổn thị trường, đảm bảo giá bình ổn thị trường được hình thành hợp lý, trên cơ sở tổng hợp đầy đủ dữ liệu thị trường, có sự đồng thuận của doanh nghiệp và đảm bảo khả năng dẫn dắt thị trường.

Ngoài ra, công tác dự báo, đánh giá thị trường bổ sung thêm một số tiêu chí liên quan đến thói quen tiêu dùng như: sự thay đổi hành vi tiêu dùng, tỷ lệ sử dụng thực phẩm an toàn, xu hướng thương mại điện tử, lựa chọn điểm mua hàng…; Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của Chương trình, nâng cao uy tín của Chương trình Bình ổn thị trường, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín doanh nghiệp, sản phẩm bình ổn thị trường; Xây dựng Chuỗi cung ứng tối ưu các sản phẩm bình ổn thị trường; Thiết lập và vận hành hiệu quả đường dây nóng của Chương trình, tiếp nhận nhanh, đầy đủ và phản hồi, xử lý kịp thời các thông tin phản ánh từ người tiêu dùng…

Ông Montri Suwanposri - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam:

Đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu

Hiện nay, hệ sinh thái sản phẩm của C.P. Việt Nam đa dạng, phong phú và đều lấy tiêu chí an toàn thực phẩm làm hàng đầu. Đặc biệt, C.P. Việt Nam còn có các nhà máy chế biến thực phẩm có thể đáp ứng các tiêu chí khắt khe, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường cao cấp như Nhật Bản, châu Âu. Đó cũng là cơ sở, là động lực để C.P. Việt Nam sẵn sàng, mạnh dạn và tự nguyện tham gia vào chương trình Bình ổn thị trường trong mọi hoàn cảnh thuận lợi hay thách thức nhất.

“Chúng tôi không thể nào quên trong giai đoạn phong tỏa khó khăn do Covid-19, C.P. Việt Nam đã có cơ hội được đồng hành cùng với Sở Công Thương trong các chương trình Bình ổn thị trường để cung cấp thực phẩm đến tận tay người tiêu dùng thành phố, thực hiện được các chương trình có ý nghĩa thiết thực cho người dân, cho cộng đồng. Qua đó, chúng tôi cảm nhận sâu sắc sự tương đồng giữa mục tiêu của C.P Việt Nam và mục tiêu của Chương trình Bình ổn thị trường là luôn chú trọng đặt lợi ích của người dân, người tiêu dùng lên hàng đầu”- ông Montri Suwanposri chia sẻ.

Ông Montri Suwanposri cũng tin tưởng, với vai trò là cầu nối và điều hòa cung cầu, Chương trình bình ổn thị trường sẽ cùng doanh nghiệp có các biện pháp thích hợp về điều hòa lưu thông hàng hóa, tài chính, kinh tế, hành chính… giúp doanh nghiệp vượt qua các thách thức, có các giải pháp tối ưu nhất cho cả người tiêu dùng và người tham gia vào thị trường.

Bà Nguyễn Hồng Thu - Người tiêu dùng (quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh):

Mong chương trình tiếp tục duy trì

Tôi biết đến chương trình bình ổn thị trường của thành phố nói chung và quận Phú Nhuận nói riêng đã được thực hiện nhiều năm với các nhóm mặt hàng thiết yếu gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội cũng như là công tác an toàn vệ sinh thực phẩm…

Các điểm bán hàng bình ổn thị trường có nhiều mặt hàng thiết yếu đa dạng như lương thực (gạo, mì gói) thịt gia súc; thịt gia cầm; trứng gia cầm; thực phẩm chế biến; rau củ quả; thủy hải sản; Các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng… do vậy việc mua hàng bình ổn thị trường rất thuận lợi dễ dàng, giảm đáng kể tiền chi tiêu, yên tâm về chất lượng sản phẩm, xuất sứ hàng hóa...

Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sắp đến tôi mong muốn chương trình bình ổn thị trường này tiếp tục được duy trì và phát triển hơn nữa điểm bán mới, mở rộng các mặt hàng bình ổn; không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến ảnh hưởng đến đời sống nhân dân đặc biệt là hộ nghèo, công nhân thuê phòng trọ; gắn với kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ , đạt tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả phù hợp... xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần kiểm soát tình hình chấp hành giá cả, bình ổn thị trường trên địa bàn.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Hàng bình ổn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây mà còn là trung tâm công nghiệp quan trọng và động lực phát triển kinh tế của Việt Nam.
Chùm ảnh: Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chùm ảnh: Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng nay, Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ.
Đẩy mạnh liên kết vùng - chìa khóa giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Đẩy mạnh liên kết vùng - chìa khóa giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Sáng nay, Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ.
Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu thời trang tại Việt Nam hứa hẹn trở thành cánh cửa vàng, đưa ngành dệt may và da giày nước nhà vươn tầm thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đà Nẵng đẩy nhanh hạ tầng kết nối khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đà Nẵng đẩy nhanh hạ tầng kết nối khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị TP. Đà Nẵng cần đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng kết nối các khu công nghiệp, khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi hội đàm với đồng chí Lưu Ninh - Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Làm tốt các quy hoạch ngành, tạo động lực đột phá phát triển kinh tế Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Làm tốt các quy hoạch ngành, tạo động lực đột phá phát triển kinh tế Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị tỉnh Lào Cai thực hiện tốt hơn nữa các Quy hoạch ngành, tạo động lực và dư địa phát triển kinh tế địa phương.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Lào Cai

Sáng 30/8, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và phát triển năng lượng, khoáng sản...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương thị sát tại Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương thị sát tại Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Sáng 30/8, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi thị sát tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II-Kim Thành, Lào Cai.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc)

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc)

Chiều 29/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc hội đàm với Bí thư Khu ủy tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Cần chính sách đột phá phát triển điện lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Cần chính sách đột phá phát triển điện lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục Chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ngày 29/8, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 3 nhiệm vụ trọng tâm về công tác cán bộ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 3 nhiệm vụ trọng tâm về công tác cán bộ

Chiều ngày 28/8, tại Hà Nội, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị tổng kết lớp tập huấn công tác cán bộ năm 2024.
Bộ Công Thương tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Ngày 28/8, Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024 cho tập thể công chức, viên chức Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines

Sáng 27/8, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thăm và động viên người lao động NSMO

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thăm và động viên người lao động NSMO

Chiều 27/8, sau cuộc họp với NSMO Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã đi thăm và động viên người lao động NSMO.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với NSMO

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với NSMO

Chiều 27/8, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và đại diện lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với NSMO.
Họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN

Họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN

Chiều 27/8 tại Hà Nội, Ban soạn thảo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN đã họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Triển khai xây dựng Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào

Triển khai xây dựng Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào

Nội dung Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào sẽ tập trung vào 3 nhóm nội dung: Sản lượng nhập khẩu, phương thức mua bán và phân bổ sản lượng...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác thương mại than với Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác thương mại than với Lào

Sáng 27/8, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với các Tập đoàn, Tổng Công ty năng lượng, khoáng sản về thúc đẩy hợp tác thương mại than với Lào.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dự kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dự kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh

Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh (YBA-HCM) tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tham dự sự kiện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về chuyển dịch năng lượng công bằng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về chuyển dịch năng lượng công bằng

Chiều 23/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về chuyển dịch năng lượng công bằng (JEPT).
Cục Xúc tiến thương mại điều động nhân sự lãnh đạo

Cục Xúc tiến thương mại điều động nhân sự lãnh đạo

Chiều 23/8, tại trụ sở Cục Xúc tiến thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì Lễ Công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động