Chương trình bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh lan tỏa sâu rộng trong cả nước

Sau 20 năm thực hiện chương trình bình ổn giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến nay chương trình đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cả nước.
TP. Hồ Chí Minh tăng thêm nguồn cung xăng dầu trong nước và nhập khẩu, đủ đến giữa tháng 11 TP. Hồ Chí Minh phát huy nguồn lực kiều bào mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư

Sáng 21/10, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Thực tiễn 20 năm và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, nhằm tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm qua 20 năm thực hiện “Chương trình bình ổn thị trường” và đề ra định hướng thực hiện trong thời gian tới.

Chương trình bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh lan tỏa sâu rộng trong cả nước
Bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo

Chương trình bình ổn giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được triển khai lần đầu năm 2002 nhằm ổn định giá cả các mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán. Sau 20 năm thực hiện chương trình bình ổn giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến căn bản từ nhận thức “bình ổn giá” sang nhận thức “bình ổn thị trường”.

Phát biểu tại hội thảo, bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh: Với vai trò là đầu tàu, trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông lao động từ các tỉnh, thành đến lập nghiệp. Do đó, việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, không chỉ cho người dân thành phố mà cho tất cả người lao động nhập cư, đặc biệt là những người dân nghèo, công nhân, người lao động thu nhập thấp. Đây là những đối tượng chịu tác động đầu tiên và trực tiếp ngay khi giá cả hàng hóa thiết yếu có biến động luôn là trăn trở và TP. Hồ Chí Minh xem đó là trách nhiệm phải tập trung để chăm lo cho mọi người dân, phát huy truyền thống nghĩa tình của thành phố.

Chương trình bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh lan tỏa sâu rộng trong cả nước
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo Sở Công Thương các địa phương, hiệp hội, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn tham dự hội thảo

Trong bối cảnh đó, chương trình bình ổn thị trường đã ra đời và sau 20 năm thực hiện, cùng với sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh, trong từng bối cảnh qua từng giai đoạn chương trình đã có những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện để tiếp tục gần gũi, đồng hành với người nghèo, người thu nhập thấp. Qua đó, góp phần giải quyết hài hòa giữa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội của thành phố.

Đại dịch Covid-19 vừa qua đã cho thấy, trong giai đoạn khó khăn nhất, khi người dân hoang mang, đẩy mạnh thu gom tích trữ, hoạt động sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa gặp nhiều khó khăn. “Cộng đồng doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói chung, doanh nghiệp bình ổn thị trường nói riêng đã chủ động, sáng tạo, kịp thời ứng phó tình hình mới, phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng rất cao, khẳng định được vai trò dẫn dắt thị trường, góp phần cùng thành phố giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc, duy trì các chuỗi cung ứng trong giai đoạn này” – bà Phan Thị Thắng bày tỏ.

Chương trình bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh lan tỏa sâu rộng trong cả nước

Công ty cổ phần Ba Huân là một trong nhiều doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ rất sớm (tham gia chương trình 19 năm)

Để chương trình bình ổn thị trường tiếp tục phát huy trong giai đoạn mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết, đầu tư và phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước, cũng như thực hiện tốt “mục tiêu kép” của Chính phủ. Đồng thời nâng cao hiệu quả chương trình bình ổn thị trường giai đoạn 2022 – 2032.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đại biểu tại hội thảo cùng tham gia đóng góp nhiều ý kiến, phản biện khoa học và trên tinh thần xây dựng. Trong đó tập trung vào đánh giá tác động của chương trình bình ổn thị trường đối với các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế, cân đối lớn của thành phố thời gian qua…

Cùng với đó, chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá triển khai chương trình bình ổn thị trường các năm qua, cũng như thảo luận về cơ hội, thách thức trong tình hình mới. Đồng thời, đề xuất các giải pháp bền vững thực hiện chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 – 2032.

TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước khởi xướng và triển khai liên tục chương trình bình ổn thị trường từ năm 2002, đến nay và đã trở thành thương hiệu riêng của TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, chương trình đã tạo sức lan tỏa lớn, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, người tiêu dùng không chỉ tại TP. Hồ Chí Minh mà hiện nay đã được nhân rộng và triển khai đều ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Xuyên suốt 20 năm, chương trình kiên trì các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời ưu tiên phát triển điểm bán và tổ chức bán hàng lưu động tại các quận ven, huyện ngoại thành, khu dân cư tập trung đông người lao động thu nhập thấp, khu lưu trú công nhân, khu công nghiệp, khu chế xuất…

Đặc biệt, từ nguyên tắc cố định giá, đến nay chương trình thực hiện điều chỉnh giá bán linh hoạt, kịp thời; đảm bảo hợp lý, có khả năng dẫn dắt thị trường, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng và luôn thấp hơn thị trường từ 5% đến 10%. Chương trình góp phần thúc đẩy phát triển, minh bạch, lành mạnh thị trường nội địa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, thực hiện có hiệu quả, đồng bộ với các chương trình, đề án lớn của Thành phố như: Đề án phát triển ngành logistics; chương trình kích cầu đầu tư; đề án phát triển hệ thống chợ; kế hoạch phát triển thương mại điện tử…

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng bình ổn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh được cho phép thí điểm cơ chế đặc thù, trong đó có dự án năng lượng tái tạo, song quá trình hiện thực hóa Nghị quyết 98 gặp không ít thách thức.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã Quyết nghị thông qua chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ trên địa bàn TP. Vũng Tàu (khu đất trên đường 3/2).
Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 29 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 3.146 ha.
Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (giai đoạn 1), huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vừa được đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 1.000 ha.
Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tầm nhìn, định hướng tổng thể phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Vượt qua khó khăn, thách thức, 8 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực ở một số lĩnh vực.
Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2).
Quảng Nam: Doanh nghiệp

Quảng Nam: Doanh nghiệp 'ôm vốn' đợi mặt bằng để mở rộng kinh doanh

Một doanh nghiệp FDI Hàn Quốc mong muốn mở rộng đầu tư tại tỉnh Quảng Nam nhưng hiện chưa có mặt bằng để đầu tư.
Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Sau những thiệt hại nghiêm trọng do cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung mọi nguồn lực để khôi phục nhanh chóng các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Với việc triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam không xảy ra ngập lụt nặng, hoạt động sản xuất được duy trì ổn định.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Các địa phương, sở, ngành liên quan tại Thừa Thiên Huế triển khai dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2024.
Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai tại Vĩnh Phúc như một 'cú huých' để nông nghiệp chuyển đổi nhanh hơn, giá trị hơn.
Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Quy hoạch các cụm và khu công nghiệp trên địa bàn xã Long Đức, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân địa phương.
Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Sáng 14/9, GO! Hà Nam có tổng diện tích hơn 14.000 m2 và tổng vốn đầu tư 309 tỷ đồng đã chính thức khai trương trương đưa vào hoạt động tại thành phố Phủ Lý.
Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành liên quan gấp rút hoàn tất các thủ tục đưa Khu công nghiệp Cây Trường tại huyện Bàu Bàng đi vào hoạt động.
Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Mía đường đang trở thành ngành hàng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Trước áp lực cạnh tranh đòi hỏi địa phương phải xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh.
Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão và chuẩn bị sẵn sàng để đón khách du lịch trở lại từ ngày 13/9.
Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Cả 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết nhưng đến nay phần “nằm trên giấy” vẫn nhiều hơn phần đã triển khai.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước cấp mới, tăng thêm của Bà Rịa – Vũng Tàu là hơn 74.000 tỷ đồng, đạt 108,7% kế hoạch năm 2024.
Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình luân canh tôm - lúa cải tiến tại tỉnh Bạc Liêu giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm yếu tố “may rủi” và tăng năng suất, nâng cao thu nhập.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại HEF 2024

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại HEF 2024

Lễ khánh thành và lễ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh là một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ của HEF 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động