Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Điểm tựa giúp nông dân vùng cao Bản Liền giảm nghèo bền vững Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững Lấy ý kiến cho thông tư thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Đời sống người nghèo có bước cải thiện, nâng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24/2021/QH15 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tại Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022.

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm
Phát triển kinh tế nông nghiệp tại xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Chương trình có tổng nguồn vốn tối thiểu (số làm tròn) là 75.000 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác là 14.310 tỷ đồng).

Chương trình gồm 7 dự án, kết cấu thành 2 dự án độc lập và 5 dự án với 11 tiểu dự án, được thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh (trong đó có 48 tỉnh sử dụng vốn ngân sách Nhà nước).

Thông tin về tình hình triển khai thực hiện chương trình, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, chương trình đã cơ bản bám sát mục tiêu: Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Mục tiêu này cao hơn so với giai đoạn trước, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững, áp dụng chuẩn nghèo đa chiều bao trùm nhưng địa bàn, đối tượng thực hiện Chương trình là các “lõi nghèo” của cả nước.

Chương trình đã cơ bản bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc, giải pháp triển khai, thực hiện theo Nghị quyết 24 như đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát nghèo; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt, tạo động lực (chiếm 81% tổng nguồn vốn…). Nhiều địa phương có mô hình hay, cách làm sáng tạo đạt hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đến tháng 9/2022 Chương trình đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương (sớm nhất trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia). Các địa phương đã cơ bản ban hành đầy đủ văn bản theo quy định.

Việc lập, giao kế hoạch vốn thực hiện Chương trình tuân thủ theo quy định pháp luật. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình từ tháng 12/2021 đến năm 2023 là 23.130,261 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30,84% tổng nguồn vốn 5 năm, trong đó chủ yếu là nguồn vốn ngân sách trung ương chiếm khoảng 95%. Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đến 30/6/2023 lũy kế là 34.527 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,8%.

Bước đầu Chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao. Theo báo cáo đã cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.

Nêu dẫn chứng cụ thể, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, tuy chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo cũng là một nỗ lực được ghi nhận.

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết 24 của Quốc hội đã đề ra.

Đầu tư xây dựng còn dàn trải, nhỏ lẻ

Cũng theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, sau hơn 1 năm kể từ khi Nghị quyết số 24/2021/QH15 ban hành, Chính phủ và các bộ, ngành mới ban hành đầy đủ các văn bản của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở cấp trung ương.

Tuy nhiên, một số văn bản ban hành nhưng vẫn có khó khăn vướng mắc, địa phương kiến nghị cần phải sửa đổi, kể cả một số vấn đề liên quan Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022.

Việc phân bổ ngân sách có nội dung còn chậm, năm 2022 chưa được phân bổ 700 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho tiểu dự án 2 - Cải thiện dinh dưỡng thuộc dự án 3 (100 tỷ đồng) và dự án 5 - Hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo (600 tỷ đồng).

Đầu tư xây dựng còn dàn trải, nhỏ lẻ, một số dự án mức vốn thấp; phân bổ vốn hằng năm chưa cân đối, hài hòa, nhất là vốn sự nghiệp; một số địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng thấp, chưa đúng kế hoạch; việc lồng ghép vốn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, thực hiện chưa hiệu quả.

Giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 (đến 31/1/2023) đạt 35,63% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 45% kế hoạch; kinh phí sự nghiệp đạt 6,39% kế hoạch); giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 kéo dài sang năm 2023 đạt 53% kế hoạch; giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương năm 2023 đến tháng 6/2023 đạt 6,53%; kết quả giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 đạt 31,9% kế hoạch.

Việc phát huy dân chủ cơ sở, nhất là cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng thực hiện còn hình thức; phát sinh một số thủ tục hành chính giao cho hội đồng nhân dân trong khi bản chất thuộc thẩm quyền của Chính phủ; chưa thực hiện triệt để nguyên tắc phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình.

Các địa phương chưa xây dựng tiêu chí khuyến khích cá nhân, hộ gia đình về thoát nghèo, giảm nghèo bền vững. "Qua giám sát, các hoạt động đào tạo nghề, mô hình phát triển sản xuất, sinh kế triển khai ở các địa phương phần lớn mức chi và tổ chức thực hiện còn theo cách làm cũ, chưa thực sự đổi mới không còn phù hợp thực tiễn" - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nêu.

Kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 còn khá “khiêm tốn”. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2021, 2022 chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của Chương trình, phần lớn là do tác động của các chính sách giảm nghèo thường xuyên và tín dụng chính sách xã hội, sự tự lực vươn lên của người dân và tác động chung của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước.

Đồng thời, kết quả thực hiện giảm nghèo hằng năm tuy đạt và vượt mục tiêu được giao, song chưa đạt được mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; chưa có giải pháp phù hợp để công tác giảm nghèo được bền vững, chưa thực sự cải thiện, nâng cao cuộc sống người dân một cách thực chất, hạn chế được tái nghèo và phát sinh nghèo.

Tại các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỉ lệ hộ nghèo, chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người ở các huyện nghèo hàng năm. Tiêu chí nghèo đa chiều (tiêu chí số 11) là 1 trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 nên để đạt chuẩn nông thôn, có tình trạng địa phương chạy theo thành tích giảm nghèo. Kết quả rà soát, thống kê cho thấy còn có bất cập trong công tác dự báo xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự 20/9: Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm nhiều lãnh đạo

Nhân sự 20/9: Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm nhiều lãnh đạo

Ngày 20/9, Bộ Ngoại giao tiếp nhận, điều động và bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp Vụ; ông Vũ Hồng Điệp giữ chức Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao tại Hà Nội.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; nhiệt độ giảm từ ngày mai

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; nhiệt độ giảm từ ngày mai

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn có nơi trên 180mm; mưa dông và mưa lớn cục bộ ở Trung, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Dự báo thời tiết biển ngày 21/9/2024: Do ảnh hưởng không khí lạnh, mưa dông mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển ngày 21/9/2024: Do ảnh hưởng không khí lạnh, mưa dông mạnh trên biển

Thời tiết biển hôm nay 21/9/2024, ở vịnh Bắc Bộ, Bắc Biển Đông, giữa và Nam Biển Đông, Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Bình Thuận đến Cà Mau, Kiên Giang mưa dông mạnh
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/9/2024: Ngày cuối tuần, Hà Nội đang mưa dông lớn, đề phòng ngập úng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/9/2024: Ngày cuối tuần, Hà Nội đang mưa dông lớn, đề phòng ngập úng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 21/9/2024, Hà Nội có mây, có mưa rào và dông, mưa to; riêng tối nay có mưa rất to.
Khai mạc Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024

Khai mạc Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024

Tối 20/9, Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” đã chính thức khai mạc tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Tin cùng chuyên mục

Sắp công chiếu phim tài liệu nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Sắp công chiếu phim tài liệu nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

“Tiến bước dưới quân kỳ” là một trong những sản phẩm phim tài liệu tuyên truyền trọng điểm trong dịp kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam vào cuối năm nay.
Vụ sập cầu Phong Châu: Tìm thấy thi thể tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin

Vụ sập cầu Phong Châu: Tìm thấy thi thể tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin

Lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể tài xế xe đầu kéo mắc kẹt trong cabin vụ sập cầu Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) xảy ra vào sáng 9/9.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Va chạm với tàu hàng, 14 thuyền viên rơi xuống biển, 2 người mất tích

Bà Rịa – Vũng Tàu: Va chạm với tàu hàng, 14 thuyền viên rơi xuống biển, 2 người mất tích

Đang đánh cá ở vùng biển Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), tài cá bị tàu hàng nước ngoài đâm chìm khiến 14 thuyền viên rơi xuống biển, 2 người mất tích.
Điểm nóng 24h ngày 20/9: ‘Rốn lũ’ Quảng Bình ngập sâu 2m, xuất hiện vết nứt xé toạc đồi Quảng Nam

Điểm nóng 24h ngày 20/9: ‘Rốn lũ’ Quảng Bình ngập sâu 2m, xuất hiện vết nứt xé toạc đồi Quảng Nam

Do ảnh hưởng bão số 4, tỉnh Quảng Bình ngập sâu, có 37 thôn, bản bị nước lũ chia cắt; xuất hiện vết nứt lớn dài trăm mét dọc quả đồi tỉnh Quảng Nam
Đề nghị xử lý nhóm đối tượng vu khống, đe doạ phóng viên Báo Công Thương

Đề nghị xử lý nhóm đối tượng vu khống, đe doạ phóng viên Báo Công Thương

Hành vi phát tán thông tin sai sự thật của các tài khoản Zalo có tên Vũ Cẩm, Đinh Văn Thêm, Nguyễn Toàn Thắng có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật.
Pháp chia sẻ kinh nghiệm phát triển hạ tầng giao thông bền vững với Hà Nội

Pháp chia sẻ kinh nghiệm phát triển hạ tầng giao thông bền vững với Hà Nội

Trưởng đoàn công tác của AFD khẳng định, cơ quan này sẽ tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với Hà Nội trong nhiều lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
Danh sách doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 20/9 qua Báo Công Thương

Danh sách doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 20/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ thông qua Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt' của Báo Công Thương cập nhật ngày 20/9.
Lòng yêu thương, nghĩa cử cao đẹp của báo chí TP. Hồ Chí Minh hướng về miền Bắc

Lòng yêu thương, nghĩa cử cao đẹp của báo chí TP. Hồ Chí Minh hướng về miền Bắc

Các cơ quan báo chí tại TP.Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc với giá trị quyên góp hàng chục tỷ đồng.
Chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng lũ lụt, Honda Việt Nam ủng hộ 5 tỷ đồng

Chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng lũ lụt, Honda Việt Nam ủng hộ 5 tỷ đồng

Ngày 20/9, tại trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam đã trao 5 tỷ đồng ủng hộ người dân bị thiệt hại bởi bão số 3.
Dự báo thời tiết ngày mai 21/9/2024: Bắc Bộ đón gió mùa Đông Bắc đầu tiên; Trung Bộ có mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 21/9/2024: Bắc Bộ đón gió mùa Đông Bắc đầu tiên; Trung Bộ có mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 21/9/2024: Bắc Bộ đón gió mùa Đông Bắc đầu tiên; Trung Bộ có mưa lớn, có nơi trên 100mm.
Quảng Bình: Nước lũ dâng cao, gần 400 ngôi nhà ngập sâu tại

Quảng Bình: Nước lũ dâng cao, gần 400 ngôi nhà ngập sâu tại 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'

Tại xã Tân Hóa – 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' - người dân từ lâu đã thích ứng với lũ lụt. Mùa lũ trở thành thế mạnh và là loại hình du lịch đặc biệt.
Nhiều tổ chức, cá nhân tiếp tục chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ

Nhiều tổ chức, cá nhân tiếp tục chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ

Sáng ngày 20/9, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã tiếp nhận ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại sau cơn bão số 3.
TP. Hồ Chí Minh: Trích 100 tỷ đồng hỗ trợ 13 tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai do bão số 3

TP. Hồ Chí Minh: Trích 100 tỷ đồng hỗ trợ 13 tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai do bão số 3

Ngày 20/9, UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết vừa ký quyết định trích 100 tỷ đồng hỗ trợ 13 tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả thiên tai do bão số 3.
Đà Nẵng: Hàng chục tấn rác dạt vào bờ biển sau bão số 4

Đà Nẵng: Hàng chục tấn rác dạt vào bờ biển sau bão số 4

Sau bão số 4, hàng chục tấn rác bị sóng đánh dạt vào bờ sông Hàn và các bãi biển dọc đường Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng).
Bà Nhân Vlog: Từ thiện hay bán hàng?

Bà Nhân Vlog: Từ thiện hay bán hàng?

Lê Thị Đức Nhân hay còn biết đến với nickname - Bà Nhân Vlog đã nhận nhiều chỉ trích khi đăng tải video quảng cáo sản phẩm trong lúc hỗ trợ bà con vùng lũ...
TP. Hồ Chí Minh: Vừa bị ‘tố’ chèo kéo bệnh nhân, Thẩm mỹ Bê Trần lại bị xử phạt

TP. Hồ Chí Minh: Vừa bị ‘tố’ chèo kéo bệnh nhân, Thẩm mỹ Bê Trần lại bị xử phạt

Vừa bị “tố” chèo kéo bệnh nhân, nhận tiền dịch vụ qua tài khoản cá nhân... Công ty TNHH Tattoo Sài Gòn Bê Trần lại bị Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt.
Ngăn tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học cao đẳng, đại học để trốn nghĩa vụ quân sự

Ngăn tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học cao đẳng, đại học để trốn nghĩa vụ quân sự

Cử tri đề nghị nghiên cứu sửa đổi một số quy định còn bất cập như tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học để trốn nghĩa vụ quân sự.
Thống nhất đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày

Thống nhất đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày

Phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến từ các bộ, ngành.
Từ ngày 1/10 đường sắt mở bán vé tàu tập thể Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Từ ngày 1/10 đường sắt mở bán vé tàu tập thể Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên… từ nay đến ngày 30/9, ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể Tết Ất Tỵ 2025.
Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Cử tri tỉnh Bình Dương cho rằng, hệ thống trường Quân đội chỉ đào tạo một số ngành nghề giới hạn, không đáp ứng đủ nhu cầu nâng cao trình độ của quân nhân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động