Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 25/4: Cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu

Ngày 25/5, các lĩnh vực của ngành Công Thương như xuất nhập khẩu, năng lượng được các cơ quan báo chí đặc biệt quan tâm. Trong đó, nổi bật là vấn đề xuất khẩu, bên cạnh những cơ hội vẫn tồn tại không ít những thách thức.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, báo Hải quan có bài “Xuất khẩu thuận lợi, doanh nghiệp thủy sản đặt mục tiêu lợi nhuận cao”. Theo bài báo, nhiều doanh nghiệp thủy sản lớn đạt doanh thu xuất khẩu cao trong những tháng đầu năm 2022, nên đã đưa ra kế hoạch kinh doanh với nhiều chỉ tiêu cao hơn nhiều so với năm trước.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 4/2022 vẫn có động lực tăng trưởng ở các thị trường lớn, khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường. Trong đó, 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn giữ vị trí hàng đầu là cá tra và tôm, cụ thể, cá tra vẫn giữ vững vị thế quán quân tăng trưởng với dự kiến tăng 80%, đứng thứ hai là tôm tăng 20%...

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 25/4: Cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu thủy sản có triển vọng tích cực

Bên cạnh những mặt hàng có triển vọng xuất khẩu thuận lợi, Thời báo Tài chính Việt Nam có bài: “Xuất khẩu khẩu trang y tế giảm hơn 68%”.

Bài báo dẫn số liệu thống kê sơ bộ vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho biết, trong quý I/2022, cả nước đã xuất khẩu 54,7 triệu chiếc khẩu trang y tế, giảm 68,6% so với cùng thời kỳ năm 2021.

Cụ thể, trong tháng 3/2022, cả nước có 9 doanh nghiệp chính tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng là 20,9 triệu chiếc. Với kết quả nêu trên so với tháng 2 trước đó, lượng khẩu trang y tế xuất khẩu tăng mạnh 80,2%, dù số doanh nghiệp giảm 2 (tháng 2 có 11 doanh nghiệp). Tuy nhiên tính chung 3 tháng đầu năm, cả nước mới xuất khẩu 54,7 triệu chiếc khẩu trang y tế, giảm 68,6% so với cùng thời kỳ năm 2021.

Bên cạnh khẩu trang, báo Giao thông có bài, “Indonesia cấm xuất khẩu dầu ăn do giá tăng sốc, Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn". Theo bài báo, từ ngày 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng giá dầu tăng mạnh ở nước này.

Trước thực tế này, Bộ Công Thương khuyến cáo, doanh nghiệp nhập khẩu những nhóm hàng này của Việt Nam cần nhanh chóng liên hệ với các các doanh nghiệp (đối tác) xuất khẩu Indonesia để tìm giải pháp cho các đơn hàng giao sau ngày 28/4/2022.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận định, nhiều khả năng, Chính phủ Indonesia sẽ sớm phải xem xét, điều chỉnh quyết định này do lệnh cấm sẽ dẫn tới tác động tiêu cực ngành công nghiệp dầu cọ của nước này khi có khả năng dư thừa nguồn cung tới 60%.

Liên quan đến lĩnh vực năng lượng, tờ Đầu tư có bài “Chuẩn bị trình Đề án Quy hoạch điện VIII chính thức”. Bài báo cho biết, Đề án Quy hoạch điện VIII được xây dựng với nhiều nguyên tắc trong đó có đảm bảo cho mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia phát triển ngành điện theo cơ chế thị trường; đảm bảo phát triển hạ tầng điện lực cân đối giữa các vùng, miền, cân đối giữa nguồn và phụ tải.

Quy hoạch cũng có tính mở, chỉ xác định danh mục những nguồn điện lớn, quan trọng cấp quốc gia, danh mục lưới điện truyền tải quan trọng ở cấp điện áp trên 220 kV giai đoạn 2021 - 2030, định hướng phát triển nguồn điện theo miền, theo vùng và theo cơ cấu công suất giai đoạn 2031 - 2045, định hướng phát triển lưới điện truyền tải ở cấp điện áp trên 220 kV giai đoạn 2031-2045.

Tờ TheSaigontimes có bài viết: “Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng động cơ từ 20% xuống dưới 12%”. Theo bài báo, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế MFN) mặt hàng xăng dầu, trước đề nghị mức giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung của một số cơ quan.

Cơ quan này đề xuất, Chính phủ điều chỉnh thuế suất MFN với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ mức 20% hiện nay xuống 12%- chênh lệch 4% so với thuế suất FTA từ Hàn Quốc và ASEAN.

Bộ Tài chính cho biết, phương án trên có thể không tác động nhiều đến việc làm giảm giá xăng trong nước do hiện nay nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN và Hàn Quốc, nhưng sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu từ các quốc gia khác như: Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia Trung Đông, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác trong trường hợp nguồn cung trên thị trường thế giới biến động.

Ngoài ra, mức chênh lệch 4% giữa thuế suất MFN và thuế suất FTA đối với xăng cũng là hợp lý để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu mới trong trường hợp nguồn cung xăng dầu từ các thị trường truyền thống bị thiếu hụt, đồng thời vẫn đảm bảo được dư địa đám phán các Hiệp định FTA mới trong tương lai trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mở ra giai đoạn mới cho quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Mở ra giai đoạn mới cho quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện sự coi trọng cao của Việt Nam đối với Cuba và vị trí của Cuba trong chính sách đối ngoại.
Xem xét báo cáo kết quả giám sát về quản lý thị trường bất động sản

Xem xét báo cáo kết quả giám sát về quản lý thị trường bất động sản

Chiều 23/9, UBTVQH xem xét Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.
Đề nghị áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% cho báo điện tử

Đề nghị áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% cho báo điện tử

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục của Quốc hội đề nghị áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% cho báo điện tử.
Chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Mốc mới trong quan hệ hai nước

Chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Mốc mới trong quan hệ hai nước

Theo Chủ tịch Prensa Latina, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm góp phần nâng tầm quan hệ kinh tế - thương mại song phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, bảo đảm tính khả thi

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, bảo đảm tính khả thi

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng, bám sát và lấy thực tiễn làm thước đo; bảo đảm tính khả thi.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 1 năm nâng cấp quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 1 năm nâng cấp quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ

Chiều 22/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.
Bổ sung quy định áp dụng mức thuế suất ưu đãi 17% trong 10 năm đối với dự án nào?

Bổ sung quy định áp dụng mức thuế suất ưu đãi 17% trong 10 năm đối với dự án nào?

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã quy định rõ đối tượng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, mức thuế suất ưu đãi và thời gian áp dụng ưu đãi...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Luật Sĩ quan đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Luật Sĩ quan đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Đột phá hơn nữa trong hoàn thiện thể chế

Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Đột phá hơn nữa trong hoàn thiện thể chế

Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 với nhiều nội dung quan trọng.
Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ

Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ

Việc xây dựng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 76/2018/NĐ-CP góp phần tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi chuyển giao công nghệ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả Hoa Kỳ

Các đại biểu bày tỏ xúc động được tham dự cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, chia sẻ những tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ Việt Nam.
Dân biệt thự trăm tỷ ở Hà Nội hối hả dọn nhà sau ngập lụt

Dân biệt thự trăm tỷ ở Hà Nội hối hả dọn nhà sau ngập lụt

Chỉ tính riêng trong tháng 9/2024, cư dân ở khu biệt thự Geleximco A đã 4 lần phải bơm nước từ hầm để xe ra ngoài vì ngập lụt sau mưa lớn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Boeing

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Boeing

Chiều 22/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi tiếp ông Brendan Nelson - Lãnh đạo Boeing Toàn cầu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI

Chiều 22/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự toạ đàm về tăng cường hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Vatican

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Vatican

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Vatican cho rằng việc duy trì trao đổi đoàn cấp cao và cơ chế họp Nhóm công tác hỗn hợp đóng vai trò quan trọng.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, sáng 22/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.
‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn về triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh chiều 22/9.
Đưa quan hệ chính trị song phương Việt Nam - Cuba lên một tầm cao mới

Đưa quan hệ chính trị song phương Việt Nam - Cuba lên một tầm cao mới

Chủ tịch ICAP tin tưởng chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ góp phần tăng cường hợp tác kinh tế, đưa quan hệ chính trị lên tầm cao mới.
Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 thành công tốt đẹp

Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 thành công tốt đẹp

Chiều 22/9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp

Thủ tướng lưu ý nhà ở xã hội được ưu đãi về vốn vay, đất đai… nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp, công nhân…
Thủ tướng: Rút ngắn tiến độ, hoàn thành đường Vành đai 4 đoạn qua Bắc Ninh vào cuối 2025

Thủ tướng: Rút ngắn tiến độ, hoàn thành đường Vành đai 4 đoạn qua Bắc Ninh vào cuối 2025

Thủ tướng yêu cầu rút ngắn tiến độ hơn nữa, đến ngày 31/12/2025 phải hoàn thành dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu và nhân rộng mô hình

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu và nhân rộng mô hình 'Tỉnh an toàn giao thông'

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, nhân rộng mô hình "Tỉnh An toàn giao thông", lấy con người làm trung tâm, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản khi tham giao thông.
Củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam - Cuba

Củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam - Cuba

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã chia sẻ về mục đích và ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Cuba của Tổng Bí thư.
Chính phủ phê duyệt 7 nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán bán dẫn đến năm 2030

Chính phủ phê duyệt 7 nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán bán dẫn đến năm 2030

Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2030 với 7 nhiệm vụ trọng tâm...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động