Đại biểu Quốc hội “lo mất cán bộ" nếu giao Tổng liên đoàn Lao động làm nhà ở xã hội

Quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân gây ra những tranh luận trái chiều.
Đại biểu Quốc hội: Tránh người thu nhập cao tranh mua nhà ở xã hội Gói 120.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội: Đã có 21 dự án đủ điều kiện vay Điều kiện lỗi thời, bước cản khiến người lao động khó mua nhà ở xã hội

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 29/8/2023, tại Nhà Quốc hội, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội “lo mất cán bộ" nếu giao Tổng liên đoàn Lao động làm nhà ở xã hội
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Về quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân (khoản 3 Điều 78), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về vấn đề này còn có 2 nhóm ý kiến.

Nhóm ý kiến thứ nhất: Tán thành quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho công nhân thuê theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại văn bản số 7177/TLĐ-BQLDA. Tuy nhiên, do đây là các dự án nhà ở xã hội cho công nhân để cho thuê, vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn dài nên cần bổ sung đánh giá tác động về nguồn lực đầu tư và khả năng thu hồi vốn.

Đồng thời, cần chỉnh lý, bổ sung các quy định có liên quan của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và các luật có liên quan để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và thực hiện việc cho thuê nhà ở xã hội này.

Nhóm ý kiến thứ hai: Đề nghị không quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) như nội dung Chính phủ trình. Đây là vấn đề mới, quá trình thí điểm thời gian qua (theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) còn nhiều vướng mắc, chưa đủ độ “chín” để quy định trong Luật.

Do đó, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Đề án báo cáo Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm chính sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong Luật.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập doanh nghiệp trực thuộc có chức năng kinh doanh bất động sản để thực hiện các dự án nhà ở xã hội cho công nhân. Quy định theo hướng này sẽ không phải bổ sung nội dung trong Luật Nhà ở, không gây xung đột với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…

Đại biểu Quốc hội “lo mất cán bộ" nếu giao Tổng liên đoàn Lao động làm nhà ở xã hội
Đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp

Về việc có nên giao cho Tổng Liên đoàn Lao động xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân hay không, đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp cho rằng, không nên giao cho Tổng Liên đoàn Lao động xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, vì Tổng Liên đoàn Lao động là một tổ chức chính trị mà tổ chức chính trị không có chức năng tổ chức kinh doanh.

Nhà ở xã hội cho công nhân là cho thuê, thuê mua và bán, như vậy Tổng liên đoàn Lao động không có chức năng này. Nếu giao cho Tổng Liên đoàn phải thông qua một doanh nghiệp để thực hiện dự án này. Nếu thông qua một doanh nghiệp thì để cho chủ đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc chủ đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất làm chủ đầu tư là được.

Theo đại biểu, Tổng Liên đoàn Lao động muốn làm chủ đầu tư để lo cho đời sống, sinh hoạt, nhà ở của công nhân. Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động lo cho công nhân ở nhiều mặt khác chứ không phải chỉ có mặt đó. Đây là vấn đề rất quan trọng, Tổng liên đoàn Lao động cần nghiên cứu lại.

“Bởi không khéo chúng ta mất cán bộ của Tổng Liên đoàn trong việc quản lý này, vì đơn vị không có chức năng kinh doanh, mà lại thực hiện dự án nhà ở của công nhân. Đây đều là các dự án rất lớn, lên tới hàng ngàn tỷ. Trong cả nước cũng có rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nếu giao cho Tổng Liên đoàn, tôi thấy việc này sẽ không phù hợp" - đại biểu đoàn Đồng Tháp nêu.

Theo dự án của Chính phủ, mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở cho công nhân. Để có nguồn vốn thực hiện, có đề xuất lấy tiền từ nguồn thu của Công đoàn, chứ không lấy từ nguồn thu ngân sách nhà nước. "Vậy tiền của Tổng Liên đoàn ở đâu mà có và làm sao đảm bảo đủ điều kiện để xây dựng tới năm 2030 được 1 triệu căn nhà ở cho công nhân? Do đó, đây là một vấn đề cần phải cân nhắc" - đại biểu lưu ý.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ

Đoàn đại biểu các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Citibank Việt Nam: Nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,4%

Citibank Việt Nam: Nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,4%

Ngân hàng Citibbank Việt Nam vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 6% lên 6,4% trong năm 2024.
Trao quyết định của Chủ tịch nước cho hai sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình

Trao quyết định của Chủ tịch nước cho hai sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình

Ngày 26/7, Bộ Quốc phòng tổ chức trao quyết định của Chủ tịch nước và quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho hai sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
Thượng tướng Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thượng tướng Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 26/7/2024 kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Xúc động tình cảm của người dân TP. Hồ Chí Minh dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động tình cảm của người dân TP. Hồ Chí Minh dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày cuối cùng Lễ Quốc tang, người dân TP. Hồ Chí Minh đã bày tỏ tình cảm đặc biệt tưởng nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo tài ba...

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng: Nghiên cứu phương án tăng tỉ lệ huy động điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc

Phó Thủ tướng: Nghiên cứu phương án tăng tỉ lệ huy động điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc

Phải nghiên cứu phương án nâng tỉ lệ mua điện dư phát lên lưới điện quốc gia là 20% công suất lắp đặt ở miền Bắc, 10% đối với khu vực miền Trung, miền Nam.
Nghẹn ngào thời khắc tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghẹn ngào thời khắc tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Linh xa đưa di hài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Nhà tang lễ Quốc gia, đi qua nhiều con phố trong sự thương tiếc của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những phát biểu tâm đắc, sâu sắc, ấn tượng trong sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những phát biểu tâm đắc, sâu sắc, ấn tượng trong sự nghiệp cách mạng

Trong suốt sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều chỉ đạo, phát biểu tâm đắc, sâu sắc, ấn tượng, đi vào đời sống nhân dân.
Hình ảnh người dân chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Hình ảnh người dân chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Đông đảo người dân tập trung ở khu vực cổng Nhà tang lễ Quốc gia trước giờ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để có thể tiễn biệt ông lần cuối.
Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vào lúc 13h ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Người dân Thủ đô chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Thủ đô chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vào lúc 13h00 ngày 26/7/2024, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Người dân xếp hàng chờ viếng tại Nghĩa trang Mai Dịch, công tác chuẩn bị lễ tang đã sẵn sàng

Người dân xếp hàng chờ viếng tại Nghĩa trang Mai Dịch, công tác chuẩn bị lễ tang đã sẵn sàng

Lễ an táng Tổng Bí thư sẽ diễn ra lúc 15 giờ ngày 26/7 tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội. Từ sáng 26/7, người dân xếp hàng chờ viếng tại Nghĩa trang.
Công tác chuẩn bị cho Lễ truy điệu và đưa tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công tác chuẩn bị cho Lễ truy điệu và đưa tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trưa 26/7/2024, Ban tổ chức lễ Quốc tang tiến hành công tác chuẩn bị cho Lễ truy điệu và đưa tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu vào lúc 13 giờ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo trong lòng Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo trong lòng Nhân dân

Những ngày qua, người dân cả nước đã xúc động tri ân, tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- nhà lãnh đạo trong lòng Nhân dân về cõi vĩnh hằng.
TRỰC TIẾP: Bản tin đặc biệt Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TRỰC TIẾP: Bản tin đặc biệt Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h00, tại Nhà tang lễ Quốc gia và Lễ an táng lúc 15h ngày 26/7/2024 tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch cùng đoàn đại biểu dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 26/7/2024, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước sang ngày thứ hai.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khẳng định, Tổng Bí thư là nhà lý luận và người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày một đông

TP. Hồ Chí Minh: Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày một đông

Đến trưa 26/7, dòng người vẫn đổ về Hội trường Thống Nhất (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày một đông.
Đoàn các địa phương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn các địa phương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư bắt đầu từ 7-13h tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.
Đoàn đại biểu Bộ Công Thương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Bộ Công Thương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong niềm xúc động, tiếc thương, đoàn đại biểu Bộ Công Thương đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Sáng 26/7, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Hun Sen.
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 38.000 lượt người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 38.000 lượt người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo Ban tổ chức, trong ngày 25/7 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 38.000 lượt người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày đầu tiên lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cuba

Ngày đầu tiên lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cuba

Ngay trong ngày đầu tiên tổ chức Lễ viếng và mở sổ tang, nhiều đoàn thuộc các bộ, ngành của Cuba đã đến chia buồn với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.
Lực lượng vũ trang nỗ lực bảo đảm an ninh cho Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lực lượng vũ trang nỗ lực bảo đảm an ninh cho Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư, lực lượng quân đội, công an đã nỗ lực đảm bảo an ninh, hỗ trợ các đoàn và người dân đến viếng được thuận lợi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động