Đại biểu Quốc hội lý giải lý do cần có Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong Luật Giá (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm cho rằng Quỹ bình ổn giá là công cụ giúp quản lý nhà nước, góp phần kiểm soát lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô.
Đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội: Nhiều ý kiến tán thành duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, tronng đó có Luật Giá (sửa đổi). Một trong các nội dung được xã hội quan tâm đó là có nên đưa Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào Luật giá (sửa đổi). Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, bên lề phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Trần Văn Lâm.

Đại biểu Quốc hội lý giải lý do cần có Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong Luật Giá (sửa đổi)
Đại biểu Trần Văn Lâm chia sẻ thông tin bên lề phiên khai mạc sáng nay 22.5

Thưa ông, được biết dự thảo Luật giá (sửa đổi) sẽ được đưa ra Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này, trong đó nội dung về bình ổn giá là nội dung mới so với chính sách hiện hành đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?

Dự thảo Luật giá (sửa đổi) đưa ra tại Kỳ họp thứ 5 đã được nghiên cứu, rà soát tiếp thu được toàn diện nhất các ý kiến xác đáng của đại biểu quốc hội của tất cả các cơ quan tham gia ý kiến. Về cơ bản đến thời điểm này về cơ bản các vấn đề trong trong dự thảo Luật giá (sửa đổi) trình lên Quốc hội đạt được sự thống nhất cao của cơ quan soạn thảo với cơ quan thẩm tra và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

So với dự thảo trước, lần này Quốc hội đã rà soát kỹ đặc biệt các danh mục hàng hóa mà nhà nước được định giá, danh mục nhà nước bình ổn giá. Trên cơ sở các tiêu chí, nguyên tắc đặt ra trong dự thảo Luật, tiến hành rà soát các luật khác liên quan đến giá cả của các mặt hàng, để có thể đưa vào, đưa ra. Danh sách đó đến thời điểm này đạt được sự thống nhất cao của các cơ quan liên quan.

Một số chính sách liên quan đến công cụ bình ổn giá, liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh trong danh sách giá trần, giá sàn đã được tính toán cân nhắc rà soát và điều chỉnh cho phù hợp.

Về nguyên tắc chung, Luật giá xác định là công cụ để nhà nước quản lý giá và điều tiết về giá. Nguyên tắc giá thì do thị trường định giá. Trong nền kinh thị trường hoàn hảo mọi giá được định bởi các nguyên tắc, nguyên lý của thị trường. Nhà nước chỉ can thiệp vào để mà điều tiết, xác định giá trong những điều kiện đặc thù. Thứ nhất, khi có yếu tố độc quyền, khi yếu tố độc quyền sẽ làm sai lệch quan hệ cung cầu, giá cả để một vài doanh nghiệp có tính chất độc quyền dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dùng; thứ hai có yếu tố thiên tai địch họa… sẽ dẫn đến phá vỡ quan hệ cung cầu thì lúc này nhà nước sẽ can thiệp.

Trước đây, Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa được đưa vào trong dự thảo Luật giá (sửa đổi), có ý kiến cho rằng nên bỏ quỹ này do chưa chứng minh được khả năng điều tiết giá trong quá trình giá xăng dầu biến động, vậy có nên bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu và ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu là cái cụ thể, nhưng luật không quy định cụ thể có quỹ A, hay quỹ B, luật chỉ đưa ra nguyên tắc, công cụ cho phép để cơ quan quản lý nhà nước sử dụng công cụ trong trường hợp cụ thể để quản lý để điều tiết giá, đáp ứng mục tiêu quản lý của nhà nước.

Đại biểu Quốc hội lý giải lý do cần có Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong Luật Giá (sửa đổi)
Quỹ bình ổn giá xăng dầu là một trong những công cụ quản lý nhà nước trong kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô

Trong các công cụ quản lý giá có công cụ lập quỹ bình ổn, quỹ bình ổn không chỉ cho mỗi xăng dầu mà đối với bất cứ mặt hàng chiến lược nào cần thiết thấy cần phải xác lập quỹ bình ổn thì nhà nước có thể thành lập quỹ đấy để điều tiết giá.

Đây chỉ là công cụ và trong dự thảo Luật giá (sửa đổi) không đề cập đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Dự thảo luật chỉ đưa ra một công cụ tùy điều kiện, bối cảnh, tình hình do nhu cầu thực tế quản lý điều tiết giá mà Chính phủ quyết định lập quỹ A, hay quỹ B … Việc lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu hay không, vào thời điểm này hay thời điểm khác, trong bao lâu hay như thế nào thì hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, luật đưa ra cơ sở pháp lý cho phép thành lập quỹ, cho phép điều chỉnh giá trong một số mặt hàng cần điều chỉnh giá. Đây là cung cấp cơ sở pháp lý và Quốc hội sẽ không bàn cụ thể lập quỹ nào.

Tại sao cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra chúng tôi đồng ý để trong luật nội dung cho phép thành lập quỹ trong điều kiện cần thiết. Đây là công cụ, lính ra trận cần nhiều công cụ, vũ khí để ra trận. Chúng ta tước bỏ đi công cụ nào cũng làm ảnh hưởng đến khả năng điều hành của Chính phủ. Bây giờ đánh giá quỹ này Chính phủ thành lập đúng chưa, sử dụng đúng chưa, thì đấy là vấn đề điều hành thực thi chứ không phải vấn đề luật pháp.

Soi cụ thể vào lĩnh vực xăng dầu, hiện nay thế giới cũng phải điều tiết giá xăng dầu để bình ổn, họ cũng phải sử dụng các công cụ khác, như Kho dự trữ quốc gia, còn chúng ta không có đủ khả năng để lập Kho dự trữ quốc gia đủ lớn thì chúng ta vẫn phải điều tiết. Chúng ta điều tiết thông qua công cụ lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu bằng giá trị. Khi cần thiết Chính phủ bơm tiền ra để giúp giảm giá bán xăng dầu cho người tiêu dùng.

Do vậy, bình ổn giá xăng dầu hay bình ổn giá các mặt hàng là nội dung rất quan trọng để kiểm soát lạm phát, để ổn định kinh tế vĩ mô, từ cơ sở đó để tạo ra điều kiện cho phát triển sản xuất kinh doanh.

Đối với yếu tố vĩ mô, giá đóng vai trò rất quan trọng trong đó có giá xăng dầu Chính phủ phải điều tiết.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, kể cả trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, nhờ các công cụ quản lý điều tiết giá, giá xăng dầu và giá các mặt hàng khác đã được Chính phủ quản lý điều tiết tạo ra sự bình ổn, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong khi các nước như châu Âu, Mỹ và nhiều nước khác lạm phát, giá cả rất cao, nhưng chúng ta vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát là do Chính phủ đã sử dụng các công cụ quản lý điều hành giá để đạt được kết quả, đạt được mục tiêu.

Như vậy không thể bỏ quỹ bình ổn, vậy làm thế nào để sử dụng những quỹ đó hiệu quả và minh bạch, thưa ông?

Quỹ bình ổn giá chỉ là một công cụ, mỗi công cụ chỉ phát huy hiệu quả trong một không gian nhất định, điều kiện nhất định. Với điều kiện biến động giá không quá lớn thì chúng ta sử dụng công cụ này có thể điều tiết được, trong trường hợp giá biến động quá lớn, gấp nhiều lần trong khi quy mô quỹ của của chúng ta nhỏ thì lúc này quỹ không thể phát huy được vai trò.

Đại biểu Quốc hội lý giải lý do cần có Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong Luật Giá (sửa đổi)
Điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, chưa có Kho dự trữ xăng dầu Quốc gia đủ lớn, do vậy Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ là công cụ phù hợp trong điều kiện hiện nay

Do vậy, chúng ta phải sử dụng kết hợp với nhiều công cụ khác như Chính phủ đã từng làm, đã báo cáo ra Quốc hội thời gian qua như: Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm thuế VAT…rồi các biện pháp điều hành, điều tiết khác.

Đây là lý do chúng tôi thấy rằng trong dự thảo Luật giá (sửa đổi) nên giữ công cụ quỹ bình ổn giá, sử dụng như thế nào, sử dụng ra sao thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Trong thời gian vừa rồi, Quỹ bình ổn giá xăng dầu nó còn khiếm khuyết trong quản lý điều hành, như tính công khai, minh bạch, nhiều người nghi ngờ lợi dụng quỹ này… đó là trách nhiệm cơ quan quản lý. Chúng ta phải làm sao công khai để mọi người dân tin tưởng yên tâm rằng quỹ này được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả, đó là trách nhiệm của Chính phủ.

Vừa rồi đã có nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến phải giữ quỹ và phải sử dụng một cách có hiệu quả, phải công khai minh bạch hơn, Chính phủ đã tiếp thu ý kiến này. Chúng tôi thấy rằng hoàn toàn khả thi có thể thực hiện được.

Có ý kiến cần có một Quỹ tập trung, không phải giao cho từng doanh nghiệp quản lý mà có thể cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công Thương hay Bộ Tài chính phải đứng ra quản lý Quỹ tập trung này cho rõ ràng minh bạch. Đây là một ý kiến Chính phủ cũng cần phải xem xét nghiên cứu.

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

Tỉnh Thanh Hóa thống nhất vị trí khu N, có tổng diện tích khoảng 140 ha để trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô.
8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

8 tháng đầu năm, dù gặp nhiều khó khăn, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã nỗ lực hoàn thành và vượt các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đã đặt ra.
Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai vừa xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh tại 24 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Việc PV GAS vận chuyển thành công khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nam ra Bắc bằng đường sắt đã góp phần giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3 Yagi

Tin cùng chuyên mục

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào giai đoạn giữa những năm 2030.
Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 8, xuống còn 27,06 triệu thùng/ngày.
Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Qua 65 năm, ngành Dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức vẻ vang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hiện thực hóa mong ước của Người.
Petrovietnam phát huy

Petrovietnam phát huy ''bộ mã gen'', nỗ lực bảo đảm ''4 chữ An''

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang đứng trước thời cơ mới, vận hội mới để thay đổi chính mình – trở thành Tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia.
Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu trên thế giới giữ ở mức gần 80 USD/thùng không phải do hành động của OPEC+ mà là do thiếu đầu tư vào ngành.
Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Việc chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng Liên minh châu Âu (EU).
Sự thật phũ phàng về tương lai ngành lọc dầu

Sự thật phũ phàng về tương lai ngành lọc dầu

Làn sóng năng lượng xanh đang thay đổi cảnh quan năng lượng toàn cầu, đặt ra câu hỏi lớn cho ngành lọc dầu, liệu “ngai vàng” có bị lung lay?
7 tháng đầu năm, Petrovietnam lãi trước thuế ước đạt 29,6 nghìn tỷ đồng

7 tháng đầu năm, Petrovietnam lãi trước thuế ước đạt 29,6 nghìn tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Petrovietnam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, trong đó nổi bật là lợi nhuận 7 tháng ước đạt 29,6 nghìn tỷ đồng, vượt 75% kế hoạch.
Hội nghị Quán triệt và triển khai Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược dầu khí

Hội nghị Quán triệt và triển khai Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược dầu khí

Ngày 21/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW về tình hình thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị.
VCCI góp ý về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

VCCI góp ý về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

VCCI vừa có văn bản góp ý đối với Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương soạn thảo và lấy ý kiến.
Petrovietnam vượt mọi

Petrovietnam vượt mọi 'bão giông', thỏa ước nguyện của Người

Suốt 65 năm qua, thực hiện mong ước của Bác Hồ, Petrovietnam đã vượt qua khó khăn, đi từ ''không đến có'' để xây dựng được một ngành Dầu khí với nhiều kỳ tích.
Những kỷ niệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngành Dầu khí

Những kỷ niệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngành Dầu khí

Dù ở cương vị Chủ tịch Quốc hội hay Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành cho ngành Dầu khí những tình cảm đặc biệt.
Để doanh nghiệp tự tính toán và công bố giá bán xăng dầu: Cần thiết và phù hợp cơ chế thị trường!

Để doanh nghiệp tự tính toán và công bố giá bán xăng dầu: Cần thiết và phù hợp cơ chế thị trường!

Cho doanh nghiệp tự tính toán và công bố giá bán xăng dầu là cần thiết và phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng vẫn cần sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
6 tháng đầu năm, Petrovietnam tiếp tục lập kỷ lục trong sản xuất, kinh doanh

6 tháng đầu năm, Petrovietnam tiếp tục lập kỷ lục trong sản xuất, kinh doanh

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), tiếp tục vượt qua khó khăn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nửa đầu năm 2024.
Nỗ lực tuyên truyền đến người nộp thuế, hướng dẫn doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Nỗ lực tuyên truyền đến người nộp thuế, hướng dẫn doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Cục Thuế Quảng Ninh đã thực hiện tuyên truyền, thông tin đến người nộp thuế; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán lẻ xăng dầu.
Hóa đơn điện tử - đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Hóa đơn điện tử - đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Việc thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau từng lần bán lẻ xăng dầu đã và đang tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch.
Giới phân tích vẫn dành nhiều hy vọng cho Repsol SA

Giới phân tích vẫn dành nhiều hy vọng cho Repsol SA

Mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều biến động, nhưng giới đầu tư vẫn tỏ ra khá lạc quan về cổ phiếu của Repsol SA, công ty năng lượng hàng đầu đến từ Tây Ban Nha.
Vietsovpetro mừng công khai thác 250 triệu tấn dầu

Vietsovpetro mừng công khai thác 250 triệu tấn dầu

Ngày 21/6, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro tổ chức Lễ mừng công khai thác 250 triệu tấn dầu.
PVOIL Hà Nội: Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chiếm lĩnh lòng tin người tiêu dùng

PVOIL Hà Nội: Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chiếm lĩnh lòng tin người tiêu dùng

PVOIL Hà Nội khẳng định vị thế, thương hiệu, không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó chiếm lĩnh lòng tin người tiêu dùng.
Ngành dầu mỏ Nga

Ngành dầu mỏ Nga 'oằn mình' trước áp lực cấm vận từ các nước phương Tây

Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, ngành dầu mỏ nước này đang gặp khó khăn từ cấm vận của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ trong thời gian vừa qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động