Bài dự thi Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chuyển đổi số

Chi bộ Kinh tế số xây dựng báo cáo chuyên đề “Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh chuyển đổi số để bảo vệ nền tư tưởng của Đảng”.
Cảnh giác với luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về nguyên tắc tập trung dân chủ Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới

Ngày 22/10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ:

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Để quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết trên Chi bộ Kinh tế số xây dựng báo cáo chuyên đề “Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh chuyển đổi số để bảo vệ nền tư tưởng của Đảng”.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh chuyển đổi số để bảo vệ nền tư tưởng của Đảng

Trong bối cảnh xu thế công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số đang đem đến những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng dẫn đến những thách thức trong công tác quản lý và xử lý các thông tin trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó dự báo. Tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đi vào chiều sâu đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn rất mới, trước đây chưa từng có. Các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị tăng cường chống phá chúng ta. Do đó công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh chuyển đổi số cần phải lấy bảo vệ là chính kết hợp với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Do vậy đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, hiện thực hóa hệ tư tưởng của Đảng vào đời sống và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.

Tổng quan về chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một khái niệm nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho rằng, chuyển đổi số là tổng hợp của các công nghệ như: điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) để ứng dụng vào các hoạt động của tổ chức và cá nhân trên môi trường mạng nhằm tạo ra giá trị kinh tế.

Chuyển đổi số có thể được hiểu là việc ứng dụng công nghệ số và các phân tích dữ liệu nâng cao để thay đổi toàn bộ cách thức hoạt động của tổ chức và cá nhân nhằm tối ưu hiệu quả và tạo ra giá trị mới.

Tuy nhiên, chuyển đổi số không chỉ đơn giản là sự nâng cấp các thế hệ công nghệ mới, hay số hóa, mà chuyển đổi số là một quá trình sử dụng các công nghệ đột phá như điện toán đám mây, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, để phân tích, biến đổi các dữ liệu đã được số hóa để tối ưu hóa hoạt động và hiệu suất công việc.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ của chuyển đổi số lên tất cả các lĩnh vực của tổ chức và cá nhân với sự ra đời của các công ty công nghệ lớn như Amazon, Google, Ebay,... Chuyển đổi số cũng đang làm thay đổi các lĩnh vực công nghiệp, thương mại như: tài chính, quản lý đầu tư, bán lẻ và thanh toán, sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm cải thiện chi phí, năng suất, hiệu quả trong cơ khí, điện lực, nhà máy thông minh...

Trong thập kỷ gần đây, tác động của chuyển đổi số đối với xã hội ngày càng mạnh mẽ, tác động đến cuộc sống hàng ngày. Phần lớn chúng ta đều làm việc với máy tính và kiểm tra thiết bị di dộng nhiều lần mỗi ngày, các hoạt động mua sắm, giao lưu, trao đổi công việc, hợp tác phát triển diễn ra trên không gian mạng ngày càng tăng, các cuộc trao đổi trên các ứng dụng như Messenger, Snapchat, Zalo… trở nên phổ biến, các thông tin trên các mạng xã hội như Tweet, Facebook, Tictok… là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta.

Bên cạnh những tiện ích không thể phủ nhận, cần phải thấy rằng thông tin trên mạng xã hội như hình ảnh, bài đăng, clip, cuộc trò chuyện… đều có thể tác động đến sự thật, lòng tin, hành vi và cuộc sống của mỗi cá nhân.

Sự kết nối chặt chẽ giữa con người và các phương tiện kỹ thuật số trong xã hội hiện đại đã làm giảm mức độ tương tác với những người xung quanh và hạn chế sự liên hệ với cuộc sống thực. Mọi tìm kiếm đều có sẵn trên Internet, mỗi cú nhấp chuột là một lượng thông tin lớn được truyền tải đến người dùng, trong đó không thiếu những thông tin xấu, độc hại, xuyên tạc.

Nhu cầu truy cập, tìm kiếm mỗi ngày càng lớn, sự kết nối với cuộc sống thực, với mọi người xung quanh ngày càng giảm, dẫn đến khả năng nhận biết và sàng lọc thông tin sẽ bị hạn chế, điều này tạo cơ hội cho các tổ chức, thế lực thù địch lợi dụng tấn công vào an ninh tư tưởng, làm suy yếu niềm tin của nhân dân theo nhiều cách khác nhau và dễ dàng hơn.

Nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch

Nhận diện và đấu tranh với những thủ đoạn của thế lực phản động lợi dụng các phương tiện kỹ thuật số để tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng là một yêu cầu then chốt của nhiệm vụ xây dựng đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số. Sự phát triển của công nghệ hiện đại đã mở ra kỷ nguyên thông tin với nhiều tiện ích không thể phủ nhận của các phương tiện kỹ thuật số như tính mở, tương tác đa chiều, tích hợp đa phương tiện, không hạn chế về không gian, nguồn tin phong phú, đa dạng, dễ truy cập…

Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng Internet và mạng xã hội nhanh của thế giới, tính đến tháng 1 năm 2020, nước ta có 68,17 triệu người (chiếm 70% dân số) sử dụng Internet (đứng thứ 12 trên thế giới và thứ 6 châu Á), 65 triệu người (chiếm 67% dân số) sử dụng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook (đứng thứ 7 trong số 10 quốc gia sử dụng Facebook nhiều nhất), trong đó đa phần là thanh niên, trí thức trẻ, các nguy cơ tấn công vào an ninh tư tưởng, an ninh mạng của nước ta trở nên thường trực hơn.

Tận dụng các ưu thế của không gian mạng, các phương tiện truyền thông cũng như các đặc điểm về người dùng ở nước ta, các thế lực thù địch đã sử dụng hàng loạt các trang tin điện tử, các website, thư điện tử, các ứng dụng Zalo, Messenger… để tung lên những ấn phẩm, tin tức xấu độc, các hình ảnh giật gân từ các trang tin nước ngoài ngụy tạo thành hình ảnh trong nước chèn vào các nội dung xuyên tạc nhằm mục đích làm suy giảm niềm tin, gây chia rẽ nội bộ, làm mất ổn định chính trị và an ninh tư tưởng ở đất nước ta.

Những thủ đoạn của chúng ngày càng diễn ra tinh vi và phức tạp nhằm phủ nhận học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng còn ra sức phủ nhận chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, công kích đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt, để thực hiện thành công mưu đồ gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ và đảng viên. Một mặt chúng lợi dụng kết quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm do không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh để xuyên tạc, tuyên truyền, vu cáo là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”, “trả thù cá nhân”, mặt khác chúng bịa đặt, đưa ra những tin tức sai trái về đời tư, tình trạng sức khỏe, nhân phẩm, trình độ, năng lực của cán bộ, đảng viên để gây ra hoang mang, nghi ngại trong nhân dân. Bên cạnh đó, các nguy cơ tấn công đe dọa an ninh mạng cũng là một vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Thực tế cho thấy, trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, các phương tiện truyền thông đang gặp phải không ít khó khăn do các thế lực thù địch đã sớm tìm cách chiếm lĩnh không gian mạng và xác định đây là địa hạt quan trọng có sự chuẩn bị về tài chính và công nghệ, trong khi do một số nơi lực lượng và cơ sở vật chất của chúng ta còn non yếu, nhiều cán bộ, đảng viên thiếu ý thức trách nhiệm trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, các thông tin lệch lạc.

Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay là đặt ra là một nhiệm vụ quan trọng trong Đảng bộ Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, cần có những giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ an ninh tư tưởng, an ninh cho cơ quan và đơn vị. Mỗi đảng viên và công chức, viên chức, người lao động trong Viện cần phải có ý thức tự rèn luyện bản lĩnh chính trị, giữ vững niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn nêu cao tinh thần nêu gương trong cuộc chiến chống lại quan điểm sai trái, thù địch, chủ động phản bác lại những thông tin xấu, độc và đóng vai trò tiên phong, lan tỏa những thông tin tích cực, tuyên truyền định hướng dư luận xã hội.

Thứ hai, xây dựng nhận thức về chuyển đổi số và phát huy vai trò của công chức, viên chức và người lao động trong quá trình chuyển đổi số. Cần xác định chuyển đổi là một xu thế tất yếu vừa tạo ra cơ hội lẫn thách thức cho cơ quan và đơn vị, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững an ninh tư tưởng của đất nước là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, trong đó con người đóng vai trò trung tâm. Máy tính và thiết bị di động thông minh chính là phương tiện gắn liền với mỗi chúng ta trong quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy để kịp thời ngăn chặn các nguy cơ xâm phạm đến nền tảng tư tưởng của Đảng cũng như quyền riêng tư của mỗi chúng ta, cần phải ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách, quy định cụ thể về việc chia sẻ dữ liệu, xác thực điện tử, bảo đảm dữ liệu và quyền riêng tư của mỗi cá nhân về chế độ báo cáo.

Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi chúng ta về an ninh tư tưởng trong quá trình tham gia vào chuyển đổi số, cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử, tạo lập niềm tin, hình thành văn hóa số trên các cơ sở giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức căn bản của nhân loại, nhằm nâng cao trách nhiệm, tinh thần thượng tôn pháp luật và ý thức đấu tranh của mỗi đảng viên và công chức, viên chức, người lao động với những thủ đoạn xâm phạm an ninh tư tưởng.

Thứ ba, kịp thời phát hiện, xác định các thông tin sai lệch, xuyên tạc, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ. Tận dụng tối đa những lợi thế về công nghệ thông tin và mạng lưới báo chí chính thống, chủ động đưa tin phản ánh kịp thời nhằm ngăn ngừa các thông tin xấu độc và định hướng dư luận xã hội. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nắm bắt tình hình dư luận xã hội của qua trang Fanpage, Facebook, Tweet, Zalo với những tin tức đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, những tấm gương người tốt, việc tốt,… lan tỏa các nhân tố tốt đẹp nhằm góp phần loại bỏ những thông tin xấu, độc hại. Cần thiết phải có hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, rủi ro cho chuyển đổi số, xử lý các sự cố mất an toàn, an ninh mạng, bước đầu cần xác định phải có hệ thống cơ sở hạ tầng và nền tảng số có khả năng đảm bảo thông tin tin cậy, an toàn, lành mạnh, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện tấn công và bảo vệ an ninh ở mức cơ bản.

Chuyển đổi số là một xu thế tất yếu trong bối cảnh thông tin tăng tốc và sự phát triển vượt bậc của các phương tiện công nghệ ngày nay. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, cần phải chú trọng đến đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng, nhận thức rõ những thủ đoạn của các thế lực phản động trong bối cảnh chuyển đổi số để có những giải pháp cần thiết, hữu ích nhằm tận dụng các lợi thế và vượt qua các thách thức đưa đất nước phát triển ổn định và bền vững./.

TS. Đỗ Văn Long - Chi bộ Kinh tế số
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động