Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam đã đóng góp tích cực vào thành công của Cuộc vận động

Trong 12 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (CVĐ), Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ đã đạt được kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào thành công chung của CVĐ. Phóng viên báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Sinh – Trưởng Ban Phong trào – Uỷ ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, là đơn vị chủ trì thực hiện CVĐ, ông đánh giá như thế nào về những kết quả chính của cuộc vận động thời gian qua, đặc biệt là đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ?

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được Bộ Chính trị phát động, giao cho Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước triển khai và phát động từ năm 2009 đến nay. Vừa rồi, vào tháng 3 năm 2021, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 03 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động Người Việt Nam trong cuộc vận động này.

Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam đã đóng góp tích cực vào thành công của Cuộc vận động
Ông Trần Văn Sinh – Trưởng Ban Phong trào – Uỷ ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam

Như chúng ta cũng đã biết, qua quá trình đi khảo sát thực tế và điều tra dư luận xã hội cho thấy, Cuộc vận động này đã được đánh giá là đạt được kết quả quan trọng, trong đó có phần đóng góp của Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Đơn cử, ngay trong đợt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã có những giai đoạn rất nhiều nơi xảy ra tình trạng thiếu khẩu trang. Nhưng ngay lập tức, các doanh nghiệp đã vào cuộc sản xuất để cung ứng cho thị trường nội địa. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được giao thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội đã nhận được rất nhiều khẩu trang do các đơn vị trao tặng để cung cấp cho những nơi trực tiếp tham gia phòng, chống dịch. Đồng thời hỗ trợ cho một số quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đấy là một điểm sáng, cho thấy tính tự chủ và khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp đối với các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước.

Hay là đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Khi nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16, 16+ thì hầu như không địa phương nào thiếu hàng hoá, hoặc nếu có thì chỉ xảy ra trong một giai đoạn rất ngắn hoặc do chúng ta phong tỏa thì việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác gặp khó khăn. Đây là minh chứng khẳng định sự chủ động chiếm lĩnh thị trường của hàng hoá Việt Nam, cũng là thành công của Đề án phát triển thị trường nước gắn với cuộc vận động người Việt Nam.

Bán hàng theo combo
Hàng Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường nội địa

Bên cạnh những thành công, không thể phủ nhận Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ cũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Dưới góc độ là cơ quan triển khai CVĐ thì ông nên đã ra sao về những tồn tại, hạn chế này?

Tất nhiên bên cạnh thành công thì đề án này cũng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế mà chúng ta cần khắc phục. Đó là, thứ nhất, việc quảng bá, giới thiệu những thương hiệu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng đến gần với thị trường 100 triệu dân vẫn còn một số hạn chế. Nhiều sản phẩm Việt có chất lượng, giá phải chăng nhưng không phải ai cũng biết đến để mua và sử dụng.

Bên cạnh đó, việc xử lý những vụ việc hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại vẫn còn nhiều hạn chế. Đơn cử, ở giai đoạn đoạn trước, ở một số nơi vẫn còn tình trạng khi ta tổ chức bán hàng đến vùng nông thôn thì vẫn có những doanh nghiệp đưa hàng nhái, hàng giả vào. Đáng mừng là thời gian gần đây, những việc này đã được khắc phục và doanh nghiệp đã ý thức được việc đưa hàng hoá có chất lượng đến người dân, song vấn nạn hàng nhái hàng giả vẫn còn tồn tại nhiều ở trên thị trường. Đây là điểm cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Thưa ông, dịch bệnh khi đã gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng mà ở dưới một góc độ nào đó thì đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt xu hướng tiêu dùng và tăng doanh thu tại thị trường nội địa. Vậy theo ông, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần khai những giải pháp ra sao để chiếm lĩnh tốt hơn nữa thị trường nội địa?

Trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp phải phải thích ứng, vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển, lựa chọn những phân khúc riêng cho mình. Bên cạnh đó, chỉ đạo chung của Đảng, Nhà nước nhấn mạnh là rất chú trọng phát triển thị trường nội địa. Nhưng để phát triển thị trường nội địa thì phải nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm để chinh phục thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa cho thị trường nội địa để sản xuất ra các sản phẩm thật sự chất lượng, có sức cạnh tranh để thu hút người tiêu dùng.

Trong Chỉ thị 03 của Ban Bí thư cũng ghi rõ là đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Không chỉ trong tiêu dùng cá nhân mà kể cả việc sử dụng nguyên vật liệu, mua sắm tài sản công cũng phải ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam nếu có chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập. Điều này cũng khẳng định thêm rằng dù ưu tiên dùng hàng Việt Nam song giai đoạn tới, hàng Việt Nam phải ngày càng khẳng định được chất lượng để chinh phục được thị trường Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia Lai: Phát triển thương hiệu sản phẩm "Mật ong hoa cà phê"

Gia Lai: Phát triển thương hiệu sản phẩm "Mật ong hoa cà phê"

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có hơn 100 ngàn ha cà phê . Đây là cơ hội để phát triển thương hiệu sản phẩm "Mật ong hoa cà phê".
Rạng Đông và câu chuyện về vị thế của hàng Việt

Rạng Đông và câu chuyện về vị thế của hàng Việt

Kiên định phát triển bằng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và sự tử tế, nhiều sản phẩm của Rạng Đông đã chiếm trọn niềm tin người tiêu dùng.
Đa dạng hoạt động đưa hàng Việt về đất ‘sen hồng’

Đa dạng hoạt động đưa hàng Việt về đất ‘sen hồng’

Sau 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được triển khai, nhiều hoạt động đã được tổ chức nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng hàng Việt.
Phát huy vai trò của công đoàn với Cuộc vận động

Phát huy vai trò của công đoàn với Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các cấp công đoàn trong cả nước đã có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực.
Bình Thuận: Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nhờ hàng loạt giải pháp kết nối cung cầu

Bình Thuận: Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nhờ hàng loạt giải pháp kết nối cung cầu

Thời gian qua, ngành Công Thương Bình Thuận đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng trong tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Quảng bá, tiêu thụ hàng Việt qua hoạt động văn hóa, du lịch: Lợi ích kép

Quảng bá, tiêu thụ hàng Việt qua hoạt động văn hóa, du lịch: Lợi ích kép

Việc kết hợp hoạt động văn hoá, du lịch với quảng bá, tiêu thụ hàng Việt, đặc sản địa phương là hướng đi mang lại nhiều lợi ích, cần tiếp tục triển khai.
Bắc Giang phát huy vai trò của các tổ chức trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt

Bắc Giang phát huy vai trò của các tổ chức trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bắc Giang đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cơ quan, ban, ngành.
Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam

Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam

Đắk Nông dự kiến xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Đắk R’Lấp và điểm mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất tiêu dùng miền núi huyện Đắk Mil.
Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Công nhân, người lao động là đối tượng luôn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm hàng Việt Nam có chất lượng, giá ưu đãi.
Longform | Doanh nghiệp chung tay

Longform | Doanh nghiệp chung tay 'chắp cánh' hàng Việt

Doanh nghiệp sản xuất nỗ lực sản xuất; doanh nghiệp phân phối đẩy mạnh tiêu thụ hàng… Doanh nghiệp đang chung tay 'chắp cánh' cho hàng Việt.
Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý

Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý

Phiên chợ hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận năm 2024 đã chính thức khai mạc từ ngày 10 - 12/9/2024.
Cao Bằng: Tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Cao Bằng: Tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đã triển khai giúp đỡ doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá hàng Việt.
Doanh nghiệp bán lẻ Việt chung tay tiêu thụ hàng Việt

Doanh nghiệp bán lẻ Việt chung tay tiêu thụ hàng Việt

Hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị thuần Việt đã và đang chung tay tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá Việt phục vụ cho người tiêu dùng nội địa.
Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động

Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được các cấp, ngành tỉnh Hải Dương lan tỏa sâu rộng.
Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Điểm sáng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại Thái Bình thời gian qua là các doanh nghiệp đã tích cực sản xuất và tiêu thụ hàng Việt.
Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Cùng với các hoạt động kết nối, việc tổ chức Tuần hàng Việt tại các huyện ngoại thành góp phần tạo hiệu ứng tích cực từ doanh nghiệp và từ phía người tiêu dùng.
Tăng độ phủ của hàng Việt

Tăng độ phủ của hàng Việt

Hàng Việt không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưu tiên sử dụng, mà độ phủ hàng Việt ngày càng sâu rộng cả trên kênh hiện đại lẫn kênh truyền thống.
Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Tối 5/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024.
Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Với mức giá cả phù hợp, mẫu mã phong phú, hàng Việt đang ‘chiếm sóng’ tại các kênh phân phối trong dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua.
Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại là hoạt động thu hút đông người tiêu dùng, tuy nhiên, chất lượng hàng hoá tại các phiên khuyến mại từ trước đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Thông qua hàng loạt tổng kho ngoại quan sát biên giới, doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đưa hàng hóa vào Việt Nam khiến hàng Việt chịu sức ép không nhỏ.
Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal có quy mô hàng nghìn tỷ USD mỗi năm và ngày một tăng. Đây là cơ hội rất lớn cho hàng Việt mở rộng thị trường sang các nước Hồi giáo.
Tiếp sức cho hàng Việt

Tiếp sức cho hàng Việt

Trong bối cảnh sức mua yếu, việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, 'tiếp sức' cho hàng Việt tại ngay thị trường nội địa.
Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt.
Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Việc kết nối giao thương sẽ đưa sản phẩm nông sản đặc sản của các vùng nói riêng và hàng Việt nói chung vào hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động