Để tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao nhất

Những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng đã được Chính phủ bàn rất sâu trong các phiên họp thường kỳ. Song chuyên gia cho rằng mấu chốt là ở cách làm.
Tăng trưởng kinh tế giảm tốc, cả năm ước đạt trên 5% Ủy ban Kinh tế: Ưu tiên tập trung chính sách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi Chính phủ báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023; dự báo 3 kịch bản tăng trưởng quý IV và cả năm 2023. Cụ thể, kịch bản 1: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5%, quý IV cần tăng 7%. Kịch bản 2: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,5%, quý IV cần tăng 8,8%. Kịch bản 3: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý IV cần tăng 10,6%.

Để tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao nhất
Ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

Vậy trong ba kịch bản trên, kinh tế Việt Nam sẽ về đích trong năm 2023 với kịch bản nào? Tạp chí Đầu tư Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về vấn đề này:

Ông đánh giá như thế nào về kết quả 9 tháng đầu năm?

GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ 2022, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong suốt giai đoạn 2011-2023 do nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Dù còn thấp, đây vẫn là kết quả có phần tích cực khi tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Và trong một năm rất khó khăn, kết quả này đã là một nỗ lực rất lớn, thể hiện quyết tâm cao của cả Chính phủ lẫn cộng đồng doanh nghiệp.

Tăng trưởng có thể đã tốt hơn nếu giải ngân đầu tư công được thúc đẩy mạnh hơn nữa?

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, đến ngày 30/9/2023, ước tính giải ngân đạt khoảng 363.310 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 51,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong khi đó, năm 2022, tỷ lệ giải ngân sau 9 tháng là 46,7%. Như vậy, tỷ lệ giải ngân 9 tháng năm nay đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái 4,68 điểm phần trăm; nếu so về con số tuyệt đối thì cao hơn 110.000 tỷ đồng.

Kết quả này đã tạo ra đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cần lưu ý rằng kết quả này có được không chỉ vì tỷ lệ giải ngân cao, mà còn do quy mô đầu tư công lớn hơn trước, vì năm nay có nhiều dự án đầu tư công lớn được giải ngân.

Điều nhấn mạnh nữa là kết quả đầu tư công năm nay không chỉ tạo ra những đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng 2023 mà còn tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài cho nền kinh tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng năm. Ông có bình luận gì về các kịch bản này?

Cả ba kịch bản mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra đều rất thách thức. Nguyên do là bối cảnh kinh tế thế giới đang xấu hơn rất nhiều so với năm ngoái, thương mại toàn cầu tăng trưởng kém thấp hơn. Diễn biến về kinh tế chính trị thế giới ngày càng khó lường, các biện pháp trả đũa và tình hình chính trị tiêu cực của thế giới sẽ tác động tới Việt Nam.

Vì vậy, tôi cho rằng các kịch bản tăng trưởng mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra chỉ là kịch bản để điều hành, có nghĩa đây là chỉ tiêu giúp Chính phủ căn cứ vào đó để đưa ra những chính sách, giải pháp nhằm đạt được tăng trưởng cao nhất chứ không phải là kết quả mà chúng ta nhất định phải đạt được.

Thực tế, Chính phủ đã chọn kịch bản cao nhất để điều hành. Tôi cho rằng điều này là hợp lý. Chúng ta phải có quyết tâm mạnh mẽ như vậy thì mới đạt được tăng trưởng ở mức cao nhất.

Nhiều tổ chức kinh tế thế giới đã đưa ra kịch bản tăng trưởng cho Việt Nam. Theo đó, dù kinh tế Việt Nam có thể không tăng trưởng cao nhưng vẫn có thể dẫn đầu Đông Nam Á trong năm 2023. Theo ông, dự báo này liệu có quá lạc quan?

Những dự báo này trước tiên sẽ giúp chúng ta có thêm động lực và quyết tâm để đạt được mục tiêu cao nhất. Với kịch bản tăng trưởng cao nhất, tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có cơ hội thực hiện bởi một số lý do. Một là nhìn vào tốc độ giải ngân đầu tư công. Thông thường, đầu tư công sẽ về đích vào các tháng cuối năm nên với tốc độ giải ngân đầu tư công như hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng đầu tư công sẽ là tạo ra cú hích cho tăng trưởng năm nay. Hai là xuất nhập khẩu đang có nhiều dấu hiệu tích cực. Ba là các lĩnh vực khác như tiêu dùng, du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng sẽ có nhiều khởi sắc vào cuối năm.

Ngoài ra, chúng ta cũng thành công trong ngoại giao kinh tế, đặc biệt là các chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao các nước tới Việt Nam và lãnh đạo cấp cao Việt Nam đi các nước. Thành công này, tuy chưa tạo ra ngay kết quả kinh tế nhưng đã củng cố niềm tin của giới kinh doanh. Nhờ đó mà hiệu quả kinh doanh cũng sẽ tốt hơn. Đây là cơ hội có thể giúp chúng ta đạt được tăng trưởng.

Ông cho rằng giải pháp cụ thể nào sẽ giúp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất cho các tháng cuối năm?

Các giải pháp để có được tăng trưởng tốt nhất đã được Chính phủ trao đổi rất sâu tại phiên họp thường kỳ tháng 9, tôi không muốn bổ sung thêm về giải pháp nhưng muốn trao đổi thêm nhiều hơn về cách làm.

Năm nay doanh nghiệp rất khó khăn nên vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp cũng không đơn giản. Nếu như các năm, doanh nghiệp chỉ gặp khó khăn về thể chế thì năm nay, bên cạnh khó khăn về mặt thể chế thì sự suy giảm của thị trường, nhu cầu và sự cạnh tranh của các quốc gia trong và ngoài nước đã trở thành thách thức cần nhìn nhận và giải quyết.

Để giải quyết vấn đề này, tôi cho rằng sự quyết liệt và khẩn trương là quan trọng. Theo đó, Chính phủ cần dành nhiều hơn thời gian để thực hiện nhiệm vụ được giao, hướng tới các giải pháp ưu tiên và hướng tới trọng tâm, trọng điểm để hỗ trợ. Chính sách vượt quyền nào cần có thì Chính phủ phải kiến nghị ngay tại kỳ họp Quốc hội sắp diễn ra tới đây.

Từ kinh nghiệm của ông, những chính sách vượt quyền nào mà Chính phủ cần mang ra kiến nghị tại Quốc hội?

Đầu tiên là thể chế, tôi cho rằng Quốc hội đã sẵn sàng hơn, ưu tiên hơn, kịp thời hơn cho việc giải quyết những vấn đề này. Trong bối cảnh hiện nay, những nghị quyết đặc thù về cải cách thể chế, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ở các lĩnh vực ưu tiên, nhằm khơi dậy những nguồn lực là rất quan trọng.

Chính phủ đã có những nghị quyết về cơ chế thí điểm như nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu, nghị quyết về một số chính sách ưu đãi hỗ trợ cho lĩnh vực công nghệ cao nhằm đón dòng vốn FDI công nghệ cao, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư vào hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, tôi cũng muốn lưu ý rằng trong trường hợp này, Chính phủ cũng cần rất nỗ lực để những đệ trình của mình được Quốc hội thông qua nhanh chóng bởi điều này sẽ tạo ra tác động tích cực cho nền kinh tế.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

vietnamfinance.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 các quận nội thành Hà Nội sáng ngày 8/9

Ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 các quận nội thành Hà Nội sáng ngày 8/9

Lực lượng chức năng TP. Hà Nội đang huy động toàn bộ nhân lực để khắc phục hậu quả sau bão số 3 gây ra trên địa bàn.
Những con phố đẹp nhất Hà Nội tan hoang sau bão số 3

Những con phố đẹp nhất Hà Nội tan hoang sau bão số 3

Được mệnh danh là con phố đẹp nhất Hà Nội, sau bão số 3, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trấn Vũ chỉ còn những cây cổ thụ bật gốc, phố phường xơ xác, tan hoang.
Lai Châu tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” năm 2024

Lai Châu tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” năm 2024

Tối 7/9, tại huyện Phong Thổ, Lai Châu diễn ra Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” năm 2024 cho các thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn xã Sì Lở Lầu.
Kiến nghị xử lý mạnh tay, tăng cường chống buôn lậu thuốc lá

Kiến nghị xử lý mạnh tay, tăng cường chống buôn lậu thuốc lá

Mới đây, Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ thuốc lá Việt Nam đã có nhiều kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu thuốc lá hiện nay.
Trung tâm Hà Nội sau bão số 3: Quận Hoàn Kiếm cây đổ la liệt

Trung tâm Hà Nội sau bão số 3: Quận Hoàn Kiếm cây đổ la liệt

Bão số 3 (bão Yagi) quét qua Hà Nội khiến nhiều cây xanh, cột điện, biển báo giao thông gãy đổ. Khu vực trung tâm Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) cây đổ la liệt.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Gần 3.000 cây xanh đổ, nhiều tuyến phố cây đổ như ngả rạ

Hà Nội: Gần 3.000 cây xanh đổ, nhiều tuyến phố cây đổ như ngả rạ

Bão Yagi quét qua thành phố Hà Nội khoảng vài tiếng đồng hồ đã khiến 1 người tử vong, gần 3 nghìn cây xanh đổ, có phố cây đổ như ngả rạ.
Cập nhật: Thiệt hại do bão Yagi ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và các địa phương

Cập nhật: Thiệt hại do bão Yagi ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và các địa phương

Chỉ trong ít giờ, cơn bão Yagi đổ bộ đã khiến đường phố, trường học, nhà dân... ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và nhiều địa phương khác bị hư hại nặng nề.
Hà Nội sau bão, ghi nhận hình ảnh sáng nay 8/9 tại khu Kim Liên, Đống Đa

Hà Nội sau bão, ghi nhận hình ảnh sáng nay 8/9 tại khu Kim Liên, Đống Đa

Sau bão số 3 đổ bộ tối 7/9, đường phố Hà Nội ngổn ngang biển quảng cáo, cột điện, cây cối đổ gãy... Ghi nhận sáng nay 8/9 tại khu vực Kim Liên, Đống Đa.
Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Mưa lớn trên 350mm ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Mưa lớn trên 350mm ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa vừa đến mưa rất to, có nơi trên 200mm. Phía Tây Bắc Bộ mưa trên 350mm.
Dự báo thời tiết biển ngày 8/9/2024: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 9, sóng lớn, biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển ngày 8/9/2024: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 9, sóng lớn, biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 8/9/2024, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng lớn. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/9/2024: Sau bão số 3 Hà Nội còn mưa vừa và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/9/2024: Sau bão số 3 Hà Nội còn mưa vừa và dông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 8/9/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông.
Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Tối 7/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), khu vực nội thành Hà Nội có mưa to, gió mạnh, cây cối đổ ngổn ngang trên phố nhiều tuyến phố.
Bão Yagi đổ bộ Hà Nội: Chung cư sập trần, cửa bung, nứt kính, nước tràn vào nhà

Bão Yagi đổ bộ Hà Nội: Chung cư sập trần, cửa bung, nứt kính, nước tràn vào nhà

Ngay khi bão Yagi đổ bộ Hà Nội, nhiều khu chung cư đã xảy ra tình trạng sập trần, nước tràn, cửa kính rơi...
Hà Nội: Cảnh báo ngập lụt từ đêm 7/9 do bão số 3

Hà Nội: Cảnh báo ngập lụt từ đêm 7/9 do bão số 3

Trong những giờ tới, do ảnh hưởng của bão số 3, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận có khả năng bị ngập úng với độ sâu phổ biến từ 20-40cm.
Cần cẩu ở Hà Nội bị gió thổi quay tít trong bão Yagi

Cần cẩu ở Hà Nội bị gió thổi quay tít trong bão Yagi

Cần cẩu tháp của một dự án đang xây dựng tại phường Mỹ Đình 2 (Hà Nội) bị sức mạnh của bão Yagi thổi quay tít, khiến người dân khiếp sợ.
EVNGENCO2 khẩn cấp ứng phó với bão số 3 YAGI và mưa lũ

EVNGENCO2 khẩn cấp ứng phó với bão số 3 YAGI và mưa lũ

Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) họp trực tuyến, khẩn trương triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó với bão số 3 YAGI và mưa lũ.
4 người chết, 78 người bị thương khi bão Yagi đổ bộ Quảng Ninh, Hải Phòng

4 người chết, 78 người bị thương khi bão Yagi đổ bộ Quảng Ninh, Hải Phòng

4 người ở Quảng Ninh và Hải Phòng tử vong do bị cây đè, mái tôn đổ sập, rơi xuống biển... khi bão Yagi đổ bộ.
Xe chữa cháy chắn mưa gió cho người đi xe máy vượt bão Yagi ở Hà Nội

Xe chữa cháy chắn mưa gió cho người đi xe máy vượt bão Yagi ở Hà Nội

Khi thấy hàng chục xe máy đi trên đường gặp khó khăn do gió bão thổi mạnh, xe chuyên dụng Cảnh sát PCCC&CNCH Hà Nội đã đi chậm để che chắn.
Vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Có vấn đề trong thanh tra, kiểm tra

Vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Có vấn đề trong thanh tra, kiểm tra

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi khẳng định, vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng có liên quan đến công tác quản lý.
Chùm ảnh: Thành phố Hạ Long tan hoang sau khi siêu bão Yagi càn quét

Chùm ảnh: Thành phố Hạ Long tan hoang sau khi siêu bão Yagi càn quét

Siêu bão số 3 Yagi đang đổ bộ vào đất liền với cường độ mưa, tốc độ gió cực mạnh. Các lực lượng chức năng giúp người dân sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn.
Hà Nội: Chủ tịch huyện bác thông tin sập nhà 4 tầng ở Thạch Thất

Hà Nội: Chủ tịch huyện bác thông tin sập nhà 4 tầng ở Thạch Thất

Trên mạng xã hội lan truyền thông tin “sập nhà 4 tầng lắp ghép ở Thạch Thất, chưa rõ thương vong” do ảnh hưởng của bão số 3, gây xôn xao dư luận.
Bão Yagi đổ bộ, lịch cắt điện Hà Nội thế nào?

Bão Yagi đổ bộ, lịch cắt điện Hà Nội thế nào?

Tính đến 18h00 ngày 7/9/2024, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) thông báo không có lịch cắt điện nào trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ba sân bay miền Bắc kéo dài thời gian ngừng khai thác bởi siêu bão

Ba sân bay miền Bắc kéo dài thời gian ngừng khai thác bởi siêu bão

Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định kéo dài thời gian ngừng khai thác tàu bay tại Cảng HKQT Vân Đồn, Cát Bi và Nội Bài.
Cập nhật bão số 3: Hà Nội gió mạnh, mưa lớn nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất

Cập nhật bão số 3: Hà Nội gió mạnh, mưa lớn nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất

Cập nhật bão số 3 ngày 7/9, Hà Nội mặc dù có gió mạnh và mưa lớn khiến cây đổ nhiều, nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất.
Công an tỉnh Quảng Ninh kịp thời ứng phó với cơn bão số 3 Yagi

Công an tỉnh Quảng Ninh kịp thời ứng phó với cơn bão số 3 Yagi

Hôm nay (7/9) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Công an tỉnh Quảng Ninh
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động