Đến nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 587,68 tỷ USD; hóa xuất siêu 24,44 tỷ USD.
Tháng 10/2023, xuất nhập khẩu hàng hoá tăng 5,6% Xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp tục khởi sắc

Xuất nhập khẩu gần chạm mốc 600 tỷ USD

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/11 cho thấy, trong kỳ 1 tháng 11 năm 2023 (từ ngày 01/11 đến hết ngày 15/11/2023), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 29,42 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 587,68 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 6,4%; nhập khẩu giảm 11,7%; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,44 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 11 năm 2023 sơ bộ đạt 14,65 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 306,06 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023 có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,1%).

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 11 năm 2023 sơ bộ đạt 14,77 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 281,62 tỷ USD, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023 có 43 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,2% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 03 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 43,6%).

Cán cân thương mại hàng hóa tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023 xuất siêu 24,44 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 8,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,05 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 43,49 tỷ USD.

Bộ Công Thương đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu của năm nay chỉ là 4-5%
Xuất nhập khẩu có nhiều tín hiệu khởi sắc

Xuất khẩu hàng hoá càng về cuối năm càng có dấu hiệu khởi sắc ở nhiều mặt hàng. Đơn cử, 15 ngày đầu tháng 11, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,42 tỷ USD.

Kết quả trên giúp kim ngạch nhóm hàng này tính từ đầu năm đến 15/11 đạt 48,94 tỷ USD, tăng khoảng 600 triệu USD so với cùng kỳ 2022 (tương đương tăng 1,22%).

Dù mức tăng còn ít, nhưng đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh không chỉ máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện mà nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tăng trưởng âm suốt thời gian dài của năm 2023.

Hoặc đối với mặt hàng dệt may, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, 10 tháng năm 2023, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt trên 33 tỷ USD, cả năm nay đạt khoảng hơn 40 tỷ USD, giảm hơn 9% so với năm 2022. Đây là con số khả quan nếu so sánh với mức suy giảm hai con số ở những tháng trước.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi rõ rệt. Một số mặt hàng xuất khẩu như: đồ bảo hộ lao động, bộ comple, quần áo y tế, quần jeans tăng nhanh.

“Đáng chú ý, năm nay, điểm nhấn nổi bật của ngành dệt may là sự bứt phá, đa dạng hóa về thị trường xuất khẩu, sản phẩm cũng như khách hàng. Chưa năm nào Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang nhiều thị trường như năm nay, tới 104 quốc gia và vùng lãnh thổ” – ông Vũ Đức Giang chia sẻ.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam, tính đến hết 9 tháng xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 11 tỷ USD, tiếp đến là Nhật bản 3 tỷ USD, Hàn Quốc 2,43 tỷ USD, EU gần 2,9 tỷ USD, Canada khoảng 850 triệu USD, Trung Quốc khoảng 830 triệu USD…

Hoặc mặt hàng gạo vẫn là điểm sáng trong nhóm nông sản, nửa đầu tháng này (1-15/11), cả nước xuất khẩu 332.214 tấn gạo, kim ngạch đạt 219 triệu USD.

Xuất nhập khẩu có nhiều tín hiệu tích cực ngay từ những tháng đầu năm
Xuất khẩu gạo là điểm sáng

Tính chung từ đầu năm đến 15/11, cả nước xuất khẩu 7,37 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 4,15 tỷ USD. Con số này đã vượt kết quả xuất khẩu gạo của cả năm 2022 (cả năm 2022 đạt 7,1 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,45 tỷ USD).

Từ nay đến cuối năm, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết do các quốc gia như Philippines, Indonesia có nhu cầu nhập khẩu lớn, trong khi đó quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới là Ấn Độ vẫn kéo dài lệnh hạn chế xuất khẩu gạo trắng đến năm 2024. Đây là cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu gạo khác.

Với những tín hiệu tích cực gần đây, xuất khẩu gạo trong năm 2023 nhiều khả năng đạt và vượt con số 7,5-8 triệu tấn, kim ngạch 4,5 tỷ USD.

Kỳ vọng vào cuối năm và năm 2024

Theo Bộ Công Thương, một trong những điểm tích cực trong hoạt động xuất nhập khẩu thời gian qua là kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tiếp tục tăng. Trong đó, nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước. Hàng hoá nhập khẩu tập trung vào các mặt hàng như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải các loại; thép các loại; xăng dầu các loại...

Bộ Công Thương cũng lưu ý, hiện nay, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam bởi các thị trường xuất khẩu lớn, trong đó có EU luôn yêu cầu cao và chặt chẽ về các tiêu chuẩn môi trường.

Vì thế, với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, bên cạnh việc quan tâm đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng không chỉ cần nguồn lực lớn về tài chính, nhân sự mà phải có kinh nghiệm và kỹ năng để ứng dụng thành công, đáp ứng theo đúng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, duy trì tăng trưởng xuất khẩu bền vững.

Về các mặt hàng chủ lực, năm 2024, dự báo kinh tế thế giới còn nhiều biến động, thách thức với doanh nghiệp dệt may chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may…

Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh. Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do (trong đó: 16 FTA đã ký kết và thực thi; 3 FTA đang trong quá trình đàm phán) và là quốc gia duy nhất ký kết hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga.

Theo ông Vũ Đức Giang, từ quý 4, nhiều khách hàng lớn đã quay trở lại với ngành dệt may Việt Nam sau quá trình khó khăn. Đó là tín hiệu tốt tạo đà cho năm 2024. Trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, Vitas đặt mục tiêu toàn ngành năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giữ Top 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đâu là giải pháp?

Giữ Top 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đâu là giải pháp?

Để giữ thế chủ động, có vai trò điều tiết giá tiêu thế giới như hiện nay, bên cạnh giữ diện tích trồng tiêu, việc thu hút đầu tư chế biến sâu cũng cần tính đến.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng 68,4%

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng 68,4%

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Anh đạt mức 3.941 USD/tấn, tăng 68,4%. Việt Nam đang là nguồn cung cà phê lớn thứ 2 tại thị trường Anh.
Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng những tháng cuối năm

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng những tháng cuối năm

Xuất khẩu cá ngừ đóng vai trò không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mỗi năm mang về bình quân hơn 800 triệu USD.
Ấn Độ là thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn thứ tư của Việt Nam

Ấn Độ là thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn thứ tư của Việt Nam

Ấn Độ là thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn thứ tư của Việt Nam với khối lượng đạt 6.813 tấn, trị giá 28 triệu USD, tăng 46,5% về lượng và tăng 90,6% về trị giá.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc giảm, thị trường chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi

Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc giảm, thị trường chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi

Nửa đầu năm 2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, nhưng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này giảm so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Nghị định số 60/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ: Các địa phương kiến nghị gì?

Nghị định số 60/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ: Các địa phương kiến nghị gì?

Bộ Công Thương đã giải đáp thấu đáo kiến nghị các địa phương đưa ra tại Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, sáng 26/7.
Đắk Nông: Xuất nhập khẩu khởi sắc

Đắk Nông: Xuất nhập khẩu khởi sắc

Tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Việt Nam nhập khẩu hơn hơn 360.000 tấn phân bón từ thị trường Nga

Việt Nam nhập khẩu hơn hơn 360.000 tấn phân bón từ thị trường Nga

Nga đang là nhà cung cấp phân bón lớn thứ 2 cho Việt Nam với 362.326 tấn, trị giá hơn 164 triệu USD tăng 430% về lượng và tăng 355% về trị giá so với cùng kỳ.
Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia tăng mạnh mua hàng, xuất khẩu sầu riêng tiếp tục là điểm sáng

Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia tăng mạnh mua hàng, xuất khẩu sầu riêng tiếp tục là điểm sáng

Không chỉ Trung Quốc, khách hàng tại Thái Lan, Campuchia đang tăng nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Mặt hàng này tiếp tục là điểm sáng trong xuất khẩu rau quả.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giành lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giành lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu

Với kim ngạch xuất khẩu đạt 36,32 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt điện thoại trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân (AANZFTA).
Việt Nam ‘tuột’ ngôi đầu bán hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc

Việt Nam ‘tuột’ ngôi đầu bán hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc (sau Indonesia) trong nửa đầu năm nay với 1.515 tấn, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ chiếm 80,6% trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ của Việt Nam

Mỹ chiếm 80,6% trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ của Việt Nam

6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ của Việt Nam đạt 926,6 triệu USD, trong đó, Mỹ chiếm tới 80,6% tổng giá trị xuất khẩu.
Nhiều thị trường tăng mua, xuất khẩu rau quả 7 tháng ước đạt trên 3,8 tỷ USD

Nhiều thị trường tăng mua, xuất khẩu rau quả 7 tháng ước đạt trên 3,8 tỷ USD

Ước tính, tháng 7/2024, xuất khẩu rau qủa đạt 477 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, lũy kế 7 tháng đạt trên 3,8 tỉ USD tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đầu tư mạnh nâng cao chất lượng

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đầu tư mạnh nâng cao chất lượng

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã và đang đầu tư mạnh cho chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngày càng nâng cao chất lượng cà phê.
Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

Dự thảo Thông tư Quy tắc xuất xứ trong AKFTA áp dụng với cơ quan, tổ chức cấp C/O; Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hoá...
‘Chìa khoá’ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng tối đa các FTA

‘Chìa khoá’ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng tối đa các FTA

Quy tắc xuất xứ cộng gộp sẽ giúp hàng hoá xuất nhập khẩu đáp ứng tốt các quy tắc về xuất xứ nguyên liệu trong các FTA, từ đó tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan.
Soán ngôi Trung Quốc, Mỹ là thị trường lớn nhất của gốm sứ Việt Nam

Soán ngôi Trung Quốc, Mỹ là thị trường lớn nhất của gốm sứ Việt Nam

Mỹ là thị trường lớn nhất của đồ gốm sứ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm với gần 81 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ 2023, chiếm 25,5% thị phần.
Điểm tên 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD

Điểm tên 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là 4 thị trường có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay.
Xuất khẩu gạo Việt có thêm cơ hội khởi sắc vào cuối năm

Xuất khẩu gạo Việt có thêm cơ hội khởi sắc vào cuối năm

Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc vào cuối năm nay khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên từ thị trường truyền thống.
Mở rộng thị phần hàng dệt may tại EU, chuyên gia khuyến cáo gì?

Mở rộng thị phần hàng dệt may tại EU, chuyên gia khuyến cáo gì?

Thị phần hàng dệt may tại EU vẫn còn dư địa mở rộng, theo khuyến cáo việc chấp hành các tiêu chuẩn xanh là cần thiết, cùng đó chọn lọc phân khúc sản phẩm.
Thu về gần 1,6 tỷ USD nhưng xuất khẩu tôm đang đối diện với thách thức cạnh tranh lớn

Thu về gần 1,6 tỷ USD nhưng xuất khẩu tôm đang đối diện với thách thức cạnh tranh lớn

Nửa đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 6%. Tuy nhiên, mặt hàng này đang đối diện với những thách thức cạnh tranh từ thị trường nhập khẩu.
Nguồn cung từ Brazil được bổ sung, xuất khẩu cà phê quay đầu giảm giá mạnh

Nguồn cung từ Brazil được bổ sung, xuất khẩu cà phê quay đầu giảm giá mạnh

Sản lượng cà phê của Brazil được bổ sung đã gây sức ép lên giá, khiến giá xuất khẩu cà phê quay đầu giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua 23/7.
6 tháng đầu năm, Việt Nam chi 2,56 tỷ USD mua thức ăn gia súc và nguyên liệu

6 tháng đầu năm, Việt Nam chi 2,56 tỷ USD mua thức ăn gia súc và nguyên liệu

6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã chi 2,56 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 9,6% so với 6 tháng đầu năm 2023.
Dù giá nguyên liệu sản xuất và chi phí logistics tăng cao, xuất khẩu nông sản tiếp tục tạo dấu ấn

Dù giá nguyên liệu sản xuất và chi phí logistics tăng cao, xuất khẩu nông sản tiếp tục tạo dấu ấn

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đạt được kết quả tích cực về xuất khẩu nông sản, dù giá nguyên liệu sản xuất và chi phí logistics tăng cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động