Điểm mới trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 liên quan hoạt động Quản lý thị trường

Một số điểm mới trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 có liên quan đến hoạt động công vụ của Quản lý thị trường trong thực thi, xử lý vi phạm.
Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại: Không có "vùng cấm" Hàng hóa Tết ở miền Trung: Lực lượng Quản lý thị trường sẽ xử lý nghiêm, kiểm soát chặt

Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005, có hiệu lực năm 2006, đến nay, Luật qua đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009, 2019 và 2022; các nội dung sửa đổi, bổ sung năm 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2023. Mặc dù các thay đổi tập trung vào các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan và trình tự, thủ tục, điều kiện xác lập quyền bảo hộ… song Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 cũng có nhiều nội dung mới có liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường trong thực thi, xử lý vi phạm.

Đối với các quy định về nhãn hiệu: Bổ sung dấu hiệu âm thanh có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu với điều kiện phải thể hiện được dưới dạng đồ họa. Tuy nhiên, nội dung này chưa được hướng dẫn cụ thể (đồ họa dạng khuông nhạc lý, lời hát, biểu đồ sóng âm...).

Trên thực tế, lực lượng Quản lý thị trường đã phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nhiều vụ việc hàng hóa, quần áo, giày dép giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Điểm mới trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 liên quan hoạt động Quản lý thị trường
Vụ việc kiểm tra, xử lý dép giả mạo nhãn hiệu

Sửa đổi quy định nhãn hiệu nổi tiếng theo hướng thu hẹp phạm vi và đối tượng xem xét lấy ý kiến khi đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Từ quy định “là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” thành “là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.

Bên cạnh đó, việc xác định một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xem xét, đánh giá yếu tố xâm phạm, hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng (nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng) được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Đồng thời, các tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng cũng được quy định mang tính “mở” hơn, thay bằng quy định trước đây phải xem xét, đánh giá toàn bộ các tiêu chí tại Điều 75 Luật thì nay, là việc xem xét một, một số hoặc tất cả các tiêu chí.

Đơn cử như vụ Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội và Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh đồng loạt ập vào xưởng sản xuất và kho chứa hàng hoá là sản phẩm sa tế có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu “Thuận Phát” tại huyện Gia Lâm, TP Hà Nội và căn nhà tạm, không có biển hiệu tại tỉnh Bắc Ninh cuối năm 2021.

Điểm mới trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 liên quan hoạt động Quản lý thị trường
Nhiều vụ việc giả mạo nhãn hiệu sa tế đã bị phát hiện xử lý trong năm qua

Bên cạnh đó, Luật bãi bỏ quy định về nhãn hiệu liên kết. Tuy nhiên, điều khoản chuyển tiếp không quy định trực tiếp về hiệu lực của các nhãn hiệu liên kết đã được cấp văn bằng trước thời điểm 01/01/2023.

Ngoài ra, bổ sung quy định về “dụng ý xấu” khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Đây là thuật ngữ pháp lý lần đầu tiên được bổ sung vào Điều 96 và Điều 117 nhằm khắc phục tình trạng “đầu cơ nhãn hiệu”, xu hướng đang gia tăng gần đây dựa trên quy định “nộp đơn đầu tiên”.

Với quy định về “dụng ý xấu”, chủ nhãn hiệu có thêm một cơ sở pháp lý quan trọng để phản đối hiệu lực của nhãn hiệu do bên thứ ba đã nộp đơn hoặc đăng ký trên cơ sở không trung thực (dụng ý xấu) qua đó giành lại quyền nhãn hiệu của mình theo thủ tục phản đối hoặc hủy bỏ nhãn hiệu. Đồng thời tạo thuận lợi cho cơ quan thực thi trong quá trình xử lý các đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của chủ văn bằng “đầu cơ nhãn hiệu” yêu cầu xử lý đơn vị sản xuất kinh doanh trung thực, ngay tình.

Về chỉ dẫn địa lý: Bổ sung quy định về chỉ dẫn địa lý đồng âm, là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau. Tuy nhiên, quy định này chỉ dừng, giới hạn ở chỉ dẫn địa lý (dựa trên thực tế tên riêng đơn vị hành chính hoặc khu vực tạo nên nguồn gốc địa lý của sản phẩm có thể trùng nhau về phát âm hoặc cách viết), không bao gồm nhãn hiệu.

Mở rộng khái niệm kiểu dáng công nghiệp, là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp”. Như vậy, các bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp (ví dụ: chi tiết nhựa tạo hình cho xe máy…) cũng có thể là đối tượng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Về điều kiện kinh doanh dịch đại diện sở hữu công nghiệp: Được quy định theo hướng “mở” hơn về mô hình “tổ chức” (thêm chủ thể là hợp tác xã), điều kiện về Chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Do đó, việc xác định tư cách chủ thể trước khi tiếp nhận thông tin, phối hợp trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm cần được ưu tiên thực hiện.

Về xử lý vi phạm: Bổ sung quy định pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước đây, quy định chịu trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng với cá nhân. Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được sửa đổi, tách biệt thành 2 khoản riêng biệt thuộc Điều 213 với 02 trường hợp giả mạo là “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” và “hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý”. Nội hàm của từng trường hợp cũng được điều chỉnh, đặc biệt là quy định về giả mạo chỉ dẫn địa lý. Trước đây, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý được gọi chung là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.

Quy định về các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được chỉnh lý kỹ thuật theo hướng dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Trang Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đột phá mới trong công tác chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng Thủ đô

Đột phá mới trong công tác chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng Thủ đô

Quyết định số 4139/QĐ-UBND do UBND thành phố Hà Nội ban hành được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong công tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu tại TP. Vĩnh Long và huyện Long Hồ

Tổng kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu tại TP. Vĩnh Long và huyện Long Hồ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP. Vĩnh Long và huyện Long Hồ trong thời gian tới đây.
Bắc Kạn: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sau bão số 3

Bắc Kạn: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sau bão số 3

Nhằm đảm bảo ổn định thị trường sau cơn bão số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả hàng hóa.
Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển hàng hoá khu vực biên giới

Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển hàng hoá khu vực biên giới

Lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua biên giới.
Lào Cai: Hỗ trợ nhân dân xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Lào Cai: Hỗ trợ nhân dân xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Ngày 17/9, Cục Quản lý thị trường Lào Cai đã trao tận tay người dân xã Bảo Nhai 7 tấn gạo, 300 quyển vở học sinh, chăn màn, nồi chảo trị giá trên 135 triệu đồng

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh không rõ nguồn gốc ngay trước Trung thu

Nghệ An: Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh không rõ nguồn gốc ngay trước Trung thu

3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Nghệ An phát hiện và tiêu hủy.
Quảng Ninh: Bộ đội Biên phòng thu giữ hàng nghìn chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Bộ đội Biên phòng thu giữ hàng nghìn chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Trong ngày 14/9 và đêm 16/9, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh đã thu giữ 7.600 chiếc bánh trung thu không gõ nguồn gốc được vận chuyển trái phép vào Việt Nam.
Nghệ An: Khám ô tô phát hiện hơn 70kg pháo không rõ nguồn gốc

Nghệ An: Khám ô tô phát hiện hơn 70kg pháo không rõ nguồn gốc

Qua khám xe ô tô, lực lượng chức năng phát hiện hơn 70kg pháo do nước ngoài sản xuất, bên ngoài bọc giấy, có in hoa văn và hình ảnh pháo hoa nổ cháy sáng.
Tổng cục Quản lý thị trường quyên góp được hơn 2,3 tỷ đồng ủng hộ bà con vùng lũ

Tổng cục Quản lý thị trường quyên góp được hơn 2,3 tỷ đồng ủng hộ bà con vùng lũ

Sau nhiều ngày kêu gọi, Tổng cục Quản lý thị trường đã huy động được hơn 2,3 tỷ đồng và nhiều hiện vật để ủng hộ bà con chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão lũ.
Mang yêu thương khỏa lấp buồn đau cho Làng Nủ, Lào Cai

Mang yêu thương khỏa lấp buồn đau cho Làng Nủ, Lào Cai

Sau 2 ngày ròng rã vận chuyển, thuốc, nước sạch, cháo tươi… do Đoàn Thanh niên Tổng cục Quản lý thị trường gửi lên đã đến tận tay bà con Làng Nủ, huyện Bảo Yên.
Nghệ An: Quyết liệt đấu tranh với hàng giả, hàng nhái dịp Tết Trung thu

Nghệ An: Quyết liệt đấu tranh với hàng giả, hàng nhái dịp Tết Trung thu

Cận dịp Tết Trung thu, các ngành chức năng tỉnh Nghệ An đã tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm liên quan hàng giả, hàng nhái.
Đoàn công tác Thanh tra Bộ Công Thương làm việc với Cục Quản lý thị trường các tỉnh

Đoàn công tác Thanh tra Bộ Công Thương làm việc với Cục Quản lý thị trường các tỉnh

Thanh tra Bộ Công Thương làm việc với các tỉnh về công tác phát hiện, chuyển giao, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh chỉ ra sai phạm tại Công ty Viễn Hồng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh chỉ ra sai phạm tại Công ty Viễn Hồng

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã có kết luận thanh tra Công ty TNHH Một thành viên Viễn Hồng (quận 12), đây là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát điện thoại iPhone 16 nhập lậu qua đường hàng không

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát điện thoại iPhone 16 nhập lậu qua đường hàng không

Cục Điều tra chống buôn lậu vừa ra văn bản về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thiết bị điện tử qua đường hàng không, trong bối cảnh iPhone 16 vừa ra mắt.
Đồng Nai và Bình Dương có tân Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Đồng Nai và Bình Dương có tân Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bình Dương được điều động, bổ nhiệm làm Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đồng Nai, và ngược lại.
Cục Quản lý thị trường Cần Thơ bổ nhiệm loạt nhân sự mới

Cục Quản lý thị trường Cần Thơ bổ nhiệm loạt nhân sự mới

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa tổ chức hội nghị công bố quyết định điều động, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng, đội trực thuộc Cục.
Hưng Yên: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá sau bão

Hưng Yên: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá sau bão

Ngày 13/9, Cục Quản lý thị trường Hưng Yên thông tin về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng tăng giá sau bão số 3
Quản lý thị trường Lào Cai gửi hàng tấn rau củ, thuốc đến với Bảo Yên và rốn lũ Làng Nủ

Quản lý thị trường Lào Cai gửi hàng tấn rau củ, thuốc đến với Bảo Yên và rốn lũ Làng Nủ

Quản lý thị trường Lào Cai đã chở trên 1,4 tấn rau, củ quả, hàng trăm thùng nước lọc, mỳ tôm... để gửi đến bà con rốn lũ Bảo Yên, trong đó có rốn lũ Làng Nủ.
Quản lý thị trường phát động toàn ngành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Quản lý thị trường phát động toàn ngành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Chiều ngày 12/9/2024, Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Lễ phát động, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Ninh Bình: Bình ổn cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu sau bão số 3

Ninh Bình: Bình ổn cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu sau bão số 3

Cục Quản lý thị trường Ninh Bình quyết không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân sau cơn bão số 3.
Tạm giữ 8.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc tại Gia Lai

Tạm giữ 8.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc tại Gia Lai

Khoảng gần 8.000 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên nhãn mác có chữ nước ngoài chuẩn bị bán ra thị trường đã bị tạm giữ tại Gia Lai.
Lào Cai: Đội Quản lý thị trường số 3 tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sau bão lũ

Lào Cai: Đội Quản lý thị trường số 3 tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sau bão lũ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai vừa chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3.
Thái Bình: Thị trường ổn định, hàng hóa lưu thông thuận lợi

Thái Bình: Thị trường ổn định, hàng hóa lưu thông thuận lợi

Sau bão số 3, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định, không có tình trạng lợi dụng thiên tai để đầu cơ găm hàng.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định, không bị gián đoạn nguồn cung

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định, không bị gián đoạn nguồn cung

Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9 tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Hàng cứu trợ đã đến Yên Bái, chuẩn bị được trao gửi tới bà con vùng ngập lụt

Hàng cứu trợ đã đến Yên Bái, chuẩn bị được trao gửi tới bà con vùng ngập lụt

Thuốc, nước sạch, cháo tươi... do Thanh niên Tổng cục Quản lý thị trường gửi đã tới Cục Quản lý thị trường Yên Bái, chuẩn bị được trao tới tay bà con vùng ngập.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động