Điểm tên những thách thức từ các thị trường xuất khẩu nông sản năm 2023

Mặc dù đơn hàng tăng từ 20 - 30%, nhưng nông sản Việt vẫn đang đối diện với những thách thức không nhỏ từ các thị trường xuất khẩu trong năm 2023 này.
Xuất khẩu rau quả, đón tín hiệu tích cực những tháng đầu năm 2023 Giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng?

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt 3,73 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 647 triệu USD, nông sản Việt Nam đã xuất khẩu tới 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và ngày càng được ghi nhận.

Trong cơ cấu chủng loại quả và quả hạch có rất nhiều loại quả có lợi thế cạnh tranh và còn nhiều tiềm năng để phát triển như: Thanh long, xoài, dưa hấu, chuối, nhãn, mít, các loại hạt...,
Điểm tên những thách thức từ thị trường xuất khẩu nông sản Việt năm 2023

Thị trường được khai thông, nhiều thị trường mới được mở ra, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cho biết, ngay từ những tháng đầu năm 2023, đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, dự báo về hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đưa ra nhiều cảnh báo về thị trường mà các doanh nghiệp cần lưu tâm.

Cụ thể, với Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông sản của thị trường này dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt là các sản phẩm gỗ, hạt tiêu dự báo tăng trưởng bình quân từ 1 - 2% trong 5 năm tới; cà phê nhu cầu nhập khẩu dự báo sẽ tăng trưởng 4,8% trong giai đoạn 2020 - 2025.

Tuy nhiên, thị hiếu thị trường Hoa Kỳ ngày càng đa dạng, thiên về sản phẩm chế biến, bảo quản lâu trong khi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô, chất lượng không cao. Số lượng mặt hàng được phép tiếp cận vào thị trường Hoa Kỳ còn khiêm tốn, hiện nay mới cấp phép nhập khẩu 7 loại quả tươi từ Việt Nam (xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, vú sữa, bưởi).

Hoa Kỳ hiện gia tăng số vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với một số nông sản Việt Nam (cá tra, tôm, gỗ dán và tủ gỗ, mật ong); ban hành các quy định thực thi chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP), quy định thực thi Luật Bảo vệ động vật có vú ở biển (MMPA),… Đây đang là những nút thắt cho xuất khẩu nông sản Việt.

Với Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam - với nhu cầu tiêu dùng lớn nhờ dân số đông và đa dạng. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm tươi, sống, xuất khẩu qua tiểu ngạch (trái cây, thủy sản), chưa tiếp cận đến kênh khách hàng cuối cùng, đặc biệt là phân khúc thị trường cao cấp trong nội địa Trung Quốc.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn bị lúng túng khi Trung Quốc thay đổi, siết chặt hơn các chính sách/quy định mới trong nhập khẩu. Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch còn cao, chi phí logistics chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm.

Nhiều doanh nghiệp cho biết đang rơi vào tình cảnh mất cả tháng trời cũng không hoàn thiện được thủ tục khai báo trực tuyến để hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn bị lúng túng khi Trung Quốc thay đổi, siết chặt hơn các chính sách/quy định mới trong nhập khẩu. Ảnh minh họa

Là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, EU có lợi thế lớn về xuất khẩu và thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ nhờ Hiệp định EVFTA. Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm đến sản phẩm thân thiện môi trường, có lợi cho sức khỏe, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhu cầu tiêu dùng cao đối với rau quả, các loại hạt tốt cho sức khỏe và các sản phẩm đặc sản có chất lượng cao; nhu cầu gỗ nội thất (đặc biệt là gỗ đạt chứng chỉ) dự báo sẽ tăng trưởng do thị trường xây dựng hoạt động mạnh trở lại sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.

Tuy nhiên, nhu cầu khó có khả năng tăng trưởng cao trong dài hạn. Mặt khác, đây là thị trường khó tính với các quy định SPS và TBT ngày càng thắt chặt. Nông sản Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chủ yếu tham gia vào các phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp. Chi phí logistics còn cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Năng lực tiếp cận, tìm hiểu thị trường chưa cao; chưa tham gia sâu vào hệ thống phân phối hiện đại và chưa xây dựng được kênh phân phối ổn định tại thị trường EU.

Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 thị trường xuất khẩu và nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam tại khu vực Đông Bắc Á. Đây là các thị trường có tiềm năng xuất khẩu lớn trong năm 2023, đặc biệt nhu cầu về các sản phẩm rau quả, các cây gia vị.

Tuy nhiên, công tác mở cửa thị trường còn gặp nhiều khó khăn, do yêu cầu cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, và sự bảo hộ đối với một số ngành hàng trong nước; hệ thống sản xuất trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường. Mặt khác, nông sản Việt cũng đang phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc.

Thị trường ASEAN là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Đây là thị trường có tiềm năng cao trong năm 2023 khi các nước khôi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19. Cùng với lợi thế về các hiệp định thương mại tự do, vị trí địa lý, văn hoá tiêu dùng và nhu cầu lớn về các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như gạo, thuỷ sản, gỗ, phân bón sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam.

Tuy nhiên, xu hướng sẽ không ổn định do các nước đang chủ động tăng nguồn cung trong nước, đồng thời tăng cường các quy định về an toàn thực phẩm. Mặt khác, nông sản Việt cũng phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam là Thái Lan và Ấn Độ về chất lượng, giá thành.

Ở nhóm thị trường mới/tiềm năng, thị trường Trung Đông được đánh giá là thị trường có thu nhập cao, có nhu cầu lớn về các sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu sang thị trường này còn khiêm tốn, chỉ đạt khoảng 1,9 tỷ USD. Nông sản Việt phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về nhãn mác, bao gói, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm; qui định khắt khe về kiểm dịch động thực vật (đặc biệt là chứng nhận Halal).

Châu Phi là thị trường mới, tiềm năng rất lớn, nhu cầu tiêu dùng của người dân châu Phi đang tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu trong những năm qua còn rất hạn chế, chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD. Việc kết nối giao thương khó khăn, thanh toán gặp nhiều rủi ro.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, thị trường thế giới đang có những rào cản cơ bản, biến đổi khí hậu phức tạp, nguyên liệu đầu vào tăng cao, đây là yếu tố khó khăn cho sản xuất. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, không có cách nào khác là nâng cao giá trị sản phẩm; cơ cấu lại gắn với truy xuất nguồn gốc và chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu của từng thị trường….

Năm 2022, Việt Nam có 7 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; cà phê; gạo; rau quả; cao su; hạt điều. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, năm 2023 vẫn tiếp tục thúc đẩy 7 mặt hàng xuất khẩu có lợi thế đạt trên 3 tỷ USD dù có một số tín hiệu thị trường khó khăn.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam.
Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã ban hành Kết luận sơ bộ trong cuộc rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 20 (POR 20) đối với cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ ba đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam lần đầu có gì đặc biệt?

Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam lần đầu có gì đặc biệt?

Từ ngày 2 - 5/10/2024, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam, triển lãm kết nối toàn diện thông qua ứng dụng mô hình B2D2C.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Tập đoàn TH mang các sản phẩm sáng tạo, đạt chuẩn chất lượng quốc tế sang Hội chợ Thực phẩm đồ uống Quốc tế lần thứ 32 - Worldfood 2024.
Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Sáng 18/9, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn đã khai mạc tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Dự kiến, từ ngày 26/9 đến 30/9, Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra tại tỉnh Kiên Giang.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thừa Thiên Huế: Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Thừa Thiên Huế: Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu với các tỉnh, thành phố năm 2024.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,88 triệu tấn, thu về hơn 6,4 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng, tăng 14% kim ngạch so với cùng kỳ.
Xanh hóa chuỗi cung ứng -

Xanh hóa chuỗi cung ứng - 'chìa khoá' giúp doanh nghiệp thích ứng 'luật chơi' mới

Tăng trưởng xanh được xem là 'chìa khóa' đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2021 - 2030.
Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Hội thảo tập huấn về các chủ đề mới trong thương mại được diễn ra trong hai ngày 17-18/9/2024, tại Hà Nội.
Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Nếu điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cả năm 2024 có thể duy trì mức tăng trưởng 2 con số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động