Doanh nghiệp có nhiều lợi thế khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Không chỉ tận dụng được cơ hội từ các FTA, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế từ cơ chế hỗ trợ, gia tăng lợi nhuận...
ASEAN tổ chức đối thoại chính sách đánh giá nền kinh tế tuần hoàn khu vực Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam Khởi động xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn

Gỡ "nút thắt" cho doanh nghiệp Việt

Chia sẻ tại "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp 2022" do Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam) phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức ngày 30/6, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế Môi trường cho rằng, doanh nghiệp sẽ có những thuận lợi nhất định khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cụ thể, theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh chỉ ra, thứ nhất, đây là chủ trương lớn của Đảng thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2030. Kinh tế tuần hoàn đã được cụ thể hóa trong luật Bảo vệ Môi trường tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Thứ hai, kinh tế tuần hoàn là xu hướng chung toàn cầu. Mô hình kinh tế tuần hoàn được nhiều quốc gia lựa chọn, như vậy doanh nghiệp có cơ hội trao đổi, học hỏi về kinh nghiệm, thiết kế, chuyển giao công nghệ… trên cơ sở mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã và đang thực hiện.

Doanh nghiệp có nhiều lợi thế khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế Môi trường

Thứ ba, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi ích bao gồm: Cơ chế hỗ trợ, tránh được các điều chỉnh luật pháp khác về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, lợi nhuận gia tăng, lao động việc làm…

Thứ tư, sự hỗ trợ của chuyển đổi số và công nghệ trong quá trình đổi mới chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với cách mạng 4.0, 5.0…

Mặc dù có nhiều thuận lợi, song PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cũng nêu những khó khăn khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Theo đó, về mặt nhận thức, hiện nay nhận thức về kinh tế tuần hoàn nói chung và mô hình kinh tế tuần hoàn vẫn là vấn đề mới của doanh nghiệp, nhất là áp dụng cụ thể cho mỗi loại hình doanh nghiệp thế nào được gọi là kinh tế tuần hoàn.

Về cơ chế chính sách, sự bất cập giữa các luật, nhất là giữa Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Xây dựng,… Lý do là nội dung kinh tế tuần hoàn mới đưa vào Luật Bảo vệ môi trường trong khi các luật khác đã ban hành trước đây và nay đang quá trình bổ sung hoàn thiện.

Sau luật, nghị định và thông tư, đến nay một số cơ chế, chính sách khác đang quá trình hoàn thiện ở cấp trung ương và các địa phương, cụ thể là đưa nội dung kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch, kế hoạch thực hiện; kế hoạch hành động, lộ trình thực hiện đều liên quan đến doanh nghiệp. Chưa có bộ tiêu chí để nhận dạng thế nào là mô hình kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, những tồn tại cũ từ thiết kế mô hình kinh tế tuần hoàn. Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi các doanh nghiệp đã hoạt động trước đây phải thiết kế lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ khâu đầu vào nguyên liệu, thay vì thải ra môi trường như trước đây, chất thải được thu hồi tái sử dụng, tái chế hoặc đầu vào cho hoạt động sản xuất khác, liên quan đến mặt bằng, công nghệ, kết nối với các doanh nghiệp trong một chu trình khép kín.

Những doanh nghiệp đầu tư mới theo mô hình kinh tế tuần hoàn khâu thiết kế ban đầu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, cần có những chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn và thiết kế giỏi. Hiện nay chưa có đào tạo lĩnh vực thiết kế mô hình kinh tế tuần hoàn, đòi hỏi sự nỗ lực của doanh nghiệp.

Ngoài ra, về nguồn vốn đầu tư, công nghệ, con người cũng là trở ngại lớn cho doanh nghiệp muốn chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn hiện nay. Bởi việc chuyển sang mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải thiết kế lại, đầu tư để đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng kéo dài vòng đời sản phẩm, thu hồi chất thải… Như vậy doanh nghiệp sẽ có những sự thay đổi và tìm kiến công nghệ mới phù hợp, hiệu quả.

Doanh nghiệp có nhiều lợi thế khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn
Đại diện các doanh nghiệp tham dự khoá học

Theo đó, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cho rằng, việc tổ chức các khoá đào tạo này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm cung cấp kiến thức về kinh tế tuần hoàn, các chính sách của Chính phủ về phát triển kinh tế tuần hoàn và các yêu cầu về thương mại bền vững của các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn nhận được những thuận lợi và khó khăn hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn để có những sự thay đổi phù hợp.

Cơ hội để phát triển bền vững

Qua các chương trình đào tạo, các doanh nghiệp cũng đã được khảo sát mô hình điểm khu công nghiệp Nam Cầu Kiền. Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec (Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền) cho biết: Với tư duy đổi mới về khái niệm tài nguyên, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã xây dựng được mô hình liên kết cộng sinh mang đặc thù riêng của Việt Nam, hoàn toàn do người Việt Nam thực hiện, đáp ứng các tiêu chí cả về thực tiễn và quy định pháp lý nhằm kiến tạo thành khu công nghiệp sinh thái điển hình, kiểu mẫu mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cũng theo ông Điệp, việc thu hút đầu tư của khu công nghiệp Nam Cầu Kiền luôn dựa trên các tiêu chí nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và lao động; khuyến khích nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp.

Bên cạnh đó, tối thiểu 90% doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nhận thức về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn và tối thiểu 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý và công nghệ sản xuất để giảm chất thải, chất gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải và phế liệu.

Với định hướng phát triển hình hành khu công nghiệp sinh thái, đến nay Nam Cầu Kiền đã thu hút hơn 70 nhà đầu tư trong và ngoài nước vào những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường như: Công nghệ phụ trợ, công nghệ cao; công nghiệp chế tạo; sản xuất máy móc thiết bị hỗ trợ cho công nghệ đầu tư; sản xuất các sản phẩm trang trí nội ngoại thất xuất khẩu; các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất trong Khu công nghiệp; năng lượng xanh; cùng các ngành sản xuất ít ô nhiễm khác;...

Doanh nghiệp có nhiều lợi thế khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn
Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec (Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền)

Chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp Việt Nam, ông Điệp cho hay, muốn làm được kinh tế tuần hoàn việc trang bị kiến thức cho tất cả các cán bộ nhân viên, các chủ đầu tư, các chủ doanh nghiệp và trang bị kiến thức cho toàn xã hội về phát triển kinh tế tuần hoàn là rất quan trọng.

Song theo ông Điệp, tiên quyết nhất vẫn là “tháo gỡ” khó khăn từ hành lang pháp lý cho doanh nghiệp. “Hiện hành lang pháp lý của chúng ta chưa thích ứng được với sự phát triển. Theo đó, để điều tiết được kinh tế tuần hoàn cần có sự tích hợp giữa các luật như Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Thuế... Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các cấp chính quyền trong việc điều hành có hiệu quả và tạo ra các chính sách thông thoáng, cũng là điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững” – ông Điệp cho hay.

Để doanh nghiệp có thể áp dụng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cũng khuyến nghị: Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội mới để đổi mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên những lợi thế của doanh nghiệp và những khó khăn cần khắc phục chỉ doanh nghiệp mới hiểu, để chủ động chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích chi phí – lợi ích (CBA) của mô hình trước và sau khi chuyển đổi để có quyết định xem việc chuyển đổi đó sinh lời cho doanh nghiệp bao nhiêu? Từ đó có quyết định phù hợp.

Cần có sự tư vấn của các chuyên gia giúp doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Từ chuyên gia chính sách, thiết kế, công nghệ,… tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp.

Ngoài ra, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế Môi trường cũng lưu ý, doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác truyền thông sau khi chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn để xã hội hiểu và ủng hộ, nhất là đối với những doanh nghiệp trước đây gây ra nhiều bức xúc cho xã hội. Xây dựng hình ảnh mới của doanh nghiệp, từ "nâu sang xanh" dựa trên lợi ích tổng thể.

Cần có sự kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp có mối liên hệ về sử dụng chất thải đầu ra làm nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường để tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp FDI: Tìm giải pháp tạo động lực cho tăng trưởng bền vững

Đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp FDI: Tìm giải pháp tạo động lực cho tăng trưởng bền vững

Chính quyền các tỉnh thành mong muốn doanh nghiệp FDI có sự cam kết đầu tư dài hạn, chiến lược tại TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Sắp diễn ra chuỗi các hoạt động về năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Sắp diễn ra chuỗi các hoạt động về năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Từ ngày 18-19/9 tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương sẽ tổ chức chuỗi các hoạt động về sử dụng năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững, biến đổi khí hậu.
Từ hậu quả của bão số 3: Thúc đẩy cam kết đầu tư phát triển bền vững

Từ hậu quả của bão số 3: Thúc đẩy cam kết đầu tư phát triển bền vững

Từ hậu quả bão số 3 cho thấy, biến đổi khí hậu đang tàn phá hệ sinh thái nặng nề, vì vậy đòi hỏi thúc đẩy cam kết đầu tư vào phát triển bền vững.
Hà Nội: Người dân phố Tân Ấp tất bật chạy lũ khi nước sông Hồng tăng cao

Hà Nội: Người dân phố Tân Ấp tất bật chạy lũ khi nước sông Hồng tăng cao

Chiều 11/9, phố Tân Ấp (Hà Nội) trở nên tất bật bởi người dân liên tục vận chuyển đồ đạc, thực phẩm để chạy lũ, di rời khỏi nơi cư trú trước mực nước tăng cao.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ

Hành trình chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững chưa bao giờ dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những hành động mạnh mẽ để đạt được mục tiêu.

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nào để hiện thực hoá mục tiêu Net Zero vào năm 2050?

Giải pháp nào để hiện thực hoá mục tiêu Net Zero vào năm 2050?

Net Zero 2050 không phải mục tiêu đặt ra cho có, mà cấp bách và cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để hiện thực hóa, bởi 25 năm là thời gian không còn dài.
Sự trùng hợp những cơn siêu bão, lụt kinh hoàng trong 3 năm Giáp Thìn liên tiếp

Sự trùng hợp những cơn siêu bão, lụt kinh hoàng trong 3 năm Giáp Thìn liên tiếp

Trong 3 năm Giáp Thìn 1904, 1964, 2024, Việt Nam phải hứng chịu những cơn siêu bão cuồng nộ tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, khiến nhiều người dân bị thiệt mạng.
Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Sáng 6/9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động tiêu dùng xanh, bền vững và Chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và nhà cung ứng.
Ngành gốm sứ hình thành mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Ngành gốm sứ hình thành mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Tối 5/9 tại Hà Nội, Sở Công Thương tổ chức kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành gốm sứ năm 2024”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ khảo sát thực tế tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ khảo sát thực tế tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Dự kiến sáng ngày 4/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng để giải quyết vướng mắc liên quan đến các dự án cao tốc.
Làng nghề ở Hà Nội chuyển mình nhờ sản xuất sạch

Làng nghề ở Hà Nội chuyển mình nhờ sản xuất sạch

Sản xuất sạch đã mang lại diện mạo mới cho các làng nghề ở Hà Nội, qua đó góp phần vào phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng xanh, sạch và bền vững.
Lâm Đồng: Quyết tâm vượt khó, vươn lên phát triển cùng đất nước

Lâm Đồng: Quyết tâm vượt khó, vươn lên phát triển cùng đất nước

Tỉnh Lâm Đồng phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, biến thách thức thành cơ hội phát triển địa phương, 'càng khó khăn thì càng phải thi đua'.
MM Mega Market được vinh danh Doanh nghiệp Xanh 2024

MM Mega Market được vinh danh Doanh nghiệp Xanh 2024

Vừa qua, MM Mega Market Việt Nam là một trong những đơn vị bán lẻ được vinh danh trong Lễ Tôn vinh và trao Danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.Hồ Chí Minh năm 2024.
Đà Nẵng: Khám phá công nghệ tiên phong, thúc đẩy khởi nghiệp bền vững

Đà Nẵng: Khám phá công nghệ tiên phong, thúc đẩy khởi nghiệp bền vững

Đẩy mạnh khởi nghiệp bền vững, TP. Đà Nẵng khuyến khích khám phá và ứng dụng công nghệ tiên phong trong quá trình khởi nghiệp.
Chi tiết giá vé máy bay dịp nghỉ lễ Quốc khánh, chặng nào tăng cao nhất?

Chi tiết giá vé máy bay dịp nghỉ lễ Quốc khánh, chặng nào tăng cao nhất?

Tính đến chiều 29/8, Cục Hàng không cho biết giá vé máy bay nội địa tăng 40% so với trung bình giai đoạn thấp điểm.
MM Mega Market và câu chuyện giảm thải 10 triệu túi nilon mỗi năm

MM Mega Market và câu chuyện giảm thải 10 triệu túi nilon mỗi năm

Để giúp khách hàng thay đổi thói quen, hành vi trong tiêu dùng, Mega Market đã ngừng cung cấp túi nilon và cung cấp thùng giấy cho khách hàng sử dụng.
Hà Nội: Ngỡ ngàng nhiều vườn hoa

Hà Nội: Ngỡ ngàng nhiều vườn hoa 'khoác áo' mới đón dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Nhiều người dân Hà Nội đi qua trên các vườn hoa thể hiện sự bất ngờ, trầm trồ khi các vườn hoa mang diện mạo mới trước dịp lễ Quốc khánh 2/9.
Đà Nẵng khuyến khích phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đà Nẵng khuyến khích phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, TP. Đà Nẵng đã hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp các dự án sáng tạo.
Giảm thiểu rác thải nhựa qua Cuộc thi sinh viên kinh doanh số 2024

Giảm thiểu rác thải nhựa qua Cuộc thi sinh viên kinh doanh số 2024

Giảm thiểu rác thải nhựa trên môi trường doanh trực tuyến là một trong 4 chủ đề của Cuộc thi sinh viên kinh doanh số 2024 (Digital Business Contest).
Doanh nghiệp Việt định hướng tiêu dùng xanh qua các sản phẩm bền vững

Doanh nghiệp Việt định hướng tiêu dùng xanh qua các sản phẩm bền vững

Sử dụng các chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên cho các sản phẩm thời trang, nhiều hãng thời trang Việt đã xanh hóa sản xuất và tiêu dùng theo cách riêng.
Hà Nội: Căng thẳng từ khi dắt xe máy đi làm

Hà Nội: Căng thẳng từ khi dắt xe máy đi làm

Câu chuyện căng thẳng diễn ra tại một con ngõ nhỏ ở phố Bạch Mai (Hà Nội) khi người dân phải đục tường để xe máy có thể đi lọt qua.
Thừa Thiên Huế: Cách nhận diện các thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Thừa Thiên Huế: Cách nhận diện các thủ đoạn lừa đảo qua mạng

6 tháng năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 400 đơn trình báo bị lừa qua mạng; qua đó, lực lượng công an chỉ ra các phương thức lừa đảo để người dân nhận diện.
An toàn trong thi công xây dựng ở Hải Phòng: Đừng để ‘mất bò mới lo làm chuồng’

An toàn trong thi công xây dựng ở Hải Phòng: Đừng để ‘mất bò mới lo làm chuồng’

Hải Phòng hiện đang trong giai đoạn bùng nổ xây dựng, tuy nhiên đằng sau sự phát triển này là những vấn đề đáng lo ngại liên quan đến an toàn xây dựng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ tiếp nhận ủng hộ Chương trình

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ tiếp nhận ủng hộ Chương trình 'Xóa nhà tạm, nhà dột nát' tại Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận được hơn 40 tỷ đồng từ Lễ tiếp nhận ủng hộ Chương trình ‘Xóa nhà tạm, nhà dột nát’, do các nhà hảo tâm tài trợ.
Bộ Nội vụ nói gì về nhiệm vụ của các Bộ trưởng?

Bộ Nội vụ nói gì về nhiệm vụ của các Bộ trưởng?

Bộ Nội vụ mới ban hành văn bản hợp nhất quy định chức năng của các Bộ, trong đó bao gồm nhiệm vụ của các Bộ trưởng (trừ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động