Doanh nghiệp miền Trung cần lưu ý gì để ứng phó phòng vệ thương mại trong EVFTA

Doanh nghiệp xuất khẩu Miền Trung cần thay đổi quan điểm sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hóa của EU; nắm vững quy trình điều tra, phòng vệ thương mại.
Phòng vệ thương mại góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước Longform | 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022

Số vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam ngày một tăng. Trong bối cảnh Việt Nam tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thị trường xuất khẩu rộng mở, các ưu đãi thuế quan tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, đi kèm với đó là phòng vệ thương mại ở thị trường FTA. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU nhờ EVFTA đã tăng trưởng mạnh mẽ. Vậy, doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này cần lưu ý những gì để phòng tránh phòng vệ thương mại trong EVFTA. Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đà – Chuyên gia đào tạo Thương mại Quốc tế/Logistics Trường Cao đẳng Thương mại, Bộ Công Thương về vấn đề này.

Doanh nghiệp miền Trung cần lưu ý gì để ứng phó phòng vệ thương mại trong EVFTA
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đà – Chuyên gia đào tạo Thương mại Quốc tế/Logistics Trường Cao đẳng Thương mại, Bộ Công Thương

Tiến sĩ đánh giá thế nào về tác động của Hiệp định EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam?

Qua nội dung được quy định trong hiệp định và thực tiễn hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào EU từ khi EVFTA có hiệu lực (08/2020), có thể đánh giá cơ bản các tác động của hiệp định này đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên 2 phương diện cơ bản.

Thứ nhất là các quy định về thương mại hàng hóa, đầu tư. EU là một thị trường lớn, khó tính, đòi hỏi sản xuất và tiêu dùng ở trình độ khoa học – công nghệ cao. Các quy định của EVFTA với yêu cầu dự đoán được, minh bạch hóa, thương mại tiên tiến với việc mở cửa thị trường đầu tư một cách cởi mở và hướng đến phát triển bền vững; Cụ thể tiêu chuẩn cho từng loại hàng hóa, kể cả dán nhãn, đóng gói bao bì; Truy xuất nguồn gốc xuất xứ; An toàn sức khỏe, môi trường; Bảo vệ sản xuất, tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững; Điều kiện về thông quan v.v…

Thứ 2 là vấn đề ưu đãi thuế quan và sức hút từ một thị trường nhập khẩu rộng lớn khi EU cam kết sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực sẽ xóa bỏ đến 99,2% số dòng thuế cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Với một thị trường rộng lớn, khả năng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn.

Qua 2 phương diện cơ bản trên, có thể nói Hiệp định EVFTA tạo ra một cú hích lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam về thay đổi quan điểm sản xuất và xuất khẩu theo hướng hiện đại, tiên tiến, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và qua đó tạo ra các điều kiện cần thiết để tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hóa có chất lượng cao toàn cầu giúp ngày càng đẩy mạnh XK về chất lượng, số lượng và kim ngạch.

Doanh nghiệp miền Trung cần lưu ý gì để ứng phó phòng vệ thương mại trong EVFTA
Các vụ điều tra Phòng vệ thương mại của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào các mặt hàng: Thép (thép ống), ốc vít, vòng khuyên kim loại, giày mũ da, xe đạp,…

Các điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất của của Việt Nam ngày càng tăng. Vậy, vấn đề phòng vệ thương mại trong hiệp định EVFTA được thể hiện như thế nào?

Hưởng ưu đãi và đối đầu với Phòng vệ thương mại từ các hiệp định FTA là 2 mặt của vấn đề về đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Mức độ Phòng vệ thương mại tỷ lệ thuận với gia tăng xuất khẩu vào một thị trường khu vực FTA nào đó.

Riêng đối với Hiệp định EVFTA, ngoài các quy định Phòng vệ thương mại trong khuôn khổ chung WTO, còn có những quy định cụ thể như: Mức độ cắt giảm thuế quan sâu hơn, làm cho xuất khẩu sẽ ồ ạt hơn, áp lực cạnh tranh cao hơn, nhu cầu sử dụng công cụ Phòng vệ thương mại cũng sẽ gia tăng để bảo vệ ngành sản xuất mỗi nước nên việc bổ sung các nguyên tắc mang tính tiến bộ, phù hợp với hệ thống pháp luật các bên về Phòng vệ thương mại, giúp cho nền kinh tế, các ngành sản xuất trong nước có công cụ “Phòng vệ” hợp pháp, tiến bộ, bảo đảm thích ứng và tăng hiệu quả thực thi hiệp định. Riêng với biện pháp tự vệ thương mại, có quy định riêng về tự vệ song phương giữa Việt Nam và EU ngoài các biện pháp tự vệ toàn cầu theo WTO.

Các điểm mới về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA so với tiêu chuẩn của WTO đó là mềm hơn, minh bạch hơn, đề cao hợp tác và phù hợp với sản xuất của các bên (đề cao quan hệ song phương). Bổ sung các quy định giới hạn việc sử dụng các công cụ Phòng vệ thương mại để tránh lạm dụng, bảo đảm công bằng, minh bạch; Công khai thông tin; Tích cực thông báo, tạo cơ hội bình luận, trao đổi song phương (Chẳng hạn: Biện pháp tự vệ và chỉ được áp dụng chính thức sau 30 ngày kể từ khi trao đổi song phương thất bại…). Khuyến cáo không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp nếu việc này không phù hợp với lợi ích chung của các bên. Tăng cường cơ chế tự vệ song phương nhằm bảo đảm trong quá trình cắt giảm thuế quan theo hiệp định không gây ra các cú “Sốc” đối với các ngành sản xuất trong nước (thời gian chuyển đổi là 10 năm). Kiến tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để bảo đảm được quyền lợi của các bên khi sử dụng công cụ phòng vệ thương mại một cách chính đáng trong việc bảo vệ ngành SX nước mình khi có thiệt hại hoặc nguy cơ đe doạ gây thiết hại do việc cắt giảm sâu thuế quan từ hiệp định.

Sau khi EVFTA có hiệu lực, doanh nghiệp của Việt Nam đã bước đầu tận dụng được những cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, tính đến nay, Việt Nam đứng thứ 5 trong các nước bị EU điều tra Phòng vệ thương mại chiếm hơn 8% tổng số vụ của EU. Các vụ điều tra Phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào các mặt hàng: Thép (thép ống), ốc vít, vòng khuyên kim loại, giày mũ da, xe đạp, xe tay nâng, sợi, bật lửa ga, đèn huỳnh quang, mì chính… trong khi Phòng vệ thương mại của Việt Nam đối với hàng nhập khẩu từ EU hầu như chưa có. Đây là vấn đề các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý.

Doanh nghiệp miền Trung cần lưu ý gì để ứng phó phòng vệ thương mại trong EVFTA
Doanh nghiệp xuất khẩu miền Trung cần chú ý đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hóa theo quy định của EU cũng như nắm vững quy trình điều tra và xử lý phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp xuất khẩu miền Trung cần lưu ý và cần chuẩn bị gì để có thể tận dụng tốt nhất cơ hội từ EVFTA và ứng phó được với các trường hợp sự cố liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại?

Để tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA và ứng phó với các sự cố liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại, bản thân doanh nghiệp xuất khẩu Miền Trung cần quan tâm đến trang bị sự hiểu biết đầy đủ về ưu đãi thuế quan, phi thuế quan và phòng vệ thương mại từ Hiệp định EVFTA. Đặc biệt là các tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu (từng mặt hàng), tiêu chuẩn thông quan, xuất xứ và truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh, môi trường, lao động, chất thải, đóng gói, ký mã hiệu, nhãn… tuân thủ quyền sỡ hữu trí tuệ đối với hàng xuất khẩu vào EU.

Trong giao dịch, đàm phán và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, chú ý so sánh giá xuất khẩu với giá tại các sở giao dịch trên thế giới, khu vực EU, giá tại thị trường nội địa… Có chiến lược, phương án kinh doanh, hệ thống kế toán, thống kê, lưu trữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ khoa học để theo dõi, đánh giá được các tác động của hàng xuất khẩu của mình với các cảnh báo và điều tra phòng vệ thương mại.

Có thái độ kinh doanh minh bạch, khoa học dựa trên sự tôn trọng pháp luật, bình đẳng, công bằng và cùng có lợi, không tạo ra hoặc đơn phương gây thiệt hại, gian lận thương mại, lẩn tránh phòng vệ thương mại… (gian lận nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa thiếu minh bạch về đăng ký tiêu chuẩn, kiểm tra, kiểm dịch, hướng dẫn sử dụng…).

Các doanh nghiệp xuất khẩu Miền Trung cần thay đổi quan điểm sản xuất kinh doanh và xuất khẩu theo hướng công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hóa của EU. Tích cực nắm bắt, phối hợp thông tin với Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), hiệp hội ngành, các cơ quan thống kê thương mại ở EU, tăng cường cảnh báo sớm khả năng vi phạm phòng vệ thương mại (Bán phá giá, Trợ cấp xuất khẩu, Tự vệ thương mại).

Cần có nguồn nhân lực trong quản lý, thực hiện quy trình xuất nhập khẩu với công tác nghiên cứu thị trường, áp dụng các quy định ưu đãi, phòng vệ thương mại từ Hiệp định EVFTA một cách hiệu quả; Có khả năng thực hiện giao dịch, đàm phán với đối tác để triển khai hợp đồng xuất khẩu, hồ sơ chứng từ thanh toán, thông quan và thực hiện được các C/O (Certificate of Origin) đúng Form, đúng nội dung, quy định để hưởng ưu đãi thuế quan từ EU.

Nắm vững quy trình điều tra, xử lý phòng vệ thương mại và tốt nhất là các biện pháp phòng tránh phòng vệ thương mại.

Xin cảm ơn Ông!

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sang thị trường Thụy Điển.
Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã thúc đẩy, tạo động lực để các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp hàng hóa Việt Nam củng cố vị thế tại thị trường châu Âu, đồng thời mở rộng cánh cửa cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp.
Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Hiệp định EVFTA đã và đang góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam.

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế về xuất khẩu đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao về môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Xuất khẩu da giày đã tận dụng tốt lợi thế từ thị trường EVFTA. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 27 tỷ USD.
Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ưu đãi chỉ đến khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được các quy định trong EVFTA, trong đó quan trọng hàng đầu là quy định về xuất xứ hàng hóa.
Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà Việt Nam còn phải thúc đẩy nhập khẩu, thu hút đầu tư từ EU để tạo sức bật cho doanh nghiệp tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

Thực thi Hiệp định EVFTA đã tạo ra cơ hội mới cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU, trong đó có nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản…
4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

Sau 4 năm thực thi, Hiệp định EVFTA đem lại những kết quả tích cực: Mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Việt Nam-Italia sẽ chú trọng thực thi Hiệp định EVFTA bằng những chương trình hành động cụ thể, tạo bước ngoặt quan trọng và xung lực mới trong hợp tác kinh tế.
Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) đều có sự phục hồi và tăng trưởng tích cực.
Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Sau hơn 3 năm thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong các nước ASEAN.
EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham đánh giá, hoạt động thương mại của Việt Nam với Liên minh châu Âu đã tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi.
Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA

Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA

Tận dụng được lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA), hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa tại thị trường Hungary.
EuroCham: Tiềm năng của Hiệp định EVFTA được doanh nghiệp chú ý hơn

EuroCham: Tiềm năng của Hiệp định EVFTA được doanh nghiệp chú ý hơn

Theo EuroCham, năm 2023, tiềm năng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ngày càng được doanh nghiệp chú ý hơn.
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam có gặp thách thức tại thị trường EU?

Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam có gặp thách thức tại thị trường EU?

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2023 suy giảm mạnh và tiếp tục dự báo còn nhiều thách thức trong năm 2024.
Tận dụng lợi thế từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA

Tận dụng lợi thế từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA

EVFTA không chỉ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa mà còn mang lợi thế cho nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc phục vụ sản xuất và thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam.
Thái Nguyên: Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để gia tăng xuất khẩu

Thái Nguyên: Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để gia tăng xuất khẩu

Hiệp định EVFTA đã và đang mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Nông sản Việt sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín tại thị trường EU

Nông sản Việt sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín tại thị trường EU

Thay vì cạnh tranh bằng giá như trước đây, nông sản Việt Nam sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín để khai thác được giá trị cao hơn, bền vững hơn tại EU.
Người tiêu dùng EU ưa chuộng nhiều loại gạo đặc sản Việt Nam: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA

Người tiêu dùng EU ưa chuộng nhiều loại gạo đặc sản Việt Nam: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA

Với 9 loại gạo được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường nhằm tận dụng tốt hơn Hiệp định EVFTA.
EVFTA thúc hợp hợp tác, chia sẻ về công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - EU

EVFTA thúc hợp hợp tác, chia sẻ về công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - EU

Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đưa vào thực thi, nhiều doanh nghiệp EU đã tích cực chia sẻ những công nghệ hay kỹ thuật với các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiệp định EVFTA và tác động kép với xuất khẩu cà phê sang EU

Hiệp định EVFTA và tác động kép với xuất khẩu cà phê sang EU

EU là thị trường lớn nhất, tiêu thụ 40% cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định EVFTA đang mang lại cả cơ hội và sức cạnh tranh tại thị trường này.
Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU

Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU

Doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tận dụng được những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA mang đến để duy trì và tăng trưởng sản phẩm gỗ sang thị trường EU.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động