Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Lễ hội Mường Ca Da tưởng nhớ công lao của “Thượng Tướng thống lĩnh quân Khằm Ban” có công khai phá vùng đất Mường Ca Da, nét đẹp văn hoá đồng bào dân tộc Thái.
Độc đáo Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy của đồng bào dân tộc Thái ở xứ Thanh Độc đáo Lễ hội đền Rồng - đền Nước ở xứ Thanh

Mường Ca Da là lễ hội nhằm tưởng nhớ, tôn vinh và tự hào về công lao của nhân vật lịch sử “Thượng Tướng thống lĩnh quân Khằm Ban” - người đã có công khai phá vùng đất Mường Ca Da. Lễ hội Mường Ca Da còn khơi dậy nét đẹp truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Truyền thuyết về Mường Ca Da

Theo sử sách lưu truyền, Mường Ca Da được gọi là Mường Húng, mường Hường, còn in đậm dấu tích lưu truyền Quạ cứu người. Gắn với Mường Ca Da là tên tuổi Thượng tướng Thống lĩnh quân Khằm Ban: Năm 1418, tại núi rừng Lam Sơn, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân Lam Sơn lấy miền núi Thanh Hóa làm hậu phương, hưởng ứng lời kêu gọi của Lê Lợi, các tầng lớp nhân dân Châu Quan Hóa xưa nô nức gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Trong đó, có Thượng tướng Thống lĩnh quân Lò Khằm Ban, từ thuở thiếu thời, ông chăm chỉ học hành, luyện tập võ nghệ binh khí.

Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Rước kiệu tại Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Khi lớn lên Thượng tướng Thống lĩnh quân Lò Khằm Ban tổ chức binh mã và theo nhà Lê đi đánh giặc, với mưu trí anh dũng, ông đã liên tiếp thắng trận đã đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước, góp công lớn trong việc đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước, được vua Lê phong hàm Thượng tướng thống lĩnh quân. Ông chọn Mường Ca Da ngày nay làm nơi đóng quân và lập thái ấp.

Tướng quân Khằm Ban mất tại Mường Ca Da, nhân dân vô cùng thương tiếc, mến mộ tài đức của ông, nên đã lập Đền thờ bằng gỗ tại Pom Kéo bản Chiềng Nưa (thuộc khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân ngày nay) để hương khói thờ phụng. Nhân dân trong động và nội tộc dòng họ Phạm xây dựng lại ngôi đền bằng gạch và dựng bia ghi danh công đức và sự nghiệp của ông.

Vì vậy, truyền thuyết hình thành Mường Ca Da luôn gắn liền với di tích lịch sử Thượng tướng thống lĩnh quân Khằm Ban tại Thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa ngày nay. Đã nhiều năm trôi qua, những giá trị cao quý cũng như tinh thần bất khuất của các bậc anh hùng dân tộc có công dựng nước, giữ nước, khai phá đất Mường luôn được nhân dân ngưỡng mộ và kính phục.

Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Phần hội với nhiều trò diễn dân gian đặc sắc

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, từ bao đời nay, nhân dân Quan Hóa, trực tiếp là nhân dân Khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân đã bảo quản, giữ gìn tổ chức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tuân theo phong tục cổ truyền, vào các ngày lễ, Tết cổ truyền, ngày mất của nhân vật lịch sử, tại đền thờ đều tổ chức dâng hương, đặc biệt là tổ chức Lễ hội 5 năm một lần vào dịp tháng 2 âm lịch với sự tham gia của hàng ngàn người dân trong và ngoài vùng.

Mường Ca Da là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội Mường Ca Da có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ, gồm: Lễ mộc dục (lễ tắm bia, tượng, người Thái gọi là Khụn lục pục tứn); Lễ rước kiệu, dâng hương. Lễ “Tay ắm Oóc” (diễn ra cùng lúc với Lễ rước kiệu dâng hương) . Phần tế lễ “Xên Mường” - Nội dung: Lễ “Xên Mường” là lễ giải hạn cho cả Mường, các lễ thức tiếp theo để kết thúc phần tế lễ “Tặt máy” (cắt chỉ) là nghi lễ cắt dây giải hạn cho cả Mường.

Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Thái tại Lễ hội Mường Ca Da.

Còn phần hội với các phần thi thể thao dân tộc, các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc như: Kéo co, đẩy gậy, tung còn, tó mác lẹ, bắn nỏ, đi cà kheo đá bóng, gói bánh ú, khua luống, trống chiêng, hát khặp, thiếu nữ đẹp trong sắc phục dân tộc và thi trình diễn văn nghệ dân gian bằng hình thức sân khấu hóa. Lễ hội còn có các gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, giới thiệu đặc sản ẩm thực của địa phương đến du khách thập phương.

Có thể nói, Lễ hội Mường Ca Da đã khơi dậy nét đẹp truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng của vùng đất và người Quan Hóa, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựng huyện Quan Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Mường Ca Da còn là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện nhằm tuyên truyền, quảng bá về công tác phát triển du lịch của huyện Quan Hóa. Lễ hội Mường Ca cũng nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của Lễ hội Mường Ca Da đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận vào ngày 20/12/2019. Đây là niềm tự hào của tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện vùng cao Quan Hóa nói riêng trong lĩnh vực văn hóa của đồng bào dân tộc Thái cổ. Đây cũng là cơ hội để huyện Quan Hóa thúc đẩy ngành Du lịch của địa phương từng bước phát triển.

Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Văn hóa ẩm thực với những món ăn dân tộc độc đáo gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Mường Ca Da

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Lương Thị Hồng Nhung, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quan Hóa cho biết: Lễ hội Mường Ca Da sau khi được phục dựng, tổ chức 5 năm một lần vào tháng 2 âm lịch. Trong những năm qua, lễ hội Mường Ca Da đã góp phần động viên, cổ vũ đồng bào các dân tộc trong toàn huyện thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Mỗi dịp lễ hội diễn ra là dịp để đồng bào các dân tộc trong vùng thể hiện niềm tự hào và biết ơn công lao khai phá vùng đất Mường Ca Da của các thế hệ cha ông.

Thông qua lễ hội đã tôn tạo và phát huy các loại hình văn hóa văn nghệ, thể thao truyền thống của các dân tộc trong huyện như: Các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi trò diễn dân gian, trưng bày trao đổi các sản phẩm hàng hóa từ các làng nghề truyền thống, trang phục dân tộc, văn hóa ẩm thực với những món ăn dân tộc độc đáo gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Mường Ca Da, của cộng đồng các dân tộc Thái.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên gốm được đưa vào bộ sưu tập

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên gốm được đưa vào bộ sưu tập 'Người gốm kể chuyện'

Sự kiện thời trang đầu tiên đưa làng gốm truyền thống Hương Canh (Vĩnh Phúc) vào nghệ thuật với chủ đề "Người gốm kể chuyện" được tổ chức vào ngày 28/9.
Trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024

Trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024

Sáng nay ngày 21/9, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2024 chính thức được tổ chức với sự tham dự của 16 ''ông trâu'' đến từ các phường thuộc quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
Triển lãm 3D trực tuyến ‘Hỡi đồng bào Thủ đô’: Sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Triển lãm 3D trực tuyến ‘Hỡi đồng bào Thủ đô’: Sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Chiều ngày 20/9, Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô” khai mạc, đây là hoạt động mở màn cho chuỗi các sự kiện chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Thêm nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật lùi thời gian tổ chức

Thêm nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật lùi thời gian tổ chức

Do tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã thống nhất lùi thời gian tổ chức một số sự kiện văn hoá, nghệ thuật.
Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024 sẽ diễn ra vào sáng ngày 21/9 tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 sẽ diễn ra 03 ngày, từ ngày 27/9/2024 đến 29/9/2024 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hoạt động từ thiện cần xuất phát từ sự chân thành

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hoạt động từ thiện cần xuất phát từ sự chân thành

Hoạt động từ thiện theo chuyên gia văn hoá cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, tránh thành công cụ để xây dựng hình ảnh hay đạt được lợi ích cá nhân.
Vì sao phải dừng phối hợp làm mới sắc phong Phủ Vân Cát (Nam Định)?

Vì sao phải dừng phối hợp làm mới sắc phong Phủ Vân Cát (Nam Định)?

Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm mới các sắc phong Phủ Vân Cát.
Lần đầu tiên tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ

Lần đầu tiên tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ

Sáng ngày 16/9, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức buổi họp báo giới thiệu Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Phiên chợ

TP. Hồ Chí Minh: Phiên chợ 'độc lạ' cho những tín đồ yêu thích đồ cổ, đồ xưa

Thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, những tín đồ yêu thích đồ cổ, đồ xưa lại tụ họp trao đổi, buôn bán tại phiên chợ đặc biệt nằm trên quận Bình Thạnh,TP. Hồ Chí Minh.
Từ ngày 15-20/9: Tổ chức loạt chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Từ ngày 15-20/9: Tổ chức loạt chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Từ ngày 15-20/9, 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức loạt chương trình quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.
Vụ mạo danh Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Ngăn chặn hành vi gây tổn hại uy tín

Vụ mạo danh Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Ngăn chặn hành vi gây tổn hại uy tín

Liên quan đến vụ Liên đoàn Xiếc Việt Nam bị mạo danh ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng, luật sư đã nêu mức độ xử lý vi phạm của người mạo danh.
Ga Đà Lạt tăng giá vé tham quan: Cần tạo sự tin tưởng và đồng thuận từ công chúng

Ga Đà Lạt tăng giá vé tham quan: Cần tạo sự tin tưởng và đồng thuận từ công chúng

Việc điều chỉnh tăng giá vé tham quan ga Đà Lạt được các chuyên gia nêu ý kiến rằng cần thực hiện minh bạch, công bằng, tạo ra sự tin tưởng và đồng thuận.
Vụ Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật

Vụ Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật về việc Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ đồng bào bị bão lũ 10.000 đồng.
Liên đoàn Xiếc Việt Nam yêu cầu xác minh tài khoản gửi ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng

Liên đoàn Xiếc Việt Nam yêu cầu xác minh tài khoản gửi ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng

Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa lên tiếng và đề nghị xác minh tài khoản ủng hộ đồng bào lũ lụt 10.000 đồng dưới danh nghĩa đơn vị này gây xôn xao dư luận.
Đoàn đại biểu UNESCO tại Cao Bằng dành nhiều lời khen ‘có cánh’ cho Việt Nam

Đoàn đại biểu UNESCO tại Cao Bằng dành nhiều lời khen ‘có cánh’ cho Việt Nam

Bên lề Hội nghị Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu lần thứ 8, nhiều đại biểu UNESCO đã dành nhiều lời khen "có cánh" cho văn hóa và con người Việt Nam.
Mưa lũ diễn biến phức tạp, loạt sự kiện văn hoá, du lịch tạm dừng

Mưa lũ diễn biến phức tạp, loạt sự kiện văn hoá, du lịch tạm dừng

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, loạt sự kiện văn hoá, du lịch tại nhiều địa phương đã được thông báo tạm dừng tổ chức.
Bảng quảng cáo ngoài trời phải thiết kế đảm bảo an toàn cho người dân lúc mưa to, giông tố

Bảng quảng cáo ngoài trời phải thiết kế đảm bảo an toàn cho người dân lúc mưa to, giông tố

Bảng quảng cáo ngoài trời phải có thiết kế theo tiêu chuẩn, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới người dân tham gia giao thông lúc mưa to, giông tố.
Lần đầu tiên tổ chức Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Lần đầu tiên tổ chức Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Lần đầu tiên sẽ diễn ra Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài nhằm tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Ứng phó bão số 3: Loạt sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Loạt sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch tạm dừng

Nhằm ứng phó với bão số 3, nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch đã được thông báo tạm hoãn hoặc dừng tổ chức vô thời hạn.
Xử lý nghiêm các nghệ sĩ vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo trên không gian mạng

Xử lý nghiêm các nghệ sĩ vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo trên không gian mạng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật.
Ứng phó bão số 3 Yagi: Triển khai các biện pháp sơ tán, đảm bảo an toàn cho khách du lịch

Ứng phó bão số 3 Yagi: Triển khai các biện pháp sơ tán, đảm bảo an toàn cho khách du lịch

Chủ động ứng phó bão số 3, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu triển khai các biện pháp sơ tán, tránh trú, đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
Sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định

Sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy tại địa phương bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định của pháp luật.
TP. Hồ Chí Minh: Số hoá bảo tàng, khu di tích, tiếp cận lịch sử bằng công nghệ mới

TP. Hồ Chí Minh: Số hoá bảo tàng, khu di tích, tiếp cận lịch sử bằng công nghệ mới

Bằng những công nghệ tiên tiến VR/AR/MR/hướng dẫn viên ảo, TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến việc số hoá không gian trưng bày trong các bảo tàng, khu di tích.
Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế

Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế

Đặng Văn Việt là người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế (Thừa Thiên Huế), trong những ngày sôi sục khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 lịch sử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động