Gia Lai: Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm truyền thống Bahnar

Những người dân xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đang nỗ lực lưu giữ, bảo tồn và phát triển thổ cẩm truyền thống dân tộc Bahnar.
Thanh Hóa: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống giúp đồng bào dân tộc Thái xã Lũng Niêm thoát nghèo bền vững

Cơ hội lưu giữ, bảo tồn và phát triển thổ cẩm truyền thống

Với mong muốn tìm kiếm cơ hội lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị cốt lõi của thổ cẩm truyền thống Bahnar, cuối năm 2021, chị Trần Thị Bích Ngọc (cán bộ xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã quyết định đề xuất ý tưởng thực hiện Dự án “Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng”. Dự án do chị làm chủ nhiệm đã trở thành 1 trong 4 đề tài của Gia Lai được Hội đồng Anh chấp thuận tài trợ, nằm trong hợp phần “Di sản văn hóa sống” của Hội đồng Anh Việt Nam.

Gia Lai: Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm truyền thống Bahnar
Nghệ nhân Đinh Thị Hiền (trái) hướng dẫn học viên dệt thổ cẩm

Chị Trần Thị Bích Ngọc chia sẻ, với 19 thành viên, dự án triển khai thực hiện 3 hoạt động chính gồm: thực hiện tư liệu hóa quy trình dệt thổ cẩm truyền thống để xây dựng giáo trình; tổ chức truyền dạy dệt thổ cẩm và phát triển sản phẩm mới dựa trên hoa văn thổ cẩm truyền thống.

“Hướng đi là làm ra những sản phẩm mẫu từ hoa văn dệt của người Bahnar, thiết kế lại trang phục truyền thống của người Bahnar tinh gọn hơn, nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống cốt lõi của trang phục.” – Chị Ngọc nhấn mạnh.

Từ những tháng đầu năm đến nay, nhà rông truyền thống của làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) đã trở thành nơi chị em phụ nữ trong làng thường xuyên lui tới học tập những bài học “vỡ lòng” của nghề dệt truyền thống. Lớp học được tổ chức một cách bài bản, dưới sự chỉ dạy, dẫn dắt của nghệ nhân Đinh Thị Hiền và Đinh Thị Lăm.

Theo chị Đinh Thị Lách - làng Kgiang, từ khi triển khai dự án, các chị em trong làng đều được học từ trồng bông, kéo sợi, nhuộm màu sợi chỉ, căng khung và thực hành dệt thổ cẩm. Bên cạnh đó, lớp còn được học thêm cách phát triển những dải hoa văn truyền thống để thiết kế nên những sản phẩm mới có tính ứng dụng cao hơn.

Nghệ nhân Đinh Thị Hiền bày tỏ : “Những nghệ nhân như chúng tôi rất vui khi có cơ hội truyền dạy cho thế hệ trẻ về nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chúng tôi cố gắng truyền đạt hết kinh nghiệm của mình, hướng dẫn cho chị em phụ nữ những kỹ thuật cơ bản để họ thấy rằng thổ cẩm Bahnar đẹp đến thế nào”, bà Hiền nói và cho biết thêm các nghệ nhân sẽ hướng dẫn thêm cho bà còn ứng dụng các loại sợi công nghiệp vào dệt thổ cẩm để có thể tạo ra những trang phục mới dựa trên hoa văn thổ cẩm của Bahnar, hướng đến đưa các sản phẩm dệt thổ cẩm trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo nguồn thu nhập ổn định cho dân làng sau này.

Thổ cẩm Bahnar bước chuyển mình

Sau 5 tháng triển khai, dự án “Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng” đã hoàn thành và bước đầu mang lại nhiều niềm vui, hi vọng cho đồng bào Bahnar tại địa phương với nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Gia Lai: Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm truyền thống Bahnar
Chị Trần Thị Bích Ngọc (thứ 4, từ phải sang) trao đổi các làm mới các sản phẩm thổ cầm truyền thống cùng các nghệ nhân

Là thành viên tham gia thực hiện dự án và chủ biên của giáo trình “Dệt thổ cẩm Bahnar”, Tiến sĩ Vũ Huyền Trang, Giảng viên chuyên ngành Thiết kế-Thời trang, Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, Giáo trình “Dệt thổ cẩm Bahnar” ra mắt gồm 23 bài học cơ bản có thể được xem là “sản phẩm” đầu tiên của dự án.

Tại buổi tổng kết, nhóm thực hiện dự án đã cho ra mắt 15 mẫu váy và 2 mẫu áo dài là sản phẩm cách tân dựa trên hoa văn thổ cẩm truyền thống, với mức giá chỉ từ 300 đến 400 ngàn đồng/bộ. Cùng với đó là một số phụ kiện thời trang như dải cột tóc, dây đeo tay thổ cẩm…với hình thức bắt mắt.

Các thiết kế mới sử dụng chất liệu co giãn thoải mái, phù hợp với hoạt động hàng ngày nhưng vẫn giữ nguyên phom dáng truyền thống và vẻ đẹp của các mảng dệt thổ cẩm. Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường và không quá kén chọn đối tượng sử dụng dạng trang phục thời trang này.

“Với các bà các mẹ thì mình giữ nguyên tính truyền thống đó là màu đen của nền. Đối với các chị em muốn tạo ra cái mới nên mình đưa ra các phương án là màu xanh chàm, đỏ, vàng đất. Mình cũng đã cách tân áo dài truyền thống của người Kinh để đưa họa tiết dân tộc của người Bahnar vào trong đó, đây là sản phẩm đã có sự giao lưu văn hóa với trang phục của người Kinh.” - Tiến sĩ Vũ Huyền Trang nói.

Còn Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân - Cố vấn các dự án tại Gia Lai của Hội đồng Anh, Nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai khẳng định, việc thực hiện thành công dự án đã giúp bảo tồn nghề dệt truyền thống của người Bahnar và trở thành một sản phẩm có thể mặc hàng ngày với giá thành thấp, qua sự kết hợp các dải hoa văn truyền thống với những chất liệu vải thông thường có ngoài thị trường.

“Bên cạnh đó, những thiết kế mới với điểm nhấn là những dải họa tiết, hoa văn thổ cẩm Bahnar chính là sản phẩm của bàn tay, khối óc và tấm lòng của toàn bộ nhóm thực hiện dự án và điều này đã có hiệu quả lớn trong việc kích thích những nghệ nhân dệt sáng tạo hơn trong công việc.” – Tiến sĩ Vân nói thêm.

Theo chị Trần Thị Bích Ngọc - Chủ nhiệm dự án, để thổ cẩm Bahnar trở thành sinh kế mang lại giá trị thiết thực và phát huy hiệu quả dài lâu, bên cạnh đòi hỏi sự sáng tạo của nhóm thực hiện dự án mà rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, của ngành văn hóa cùng sự nỗ lực của chính đồng bào Bahnar trong gìn giữ vẻ đẹp truyền thống thổ cẩm dân tộc mình.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến tới thành lập câu lạc bộ hoặc hợp tác xã phát triển nghề dệt, tạo ra nhiều mẫu trang phục mang bản sắc của người Bahnar, từ người lớn đến trẻ em cũng như phụ nữ đều có thể sử dụng các sản phẩm có giá trị truyền thống của dân tộc mình, lan tỏa để phát triển nghề dệt hơn nữa. Ngoài ra, từ hoa văn họa tiết của người Bahnar sẽ phát triển, tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch như túi xách, vòng đeo tay, đem lại kinh tế cho gia đình; cũng như tiếp tục bảo tồn giá trị của nghề dệt tại nơi đây.” – Chị Ngọc kỳ vọng.

Giữa đời sống hiện đại có sự du nhập của nhiều nền văn hóa, việc làm mới những sản phẩm truyền thống có thể coi là một bước chuyển mình cho phù hợp với xu thế. Tuy nhiên, để bước chuyển mình phát huy hiệu quả dài lâu và mang lại giá trị thiết thực thì việc đi tìm hướng đi mới cho thổ cẩm Bahnar sẽ còn nhiều thách thức.

Phúc Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động