Gian nan phòng chống buôn lậu xăng dầu trên biển

Buôn lậu xăng dầu trên biển được đánh giá là đang diễn ra rất phức tạp, gây nhiều hệ lụy, làm thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bất bình đẳng...
“Nóng” buôn lậu xăng dầu trên biển Hộp thư ngày 21/4: Buôn lậu xăng dầu trên biển ngày càng tinh vi

Liên tiếp phát hiện nhiều vụ buôn bán, vận chuyển xăng dầu trái phép

"Cơn sốt" giá nhiên liệu toàn cầu đang ảnh hưởng tới cuộc sống người dân tại nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Lợi dụng tình hình này, vùng biển Tây Nam nơi giáp ranh với các quốc gia có mức giá nhiên liệu chênh lệch với Việt Nam đã và đang nhanh chóng trở thành “chợ đen” trên biển - nơi các đối tượng gian thương thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi để buôn lậu nhiên liệu nhằm trục lợi bất chính.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 (đóng tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) cho biết, từ đầu tháng 6/2022 đến nay, đơn vị liên tục bắt giữ các vụ vận chuyển dầu DO trên biển, không có giấy tờ hợp lệ. Trong đó, mới nhất bắt giữ 2 tàu vận chuyển khoảng 130.000 lít dầu DO. Hiện Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đang cùng các đơn vị chức năng phối hợp, tăng cường đấu tranh ngăn chặn hoạt động mua bán, vận chuyển dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam, trọng tâm tập trung vào vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia.

Hay, cách đây 2 tháng, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển vùng 4 cũng đã phát hiện 3 vụ buôn lậu dầu DO với trữ lượng 220 nghìn tấn tại Kiên Giang.

Lực lượng hải quan thực hiện nhiều giải pháp đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu
Lực lượng chức năng thực hiện nhiều giải pháp đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu trên biển

Trước đó, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an đã phối hợp với Tổng cục Hải quan và Công an TP.Hồ Chí Minh phát hiện 2 tàu chở dầu, 1 xà lan chứa dầu trên sông Sài Gòn. Tổng cộng gần 500 tấn dầu DO và FO. 3 phương tiện chở dầu nói trên thuộc Công ty TNHH Thương mại vận tải xăng dầu Phúc Thọ. Qua kiểm tra được biết đây là lô hàng tạm nhập tái xuất 7 nhưng doanh nghiệp này lại đưa ra thị trường tiêu thụ.Vụ việc có dấu hiệu của buôn lậu xăng dầu.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, để đánh lạc hướng điều tra của lực lượng chức năng, các đối tượng buôn lậu xăng dầu đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, các chiêu thức mới, hoạt động có tổ chức, khiến công tác đấu tranh, ngăn chặn gặp không ít khó khăn, trở ngại. Các đối tượng có thể cải hoán tàu cá thành tàu chở xăng dầu, ngụy trang dụng cụ trên tàu là khai thác thủy sản để che đậy việc mua bán xăng dầu trái phép...

Đáng nói, nhiều đối tượng còn sử dụng nền tảng thương mại điện tử trong các giao dịch, áp dụng công nghệ cao vào hoạt động buôn lậu. Ngoài ra, để đánh lạc hướng điều tra của lực lượng chức năng, các tàu vi phạm thường neo đậu ở vùng biển giáp ranh đường phân định, rồi lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu hoặc vào thời điểm lực lượng chức năng bàn giao ca để bơm xăng dầu sang các tàu nhỏ. Nhiều tàu vận chuyển trái phép xăng dầu còn dùng thủ đoạn như thay đổi tên và số hiệu phương tiện, tuyến hành trình, tắt thiết bị định vị....

Trong nội địa, theo ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), trong năm 2021, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra hơn 2.000 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, xử lý 240 vụ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 8 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong 1 - 2 năm trở lại đây, các lực lượng chức năng như công an, biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường đã phát hiện rất nhiều đường dây nhập lậu xăng dầu, thậm chí pha chế xăng dầu ngay tại thị trường nội địa do lợi nhuận rất cao. Điển hình, gần đây nhất, lực lượng công an đã khởi tố vụ 200 triệu lít xăng dầu giả tại Đồng Nai – ông Linh cho hay.

Tăng cường phòng chống xăng giả, dầu lậu

Hiện nay, lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước là khoảng hơn 20 triệu tấn/năm. Trong đó, tự chủ chiếm khoảng 60 - 70%, số còn lại phải nhập khẩu. Ðây chính là điều kiện cho một số đối tượng sẵn sàng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để nhập lậu, pha chế xăng dầu kém chất lượng đưa ra thị trường tiêu thụ.

Việc buôn lậu xăng dầu, xăng giả không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước, mà ngay cả người dân, các doanh nghiệp, đầu mối nhập khẩu, tiêu thụ xăng dầu hợp pháp cũng bị ảnh hưởng lớn. Do đó, việc chống buôn lậu xăng dầu cần phải có cách làm mới, thường xuyên và triệt để hơn.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Yêu cầu xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng xăng dầu diễn ra phức tạp, kéo dài trên địa bàn mình quản lý. Có như vậy mới hạn chế được hoạt động buôn lậu xăng dầu trong thời gian tới.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, lợi dụng giá xăng dầu tăng cao, các vụ buôn lậu xăng dầu từ nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng và diễn biến khá phức tạp, thủ đoạn tinh vi và chủ yếu xảy ra trên tuyến đường biển. Lực lượng chức năng liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn lậu xăng dầu, nhất là dầu DO với số lượng lớn.

Tại Công văn số 2310/VPCP-V.I ngày 14/4/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Công điện số 160/CĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước và Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu và các văn bản liên quan.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu chủ động, nắm chắc tình hình hoạt động nhập khẩu, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, lưu kho, phân phối, lưu thông mặt hàng xăng dầu (các hoạt động dễ bị lợi dụng nhằm trục lợi); tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, địa bàn trọng điểm trong nội địa và trên các vùng biển để kịp thời phát hiện, đấu tranh đối với các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng, nhất là các đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển
Kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu trên các tuyến biên giới, vùng biển

Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng, nhất là các đơn vị có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện nhập khẩu, lưu kho, vận chuyển, sản xuất, phân phối, lưu thông để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về gian lận đo lường, không bảo đảm chất lượng, đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá nhằm trục lợi; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế trong kinh doanh xăng dầu…

Trước đó, Tổng cục Hải quan đã có công văn yêu cầu lực lượng kiểm soát hải quan và các đơn vị nghiệp vụ tăng cường công tác nắm tình hình, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, điều tra cơ bản, xây dựng các phương án, kế hoạch nghiệp vụ để phòng ngừa, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu trên các tuyến biên giới, vùng biển; trao đổi, phối hợp, chia sẻ thông tin về hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển với các lực lượng chức năng chống buôn lậu (biên phòng, công an, cảnh sát biển, quản lý thị trường và chính quyền các địa phương biên giới).

Bên cạnh đó, nhận định tình trạng xăng dầu giả, nhập lậu, kém chất lượng là vấn đề nhức nhối nhiều năm qua, ông Trần Hữu Linh cho biết, lực lượng quản lý thị trường vẫn luôn xác định xăng dầu là mặt hàng trọng điểm trong công tác kiểm tra kiểm soát, xử lý vi phạm. “Trước thực trạng này, cần có một hệ thống phối hợp kiểm tra, quản lý xuyên suốt, chặt chẽ. Việc ngăn chặn xăng dầu nhập lậu vào trong nội địa cần làm ngay từ biên giới, trong đó mắt xích là lực lượng biên phòng, hải quan. Trong nội địa, lực lượng quản lý thị trường sẽ phối hợp cùng các lực lượng thanh tra chuyên ngành phát hiện cây xăng, cửa hàng xăng dầu bán hàng kém chất lượng để lấy mẫu, kiểm tra” - ông Trần Hữu Linh cho hay.

Trang Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Phúc: Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh điện thoại nhập lậu

Vĩnh Phúc: Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh điện thoại nhập lậu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh điện thoại di động Iphone các loại là hàng nhập lậu đã qua sử dụng.
Đột phá mới trong công tác chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng Thủ đô

Đột phá mới trong công tác chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng Thủ đô

Quyết định số 4139/QĐ-UBND do UBND thành phố Hà Nội ban hành được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong công tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu tại TP. Vĩnh Long và huyện Long Hồ

Tổng kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu tại TP. Vĩnh Long và huyện Long Hồ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP. Vĩnh Long và huyện Long Hồ trong thời gian tới đây.
Bắc Kạn: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sau bão số 3

Bắc Kạn: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sau bão số 3

Nhằm đảm bảo ổn định thị trường sau cơn bão số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả hàng hóa.
Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển hàng hoá khu vực biên giới

Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển hàng hoá khu vực biên giới

Lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua biên giới.

Tin cùng chuyên mục

Hàng năm có hàng chục nghìn phụ tùng, tem, dầu nhớt giả mạo thương hiệu Honda

Hàng năm có hàng chục nghìn phụ tùng, tem, dầu nhớt giả mạo thương hiệu Honda

Hàng năm có hàng chục nghìn phụ tùng giả mạo thương hiệu Honda như má phanh, dây phanh,... ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của khách hàng và tuổi thọ của xe.
Lào Cai: Hỗ trợ nhân dân xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Lào Cai: Hỗ trợ nhân dân xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Ngày 17/9, Cục Quản lý thị trường Lào Cai đã trao tận tay người dân xã Bảo Nhai 7 tấn gạo, 300 quyển vở học sinh, chăn màn, nồi chảo trị giá trên 135 triệu đồng
Nghệ An: Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh không rõ nguồn gốc ngay trước Trung thu

Nghệ An: Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh không rõ nguồn gốc ngay trước Trung thu

3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Nghệ An phát hiện và tiêu hủy.
Quảng Ninh: Bộ đội Biên phòng thu giữ hàng nghìn chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Bộ đội Biên phòng thu giữ hàng nghìn chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Trong ngày 14/9 và đêm 16/9, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh đã thu giữ 7.600 chiếc bánh trung thu không gõ nguồn gốc được vận chuyển trái phép vào Việt Nam.
Nghệ An: Khám ô tô phát hiện hơn 70kg pháo không rõ nguồn gốc

Nghệ An: Khám ô tô phát hiện hơn 70kg pháo không rõ nguồn gốc

Qua khám xe ô tô, lực lượng chức năng phát hiện hơn 70kg pháo do nước ngoài sản xuất, bên ngoài bọc giấy, có in hoa văn và hình ảnh pháo hoa nổ cháy sáng.
Tổng cục Quản lý thị trường quyên góp được hơn 2,3 tỷ đồng ủng hộ bà con vùng lũ

Tổng cục Quản lý thị trường quyên góp được hơn 2,3 tỷ đồng ủng hộ bà con vùng lũ

Sau nhiều ngày kêu gọi, Tổng cục Quản lý thị trường đã huy động được hơn 2,3 tỷ đồng và nhiều hiện vật để ủng hộ bà con chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão lũ.
Mang yêu thương khỏa lấp buồn đau cho Làng Nủ, Lào Cai

Mang yêu thương khỏa lấp buồn đau cho Làng Nủ, Lào Cai

Sau 2 ngày ròng rã vận chuyển, thuốc, nước sạch, cháo tươi… do Đoàn Thanh niên Tổng cục Quản lý thị trường gửi lên đã đến tận tay bà con Làng Nủ, huyện Bảo Yên.
Nghệ An: Quyết liệt đấu tranh với hàng giả, hàng nhái dịp Tết Trung thu

Nghệ An: Quyết liệt đấu tranh với hàng giả, hàng nhái dịp Tết Trung thu

Cận dịp Tết Trung thu, các ngành chức năng tỉnh Nghệ An đã tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm liên quan hàng giả, hàng nhái.
Đoàn công tác Thanh tra Bộ Công Thương làm việc với Cục Quản lý thị trường các tỉnh

Đoàn công tác Thanh tra Bộ Công Thương làm việc với Cục Quản lý thị trường các tỉnh

Thanh tra Bộ Công Thương làm việc với các tỉnh về công tác phát hiện, chuyển giao, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh chỉ ra sai phạm tại Công ty Viễn Hồng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh chỉ ra sai phạm tại Công ty Viễn Hồng

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã có kết luận thanh tra Công ty TNHH Một thành viên Viễn Hồng (quận 12), đây là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát điện thoại iPhone 16 nhập lậu qua đường hàng không

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát điện thoại iPhone 16 nhập lậu qua đường hàng không

Cục Điều tra chống buôn lậu vừa ra văn bản về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thiết bị điện tử qua đường hàng không, trong bối cảnh iPhone 16 vừa ra mắt.
Đồng Nai và Bình Dương có tân Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Đồng Nai và Bình Dương có tân Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bình Dương được điều động, bổ nhiệm làm Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đồng Nai, và ngược lại.
Cục Quản lý thị trường Cần Thơ bổ nhiệm loạt nhân sự mới

Cục Quản lý thị trường Cần Thơ bổ nhiệm loạt nhân sự mới

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa tổ chức hội nghị công bố quyết định điều động, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng, đội trực thuộc Cục.
Hưng Yên: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá sau bão

Hưng Yên: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá sau bão

Ngày 13/9, Cục Quản lý thị trường Hưng Yên thông tin về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng tăng giá sau bão số 3
Quản lý thị trường Lào Cai gửi hàng tấn rau củ, thuốc đến với Bảo Yên và rốn lũ Làng Nủ

Quản lý thị trường Lào Cai gửi hàng tấn rau củ, thuốc đến với Bảo Yên và rốn lũ Làng Nủ

Quản lý thị trường Lào Cai đã chở trên 1,4 tấn rau, củ quả, hàng trăm thùng nước lọc, mỳ tôm... để gửi đến bà con rốn lũ Bảo Yên, trong đó có rốn lũ Làng Nủ.
Quản lý thị trường phát động toàn ngành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Quản lý thị trường phát động toàn ngành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Chiều ngày 12/9/2024, Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Lễ phát động, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Ninh Bình: Bình ổn cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu sau bão số 3

Ninh Bình: Bình ổn cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu sau bão số 3

Cục Quản lý thị trường Ninh Bình quyết không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân sau cơn bão số 3.
Tạm giữ 8.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc tại Gia Lai

Tạm giữ 8.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc tại Gia Lai

Khoảng gần 8.000 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên nhãn mác có chữ nước ngoài chuẩn bị bán ra thị trường đã bị tạm giữ tại Gia Lai.
Lào Cai: Đội Quản lý thị trường số 3 tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sau bão lũ

Lào Cai: Đội Quản lý thị trường số 3 tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sau bão lũ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai vừa chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3.
Thái Bình: Thị trường ổn định, hàng hóa lưu thông thuận lợi

Thái Bình: Thị trường ổn định, hàng hóa lưu thông thuận lợi

Sau bão số 3, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định, không có tình trạng lợi dụng thiên tai để đầu cơ găm hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động