Giáo sư Trần Đình Long nói gì về điện mặt trời mái nhà, điện hạt nhân?

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với GS. Viện sĩ, TSKH Trần Đình Long về điện mặt trời mái nhà, điện hạt nhân.
Giải pháp nào cho phát triển điện mặt trời mái nhà Điện mặt trời mái nhà: Hiểu đúng để không làm sai

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà đúng nghĩa

Thưa Giáo sư, thời gian qua, một số chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà đã gặp khó khăn trong việc “thanh toán” vì chưa đủ các điều kiện theo quy định. Đã có nhiều ý kiến tranh luận về loại hình này, vậy quan điểm của Giáo sư như thế nào là điện mặt trời mái nhà?

Giáo sư Trần Đình Long nói gì về điện mặt trời mái nhà, điện hạt nhân?
Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long

Khái niệm điện mặt trời mái nhà có thể hiểu là nhà ở tư nhân hoặc công cộng, diện tích ít thì 40-50 m2 và nhiều thì 200-300 m2. Công suất của điện mặt trời mái nhà thường không lớn, chỉ loanh quanh gia đình sử dụng, khoảng từ 5-15 kWh. Mỗi mái nhà ở có thể lắp tấm quang năng với công suất như vậy, và như thế chỉ tốt chứ không có hại vì: Công suất không lớn, thừa cũng không nhiều, đối với đường dây và lưới điện phân phối không gây ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên khi vận dụng, người ta cố tình xây các công trình với diện tích lớn không còn là mái nhà ở nữa, điện mặt trời lúc này cũng đã sang loại hình khác. Nên nhớ, với mỗi loại điện mặt trời đều có ưu đãi riêng và điện mặt trời mái nhà đúng nghĩa nên có rất nhiều ưu đãi vì có nhiều cái lợi: không chiếm đất, giảm nhiệt độ trong nhà (giúp giảm sử dụng thiết bị điện làm mát), bảo vệ mái nhà nhờ có tấm quang năng…

Do đó, phải có định nghĩa cụ thể hơn cho từng loại điện mặt trời mái nhà. Thế nào là mái nhà, thế nào là nhà ở, nhà công cộng hay nhà để dùng cho sản xuất, kinh doanh đơn thuần để có ưu đãi riêng và quy định riêng. Bên cạnh đó, cũng cần định nghĩa rõ các loại hình điện mặt trời mái nhà mới (như các trang trại nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp, tích hợp các loại hình khác nhau, các sản phẩm hấp thụ năng lượng mặt trời như ngói, gạch ốp tường…) để phân loại cụ thể.

Nếu làm được việc đó, thì đây sẽ là hướng giải quyết cho những bất cập trong phát triển điện mặt trời mái nhà hiện nay. Theo tôi, nếu đúng là điện mặt trời mái nhà đúng nghĩa thì nên khuyến khích, tạo mọi cơ chế phát triển.

Điện hạt nhân có thể là xu hướng của tương lai

Vừa qua, một số ý kiến cho rằng, Việt Nam cần nghiên cứu, xem xét phát triển điện hạt nhân vì đây là nguồn điện nền quan trọng và sạch, nhất là trong bối cảnh sẽ không phát triển nhiệt điện than, thuỷ điện tới hạn, năng lượng tái tạo không ổn định... Quan điểm của Giáo sư về vấn đề này là gì?

Theo tôi, điện hạt nhân ngày nay người ta quay trở lại quan tâm, vì nó được xem là nguồn điện sạch, tương đối an toàn bởi công nghệ điện hạt nhân đang ngày càng nâng cao, thảm hoạ khó xảy ra, rất hi hữu. Nếu ta tuân thủ đúng quy trình, quy định; làm tốt công tác quản lý, vận hành thì có thể giảm thiểu tối đa rủi ro.

Nhiều quốc gia hiện đang quay trở lại phát triển hạt nhân, thậm chí trong quá trình loại điện này bị công kích nhiều, các quốc gia vẫn âm thầm phát triển và coi đây là con đường không thể khác.

Đối với Việt Nam, việc phát triển điện hạt nhân cần có sự cân nhắc ở cấp lãnh đạo cao nhất. Do đó, các cơ quan làm quy hoạch, tư vấn cho Chính phủ cần nghiên cứu thấu đáo, tìm ra các lý lẽ đầy đủ nhất để tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong vấn đề này. Chúng ta cũng có thể tranh luận công khai, thảo luận, thậm chí lấy ý kiến người dân rộng rãi. Riêng tôi thấy cần phát triển điện hạt nhân.

Giáo sư Trần Đình Long nói gì về điện mặt trời mái nhà, điện hạt nhân?
Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà đúng nghĩa

Cần hài hoà các nguồn điện

Thời gian gần đây, nhiều địa phương có đề xuất phát triển điện năng lượng tái tạo và điện khí, công suất vượt xa so với công suất quy hoạch. Trong khi đó, nguồn điện năng lượng tái tạo cũng đang gặp khó khăn vì phụ thuộc vào thời tiết, chưa có hệ thống lưu trữ; nguồn điện khí phát triển phải nhập khẩu…Ý kiến của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?

Thứ nhất, nhu cầu sử dụng điện chỉ có giới hạn nên khi phát nguồn điện này thì nguồn điện khác phải hạn chế lại. Chúng ta đã hạn chế phát triển nhiệt điện than và những nhà máy nào cũ, ô nhiễm thì nên dần hạn chế, gỡ bỏ và thay thế bằng nguồn điện tái tạo. Tuy nhiên, nếu toàn bộ công suất điện của hệ thống chỉ là điện tái tạo thì buổi tối không có mặt trời, không có gió thì lấy gì thay thế? Đây là điều các nhà quy hoạch cần tính đến.

Thứ hai, vai trò giữa thuỷ điện và điện năng lượng tái tạo phải xử lý hài hoà. Ví dụ, lúc nào mặt trời phát tối đa thì giảm thuỷ điện để tích nước, lúc nào không có mặt trời thì ra lại xả nước. Mối quan hệ giữa tỷ lệ giữa thuỷ điện và điện tái tạo là như vậy.

Ngoài ra, chúng ta nên phát triển các nhà máy thuỷ điện tích năng, là các nhà máy vừa tích điện, vừa phát điện, có khả năng phối hợp tốt với điện mặt trời. Khi nhiều điện mặt trời, các nhà máy này sẽ dùng năng lượng điện mặt trời để bơm nước lên, tích lại dưới dạng thế năng của thuỷ điện. Đến khi không có mặt trời lại xả ra để phát điện, hình thành nên một hệ thống tuần hoàn khép kín. Cái này ở Việt Nam phát triển còn rất yếu, trong quy hoạch đã có từ lâu nhưng phát triển còn chậm và hạn chế. Trong bối cảnh năng lượng tái tạo nhiều thì nên phát triển mạnh các thuỷ điện tích năng.

Giá điện của loại này tất nhiên cao hơn thuỷ điện thông thường, nhưng còn thấp hơn nhiệt điện hay tích điện bằng ắc quy. Mặt khác, thuỷ điện tích năng khác với thuỷ điện thông thường là không cần nguồn thuỷ lực lớn. Thuỷ điện tích năng chỉ cần hai hồ với độ cao chênh lệch để bơm hoặc xả nước, và khi đó nước cũng chỉ còn là công cụ trung gian. Các loại nhà máy này có thể xây dựng cả ở bờ biển.

Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhật Bản xem xét khả năng bắt buộc tái chế tấm pin mặt trời

Nhật Bản xem xét khả năng bắt buộc tái chế tấm pin mặt trời

Chính phủ Nhật đã bắt đầu triển khai kế hoạch bắt buộc tái chế các tấm pin mặt trời nhằm ngăn chặn tình trạng vứt bỏ tràn lan, đồng thời đang cân xử phạt.
Pin Natri-ion có thể thay đổi cục diện lưu trữ năng lượng như thế nào?

Pin Natri-ion có thể thay đổi cục diện lưu trữ năng lượng như thế nào?

Với chi phí ngày càng giảm, sạc nhanh hơn, pin natri-ion được kỳ vọng sẽ thống trị phân khúc lưu trữ năng lượng dài kỳ (LDES) trên toàn cầu.
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc: Từ nhu cầu tới cơ chế, chính sách

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc: Từ nhu cầu tới cơ chế, chính sách

Nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN ở miền Bắc.
Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam

Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam

CME Solar Investment và Vista Global thuộc Samsung C&T (Samsung C&T) hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam.
Nhà đầu tư đề xuất làm 2 dự án điện gió công suất 7.000MW tại huyện Cần Giờ

Nhà đầu tư đề xuất làm 2 dự án điện gió công suất 7.000MW tại huyện Cần Giờ

Hiện, đang có 2 nhà đầu tư đề xuất TP. Hồ Chí Minh cho phép khảo sát để làm dự án điện gió tại vùng biển ngoài khơi huyện Cần Giờ với tổng công suất 7.000MW.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng
Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Trong khuôn khổ chiến lược chuyển đổi xanh, Mỹ đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, với nỗ lực đặc biệt dành cho ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.
Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Theo Phòng Thương mại Quốc tế, nhu cầu hydrogen sẽ tăng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, tốc độ và thời gian tiếp nhận sẽ khác nhau giữa các ngành.
Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu?

Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu?

Ngành điện gió ngoài khơi toàn cầu đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc với công suất dự kiến sẽ vượt mốc 520 GW vào năm 2040.
Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ Bỉ trong lĩnh vực năng lượng

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ Bỉ trong lĩnh vực năng lượng

Chuyến thăm và làm việc tại dự án điện gió Hanzinelle/Gerpinnes, thuộc tỉnh Namur là một phần trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Bỉ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, theo Quy hoạch Điện VIII chúng ta còn 6 năm nữa, tức đến năm 2030 phải đạt tổng công suất đặt hệ thống là 150.489 MW.
Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với điện mặt trời mái nhà

Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với điện mặt trời mái nhà

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với năng lượng mặt trời mái nhà
5 yếu tố giúp Growatt củng cố vị thế dẫn đầu thị trường giải pháp năng lượng toàn cầu

5 yếu tố giúp Growatt củng cố vị thế dẫn đầu thị trường giải pháp năng lượng toàn cầu

Đầu tư bài bản, tập trung cho nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu ích cùng các sản phẩm chất lượng...là những yếu tố giúp Growatt dẫn đầu thị trường
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản)

Sáng 13/8/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc cùng Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản).
Phát triển dự án điện khí LNG còn chậm: Vì đâu nên nỗi?

Phát triển dự án điện khí LNG còn chậm: Vì đâu nên nỗi?

Phát triển các dự án điện khí LNG đang là xu hướng trên thế giới, song tại Việt Nam vấn đề này đang gặp nhiều khó, vậy đâu là nút thắt cần tháo gỡ?
Đức:

Đức: ''Giá điện âm'' do dư thừa điện năng lượng tái tạo, thiếu pin lưu trữ

Ở Đức, việc phát triển điện năng lượng tái tạo diễn ra rất nhanh tuy nhiên các điều kiện đi kèm chưa theo kịp nên lượng điện sản xuất ra nhiều hơn mức tiêu thụ.
Công suất năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã gấp đôi so với phần còn lại của thế giới

Công suất năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã gấp đôi so với phần còn lại của thế giới

Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu về năng lượng sạch như: Gió và mặt trời và nhanh hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.
Châu Âu chuyển mạnh sang điện gió và điện mặt trời sau cuộc xung đột Ukraine - Nga

Châu Âu chuyển mạnh sang điện gió và điện mặt trời sau cuộc xung đột Ukraine - Nga

Điện gió và điện mặt trời chiếm tỷ lệ kỷ lục là 30% nhu cầu năng lượng toàn khu vực châu Âu trong khi dầu, khí đốt và than đá đóng góp tổng cộng 27% điện năng.
Tiềm năng vô hạn của năng lượng xanh từ tảo biển

Tiềm năng vô hạn của năng lượng xanh từ tảo biển

Các nhà khoa học tại Đại học Concordia (Mỹ) đã đạt được một bước đột phá trong việc khai thác năng lượng xanh từ quá trình quang hợp của tảo biển.
Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để hoàn thiện cơ chế, chính sách

Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để hoàn thiện cơ chế, chính sách

Việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.
Cổ phiếu BGE của BCG Energy sẽ giao dịch trên sàn UpCoM vào 31/7

Cổ phiếu BGE của BCG Energy sẽ giao dịch trên sàn UpCoM vào 31/7

Ngày 23/7, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đã chấp thuận cho 730 triệu cổ phiếu mã BGE của Công ty Cổ phần BCG Energy giao dịch trên UPCoM.
Việt Nam đang thiếu cơ chế phát triển dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO

Việt Nam đang thiếu cơ chế phát triển dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO

Việt Nam đang thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính cho việc phát triển và thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO.
Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có báo cáo trình Chính phủ về thực hiện Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Hội thảo Hydrogen Việt - Đức: Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam

Hội thảo Hydrogen Việt - Đức: Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam

Với chủ đề phát triển chiến lược và quan hệ đối tác xây dựng cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam, Hội thảo Hydrogen Việt - Đức sẽ diễn ra vào ngày 1/8 tại TP.HCM.
Tương lai, tấm pin mặt trời có thể dùng dưới dạng dung dịch, quét lên tường như sơn

Tương lai, tấm pin mặt trời có thể dùng dưới dạng dung dịch, quét lên tường như sơn

Các nhà nghiên cứu đã phát triển loại vật liệu mới sử dụng dưới dạng dung dịch và có hiệu suất cao hơn silicon để làm tấm pin mặt trời hiện nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động