Gỡ vướng cho công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và địa phương cho Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Nhiều vướng mắc

Công tác quản lý cụm công nghiệp đang được thực hiện theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP (Nghị định 68) và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP (Nghị định 66) và pháp luật liên quan. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều địa phương, công tác này hiện gặp nhiều vướng mắc.

Cụ thể, việc chủ trì tham mưu phát triển cụm công nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh trong cụm trên địa bàn cấp tỉnh thuộc chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của Sở Công Thương nhưng việc hướng dẫn thu hút đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào cụm theo pháp luật đầu tư lại thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Do vậy, Sở Công Thương gặp khó khăn trong việc thực hiện vai trò cơ quan đầu mối quản lý về cụm công nghiệp trên địa bàn.

Luật Đầu tư công năm 2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công không đề cập đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (dự án đồng bộ) nên các địa phương gặp khó trong đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước.

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, đối với tổ chức sự nghiệp công lập chỉ có “Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được cơ quan có thẩm quyền giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án, được cho thuê lại đất sau khi đã đầu tư kết cấu hạ tầng...”. Nhưng thực tế, tại các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các tổ chức sự nghiệp công lập được giao làm chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp đa số chưa tự chủ được tài chính (không được thuê đất, cho thuê lại đất). Điều này khiến các địa phương cũng gặp không ít khó khăn do pháp luật đất đai không quy định rõ việc cho thuê đất đối với dự án đầu tư sản xuất trong cụm công nghiệp trong trường hợp này.

cụm công nghiệp
Bộ Công Thương xây dựng Dự thảo Nghị định về quản lý phát triển cụm công nghiệp

Bên cạnh đó, Nghị định số 68 quy định “các công trình xây dựng trong cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và được thẩm định thiết kế thì được miễn giấy phép xây dựng” nhưng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 thì quy định các trường hợp miễn giấy phép xây dựng không bao gồm trường hợp đối với cụm công nghiệp như nêu trên do đó các địa phương gặp vướng mắc trong áp dụng pháp luật. Hiện nay, việc xác định suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp gặp khó khăn do Bộ Xây dựng chưa có quy định rõ về suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

Ngoài ra, một số nội dung, quy định về phương án phát triển cụm công nghiệp, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, phát triển cụm công nghiệp,… cần được rà soát lại để đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Những bất cập trên theo Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) đang khiến nhiều địa phương vướng mắc, khó thu hút đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn. Và việc xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp thay thế Nghị định số 68 và Nghị định số 66 nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển cụm công nghiệp một cách hiệu quả, chặt chẽ, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh là cần thiết và cấp bách.

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thống nhất

Trước những bất cập đã chỉ ra, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, hiện đang xin ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan và địa phương.

Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp gồm 7 chương, 48 điều: Chương I- Quy định chung chủ yếu quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định; giải thích các từ ngữ của Nghị định để thống nhất cách hiểu, áp dụng. Chương này cũng quy định các cơ sở, lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp để các địa phương áp dụng ưu tiên trong quá trình thực hiện.

Chương II- Phương án phát triển, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; chương III - Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; chương IV- Đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; chương V- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp; chương VI- Quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp; chương VII- Điều khoản thi hành.

Dự thảo Nghị định được nhận định kế thừa những quy định đã khẳng định tính phù hợp tại Nghị định số 68 và Nghị định số 66, chỉ bổ sung, sửa đổi các hạn chế. Nội dung sửa đổi, bổ sung phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, khắc phục những hạn chế, bất cập, đáp ứng yêu cầu và quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Trong đó, tập trung chủ yếu sửa đổi, bổ sung để đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 68 và Nghị định số 66…

Dự thảo Nghị định bảo đảm phù hợp, thống nhất với các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, văn bản pháp luật mới ban hành như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Quản lý và sử dụng tài sản công; không điều chỉnh các nguyên tắc quản lý đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Việc áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phải trên cơ sở thẩm quyền của Chính phủ; quy định ở mức đủ mạnh để khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp nhưng không vượt khung so với quy định.

Để xây dựng Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, trước đó Cục Công Thương địa phương đã tổ chức 2 Hội nghị về cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp tại Hà Nội và Bình Dương nhằm lắng nghe ý kiến đánh giá và góp ý của đại diện các đơn vị liên quan, địa phương.

Tại các hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân lưu ý trong Dự thảo Nghị định: Công tác quy hoạch cố gắng tích hợp đồng bộ và đơn giản hoá tối đa thủ tục hành chính. Nội dung liên quan đến thành lập cụm công nghiệp sẽ kế thừa tinh thần Nghị định 66, Nghị định 68 để đồng bộ quy trình thành lập. Đồng thời hỗ trợ tối đa và cao nhất cho nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhà đầu tư thứ cấp.

Coi trọng yếu tố lựa chọn để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cùng đó tận dụng ưu thế địa phương, sử dụng hiệu quả cao nhất tài nguyên đất, trong đó ưu tiên thu hút các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao.

Liên quan đến phân cấp, phân quyền, chỉ định một đầu mối quản lý chung sẽ điều chỉnh theo hướng Bộ tập trung ban hành hành lang pháp lý chung còn lại tôn trọng quyền tự quyết của địa phương”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Các cụm công nghiệp trên cả nước thu hút trên 13.000 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 759.600 lao động, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Các địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến hay nhằm xây dựng Dự thảo Nghị định về khuyến công hiệu quả, sát với thực tế.
Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Chiều 19/9, tại Ninh Bình, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về khuyến công tại khu vực phía Bắc.
Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương là đơn vị thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong nhiều lĩnh vực, như khuyến công, cụm công nghiệp...
Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Tại Nghệ An diễn ra hội thảo hướng đến nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, ứng dụng chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo đã nhận được 15 ý kiến, trong đó 8 ý kiến của Sở Công Thương các tỉnh, 3 ý kiến của doanh nghiệp và 5 ý kiến của Trung tâm khuyến công.

Tin cùng chuyên mục

Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Thực hiện nhiệm vụ khuyến công quốc gia, Cục Công Thương địa phương sẽ tổ chức đoàn cơ sở công nghiệp nông thôn Việt Nam tham gia Mega Show Part 1.
Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ: Mở rộng sản xuất nhờ khuyến công

Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ: Mở rộng sản xuất nhờ khuyến công

Sự hỗ trợ kịp thời từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia đã giúp Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng Thanh Hóa quyết tâm giải ngân 100% các đề án

Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng Thanh Hóa quyết tâm giải ngân 100% các đề án

Chương trình khuyến công tại tỉnh Thanh Hóa đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Tháng 9 sẽ diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024

Tháng 9 sẽ diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024

Từ ngày 12-18/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc- Hòa Bình 2024.
Lai Châu: Hoạt động khuyến công giúp phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu, lao động

Lai Châu: Hoạt động khuyến công giúp phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu, lao động

Qua triển khai các đề án khuyến công đã phát huy được lợi thế của Lai Châu về nguồn nguyên liệu, lao động, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá trị cao.
Phong tặng danh hiệu 145 Nghệ nhân Làng nghề năm 2024

Phong tặng danh hiệu 145 Nghệ nhân Làng nghề năm 2024

Ngày 16/8, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ XI – năm 2024.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ V

Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ V

Chiều 16/8, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: “Cầu nối” thông suốt giữa làng nghề và cơ quan quản lý Nhà nước

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: “Cầu nối” thông suốt giữa làng nghề và cơ quan quản lý Nhà nước

Những năm qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa khu vực làng nghề và cơ quan quản lý Nhà nước.
Quảng Bình: Nguồn vốn khuyến công mang sinh khí mới cho doanh nghiệp

Quảng Bình: Nguồn vốn khuyến công mang sinh khí mới cho doanh nghiệp

Thời gian qua, nguồn vốn khuyến công đã có tác động hiệu quả đến sự phát triển không ngừng của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Cơ hội để khẳng định sản phẩm đặc trưng địa phương

Cơ hội để khẳng định sản phẩm đặc trưng địa phương

Công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được xem là động lực cho các cơ sở sản xuất, là cơ hội khẳng định sản phẩm đặc trưng của địa phương
Lạng Sơn đề xuất thông tin sớm về đề án khuyến công quốc gia

Lạng Sơn đề xuất thông tin sớm về đề án khuyến công quốc gia

Với những đề án khuyến công quốc gia không được phê duyệt, Sở Công Thương Lạng Sơn đề nghị sớm thông tin để địa phương có phương án sắp xếp.
Vĩnh Phúc:

Vĩnh Phúc: 'Vốn mồi' khuyến công phát huy hiệu quả

Nguồn vốn khuyến công hỗ trợ kịp thời đã phát huy hiệu quả, giúp cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Kinh phí hỗ trợ tăng theo năm, khuyến công Ninh Bình đạt hiệu quả tốt

Kinh phí hỗ trợ tăng theo năm, khuyến công Ninh Bình đạt hiệu quả tốt

Kinh phí dành cho công tác khuyến công tăng theo từng năm, giúp Ninh Bình hỗ trợ nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn mở rộng sản xuất.
Ngày 10/10 sẽ tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam 2024

Ngày 10/10 sẽ tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam 2024

Theo kế hoạch, ngày 10/10 tại Kiên Giang sẽ diễn ra Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024.
Quảng Ngãi làm gì để đạt trên 70% tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp?

Quảng Ngãi làm gì để đạt trên 70% tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp?

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2030 thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đạt tỷ lệ lấp đầy 70-75% diện tích trong các cụm công nghiệp.
Đồng Tháp áp dụng mức chi mới cho hoạt động khuyến công

Đồng Tháp áp dụng mức chi mới cho hoạt động khuyến công

Quy định về nội dung hỗ trợ cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có hiệu lực từ ngày hôm nay, ngày 11/7.
Khuyến công Quảng Trị: Nỗ lực hoàn thành các mục tiêu 6 tháng cuối năm 2024

Khuyến công Quảng Trị: Nỗ lực hoàn thành các mục tiêu 6 tháng cuối năm 2024

Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị, trong 6 tháng cuối năm đơn vị sẽ nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra.
6 tháng, kinh phí khuyến công quốc gia được phân bổ 45 tỷ đồng

6 tháng, kinh phí khuyến công quốc gia được phân bổ 45 tỷ đồng

6 tháng năm 2024, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia được phê duyệt là 130 tỷ đồng/106 đề án, nhiệm vụ, đã phân bổ 45 tỷ đồng.
Lào Cai đã thực hiện 44 đề án khuyến công với 6.047,5 triệu đồng

Lào Cai đã thực hiện 44 đề án khuyến công với 6.047,5 triệu đồng

Sở Công Thương Lào Cai đang đôn đốc các đơn vị chức năng, cơ sở thụ hưởng nhằm hoàn thành mục tiêu chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025.
Đánh giá thực tế sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Đánh giá thực tế sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Cục Công Thương địa phương đã tổ chức Đoàn công tác đánh giá thực tế sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động