Hà Nội: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí

Là địa phương có nguy cơ cao về ô nhiễm không khí, Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, đặc biệt nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm vi phạm.

Xử lý nghiêm vi phạm

Thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội luôn nằm ở ngưỡng báo động đỏ. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã liên tục ra khuyến cáo, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, những nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp với lượng thải lớn chưa được kiểm soát… Trước tình hình đó, ngày 15/3/2021, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 742/UBND-ĐT về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải. Tinh thần của Hà Nội là thúc đẩy xây dựng mạng lưới quan trắc, xử lý nghiêm các hành vi; nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp chấp hành nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí Hà Nội ở mức báo động

Theo chỉ đạo, UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường vận hành, khai thác hiệu quả hệ thống quan trắc môi trường, đảm bảo cung cấp thông tin diễn biến chất lượng không khí liên tục tới các cơ quan báo chí truyền thông để phục vụ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; thực hiện kiểm kê khí thải trên địa bàn thành phố làm cơ sở xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, lồng ghép kịch bản chi tiết ứng phó, phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và truyền dữ liệu…

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, các Sở, ngành, UBND các quận, huyện của Hà Nội đã vào cuộc rất quyết liệt nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chủ trì tiến hành các cuộc kiểm tra liên ngành, xử lý hành vi vi phạm gây ô nhiễm không khí, như: Phối hợp với công an phát hiện, xử lý 439 vụ việc, 440 cá nhân, 12 tổ chức vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 1.717.750.000 đồng; phối hợp với Sở Giao thông kiểm tra 64 trường hợp, xử phạt thu nộp ngân sách 220.000.000 đồng… Ngoài ra, hết quý II/2021 Hà Nội đã loại bỏ được khoảng 53.550 bếp than tổ ong; từng bước siết chặt các hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường tiến hành kiểm kê nguồn thải để xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí và thải lượng khí phát sinh để xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện tượng chất lượng không khí. Đồng thời, quản lý vận hành ổn định, liên tục 35 trạm quan trắc không khí tự động và 1 xe quan trắc không khí lưu động thường xuyên cập nhật chỉ số chất lượng không khí AQI để người dân theo dõi; xây dựng kịch bản ứng phó, khuyến cáo tới người dân trong các ngày chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu và nguy hại; di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không phù hợp với quy hoạch ra khỏi nội thành…

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí

Từng bước quản lý tình trạng đốt rơm, rạ gây ô nhiễm môi trường

Triển khai các nhiệm vụ trong giai đoạn hết sức khó khăn, nguồn lực thực thi còn hạn chế so với các yêu cầu đề ra, tuy nhiên, đánh giá về công tác kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn, ông Mai Trọng Thái - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - cho hay, đến nay, một số nhiệm vụ UBND thành phố đề ra đã được thực hiện nghiêm túc, sát sao và được một số kết quả tích cực. Đặc biệt, nhiều giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí được tăng cường áp dụng, bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực. Qua đó, góp phần cải thiện ô nhiễm không khí trên địa bàn.

Tháo gỡ khó khăn

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên dù công tác kiểm soát ô nhiễm không khí có những chuyển biến tích cực, song lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vẫn thừa nhận, việc chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND thành phố còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Trong đó, kết quả thực hiện Chỉ thị 15/CT-UBND về đốt rơm rạ, phụ phẩm tính đến quý II/2021chưa đạt yêu cầu theo chỉ tiêu giao là 100%, mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường đôn đốc các địa phương nhưng tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch, đốt trộm phế thải vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

Một trong những bất cập khác về kiểm soát ô nhiễm không khí được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ rõ đó là, cơ chế, chính sách trong việc xử lý chất thải sản xuất nông nghiệp còn thiếu, nhất là chính sách xử lý phụ phẩm cây trồng trên địa bàn. Ngoài ra, các điểm, khu xử lý chất thải tập trung của Hà Nội đang quá tải, không đáp ứng được lượng phát thải thực tế của thành phố, dẫn đến việc các đối tượng lợi dụng lúc nửa đêm tối, vắng người qua lại, nơi không có phương tiện theo dõi, giám sát đổ chất thải không đúng nơi quy định. Đặc biệt, hiện, 24 trạm quan trắc không khí tự động liên tục đang tạm dừng hoạt động do các thiết bị cảm biến bị mất tín hiệu, phần mềm cảm biến của các thiết bị không được cập nhập do thiếu kinh phí. Vì vậy, việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng thay thế các trang thiết bị của trạm quan trắc gặp nhiều khó khăn.

Thời gian tới, để tạo hiệu quả trong kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ chỉ đạo của UBND thành phố theo Công văn số 742/UBND-ĐT. Đồng thời, UBND thành phố sớm phê duyệt kinh phí quản lý, vận hành, bảo dưỡng các trạm quan trắc môi trường tự động, đặc biệt là các trạm quan trắc không khí tự động để có cơ sở quản lý, vận hành các trạm quan trắc được ổn định, liên tục nhằm chủ động cảnh báo, phòng, chống ô nhiễm không khí và phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí, UBND TP. Hà Nội sẽ quy trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chất thải, chất thải rắn sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp, vận chuyển vật liệu xây dựng không đúng quy định gây ô nhiễm trên địa bàn.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Phúc xây dựng công trình khẩn cấp xử lý sự cố sạt lở bờ sông Lô

Vĩnh Phúc xây dựng công trình khẩn cấp xử lý sự cố sạt lở bờ sông Lô

Vĩnh Phúc quyết định xây dựng công trình khẩn cấp nhằm xử lý sự cố sạt lở bờ sông Lô với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 31/12/2024.
Bình Dương: Chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Bình Dương: Chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp, các biện pháp phòng vệ thương mại gia tăng, đặt ra những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024

Sau nhiều lần hoãn do bão số 3, chiều nay (ngày 22/9), UBND tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024.
Bắc Ninh tai nạn giao thông giảm sau một năm thực hiện Tỉnh an toàn giao thông

Bắc Ninh tai nạn giao thông giảm sau một năm thực hiện Tỉnh an toàn giao thông

Sáng ngày 22/9, Bắc Ninh tổ chức hội nghị sơ kết một năm “Tỉnh an toàn giao thông”. Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Hải quan TP. Hồ Chí Minh gặp nhiều vướng mắc khi xử lý các tang vật vi phạm

Hải quan TP. Hồ Chí Minh gặp nhiều vướng mắc khi xử lý các tang vật vi phạm

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh gặp nhiều vướng mắc trong việc xử lý hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, đặc biệt là các loại xe vi phạm và hàng hóa điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Thanh Hóa: Phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Tỉnh Thanh Hóa nêu rõ, công tác phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cấp bách, thường xuyên, liên tục.
Thanh Hóa: Di dời người dân ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở, lên phương án ứng phó vùng áp thấp

Thanh Hóa: Di dời người dân ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở, lên phương án ứng phó vùng áp thấp

Tỉnh Thanh Hóa đã di dời hàng trăm người dân và học sinh ra khỏi khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, đồng thời lên phương án ứng phó với vùng áp thấp.
Bắc Kạn: 70 người nhập viện với biểu hiện đau bụng, nôn, sốt chưa rõ nguyên nhân

Bắc Kạn: 70 người nhập viện với biểu hiện đau bụng, nôn, sốt chưa rõ nguyên nhân

Từ ngày 20 đến sáng 21/9, tại xã Nông Thượng, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã có 70 người phải nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
Thừa Thiên Huế: AEON Huế chính thức đi vào hoạt động

Thừa Thiên Huế: AEON Huế chính thức đi vào hoạt động

Công ty TNHH AeonMall Việt Nam long trọng tổ chức khánh thành và chính thức đi vào hoạt động Trung tâm thương mại AeonMall Huế (Thừa Thiên Huế).
Khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng 21/9, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội, gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Tính đến hết tháng 6 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình ước đạt 969,607 triệu USD, tăng 26,48 % so với cùng kỳ.
Bến Tre đưa 3 mỏ cát có trữ lượng hơn 4 triệu khối ra đấu giá

Bến Tre đưa 3 mỏ cát có trữ lượng hơn 4 triệu khối ra đấu giá

Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức đấu quyền khai thác khoáng sản với 3 mỏ cát có trữ lượng hơn 4 triệu khối trong tháng 10 tới.
Vì sao Thái Nguyên giải ngân vốn đầu tư công chậm?

Vì sao Thái Nguyên giải ngân vốn đầu tư công chậm?

Giải phóng mặt bằng và thi công tại một số dự án chưa đảm báo tiến độ đề ra đã khiến việc giải ngân vốn đầu tư công của Thái Nguyên thấp.
Sóc Trăng: Cần ban hành chính sách hỗ trợ người dân khu vực dự án điện gió

Sóc Trăng: Cần ban hành chính sách hỗ trợ người dân khu vực dự án điện gió

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - ông Trần Văn Lâu khẳng định, cần phải ban hành chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án điện gió.
Hà Tĩnh: Nước sông Ngàn Phố vượt báo động 2, nhiều nơi ngập sâu

Hà Tĩnh: Nước sông Ngàn Phố vượt báo động 2, nhiều nơi ngập sâu

Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh) dâng cao, vượt mức báo động 2; sông Ngàn Sâu và sông La đang tiếp tục lên, nhiều nơi bị ngập sâu.
Hà Nội: Khởi công nâng cấp Tỉnh lộ 429a, Cụm công nghiệp Kim Bài

Hà Nội: Khởi công nâng cấp Tỉnh lộ 429a, Cụm công nghiệp Kim Bài

Ngày 20/9, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp Kim Bài.
Nam Định phân bổ 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3

Nam Định phân bổ 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định phân bổ phân bổ kinh phí (đợt 2) 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều khu vực bị cắt điện cả ngày vào cuối tuần

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều khu vực bị cắt điện cả ngày vào cuối tuần

Theo thông báo lịch cắt điện của Tổng công ty Điện lực miền Nam, cuối tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ mất điện cả ngày.
TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh được cho phép thí điểm cơ chế đặc thù, trong đó có dự án năng lượng tái tạo, song quá trình hiện thực hóa Nghị quyết 98 gặp không ít thách thức.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã Quyết nghị thông qua chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ trên địa bàn TP. Vũng Tàu (khu đất trên đường 3/2).
Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 29 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 3.146 ha.
Quảng Nam thống nhất hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi

Quảng Nam thống nhất hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản thống nhất thỏa thuận hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi.
Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Mưa lớn gây thiệt hại nặng nề cho vụ lúa hè thu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu lập đoàn kiểm tra thực tế tình hình thu hoạch lúa.
Hà Tĩnh: Chủ động di dân, không để thiệt hại về người do bão số 4 gây ra

Hà Tĩnh: Chủ động di dân, không để thiệt hại về người do bão số 4 gây ra

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các phương án để ứng phó, trong đó chú trọng công tác di dân đến nơi an toàn.
Cần Thơ: Vì sao chưa quyết toán 63 dự án đã hoàn thành?

Cần Thơ: Vì sao chưa quyết toán 63 dự án đã hoàn thành?

Theo UBND TP. Cần Thơ, trên địa bàn thành phố có 63 dự án đã hoàn thành nhưng chưa nộp hồ sơ quyết toán với tổng khối lượng đã nghiệm thu 6.685 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động