Hà Tĩnh: Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp giảm xuống hàng “cuối bảng”?

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giảm 7,26% trong 6 tháng đầu năm, đã “kéo” chỉ số tăng trưởng kinh tế đạt thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hà Tĩnh cần xác định rõ những tiềm năng khác biệt để phát triển Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 9,3% Công nghiệp Hà Tĩnh tăng 16,56%

Gần 10 năm trở lại đây, ngành công nghiệp Hà Tĩnh tăng trưởng đột phá về cả quy mô và năng lực sản xuất. Đặc biệt, từ khi dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (giai đoạn I) đi vào vận hành chính thức năm 2017 đã góp phần ghi tên Hà Tĩnh vào bản đồ ngành công nghiệp thép và hiện thực hóa chủ trương xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng thành trung tâm công nghiệp. Chiếm hơn 80% giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh, thép trở thành sản phẩm chủ lực của ngành và Formosa là “hạt nhân” kinh tế của tỉnh trong những năm qua.

Hà Tĩnh: Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp giảm xuống hàng “cuối bảng”?
“Hạt nhân” nền kinh tế là Formosa trong nửa đầu năm chỉ sản xuất được 2,67 triệu tấn thép, giảm 1,67 % so với cùng kỳ

Tuy nhiên, báo cáo mới nhất từ Cục Thống kê Hà Tĩnh cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,08%. Với con số khiêm tốn này, đây là năm có tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 của Hà Tĩnh giảm 7,26%, đã “kéo” chỉ số tăng trưởng kinh tế đạt thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

Trong đó, hiện nay trong cơ cấu của nền kinh tế Hà Tĩnh thì khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng khá cao chiếm tới 37,10%, trong đó ngành công nghiệp chiếm 29,61%, điều này thể hiện đầu tàu phát triển kinh tế của địa phương này hiện nay vẫn là ngành công nghiệp.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục gặp khó khăn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước giảm 7,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 1,34%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 0,33%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 38,31%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 9,79%.

Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh - ông Hoàng Văn Quảng cho biết, "Trong những năm qua, ngành công nghiệp luôn là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh". Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, "chỉ số sản xuất ngành công nghiệp giảm 7,26% đã “kéo” chỉ số tăng trưởng kinh tế đạt thấp. Cùng với đó, do giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá thép thành phẩm giảm, “hạt nhân” nền kinh tế là Formosa trong nửa đầu năm chỉ sản xuất được 2,67 triệu tấn thép, giảm 1,67% so với cùng kỳ. Nếu so với cùng kỳ năm 2021 thì sản lượng thép của công ty chỉ tăng hơn 1%...".

Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng, đặc biệt là ngành sản xuất phân phối điện, cụ thể là Tổ máy số 1 của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 gặp sự cố đang phải ngừng hoạt động đến nay chưa khắc phục được, tổng sản lượng điện chỉ sản xuất được 4.121 triệu KWh, giảm 36,34% (giảm 2.362 triệu KWh) so với cùng kỳ.

Trong đó, riêng Nhà máy nhiệt điện I chỉ sản xuất 1.845 triệu KWh, giảm 53,34% (giảm 2.109 triệu KWh) so với cùng kỳ. Ngoài ra trong 6 tháng vừa qua do giá đầu vào tăng trong khi đó giá thành phẩm thép có phần giảm nên sản phẩm phôi thép của Formosa chỉ sản xuất được 3.190 ngàn tấn, giảm 1,67% (giảm 54 ngàn tấn) so với cùng kỳ.

Với sự sụt giảm lượng điện sản xuất trong 6 tháng vừa qua đã làm cho GRDP ngành công nghiệp giảm 11,46% so với cùng kỳ và làm giảm 3,94 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP toàn nền kinh tế. Và đây là 2 lý do chính làm cho tổng sản phẩm trong tỉnh không có tăng trưởng.

Qua đó, phải nhìn nhận rằng nền kinh tế địa phương này đang phụ thuộc vào những doanh nghiệp lớn như Formosa, Nhiệt điện Vũng Áng I, sản xuất sụt giảm hoặc tăng trưởng thấp thì sản xuất ngành công nghiệp vẫn chưa có các năng lực mới tăng thêm để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Nỗ lực vì mục tiêu tăng trưởng cả năm

Theo dự báo từ Sở Công Thương Hà Tĩnh, tình hình những tháng tiếp theo được nhận định sẽ còn nhiều khó khăn khi ảnh hưởng dịch Covid-19, áp lực từ giá xăng dầu làm tăng chi phí sản xuất, vận chuyển, giá thành hàng hóa, dịch vụ. Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 dự kiến khó hoàn thành khắc phục sự cố trong năm nay.

Hà Tĩnh: Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp giảm xuống hàng “cuối bảng”?
Phân tích của Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh

Theo phân tích của Cục Thống kê Hà Tĩnh, tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm nay phải đạt gần 17% thì mới có thể hoàn thành mục tiêu. Nếu vậy, ngành công nghiệp phải đạt tăng trưởng 23%, xây dựng tăng trưởng 60%, nông nghiệp tăng trưởng 4,7%, dịch vụ tăng trưởng hơn 3%.

Tuy nhiên, theo tính toán trên các yếu tố tăng trưởng thì lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp khó đạt con số nêu trên. Điều này đồng nghĩa với việc, 6 tháng cuối năm, tăng trưởng sẽ chủ yếu dựa vào sức tăng ngành xây dựng với những dự án có khối lượng lớn như: Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2, Nhà máy sản xuất Pin VinES, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các dự án đầu tư công... và sự phục hồi từ ngành du lịch, dịch vụ.

Do nền kinh tế đang phụ thuộc vào một số dự án lớn nên Hà Tĩnh cần những động lực mới để kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Bởi vậy, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng để các dự án đầu tư sớm đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung cho nền kinh tế ở giai đoạn tới.

Ông Hoàng Văn Quảng cho biết thêm, trong những tháng đầu năm 2022, mặc dù chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước do một số doanh nghiệp lớn gặp khó khăn nhưng ngành công nghiệp Hà Tĩnh đang đón những tín hiệu tích cực, tạo bước đệm tăng trưởng cho giai đoạn tới với những “siêu dự án” đang được triển khai như Nhà máy sản xuất Pin VinES, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2… Cùng đó, khôi phục hoạt động sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp nội tỉnh đang đầu tư mở rộng sản xuất để tăng sản lượng và cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Mới đây, tại cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm của tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh - ông Võ Trọng Hải đã nhấn mạnh các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới là tập trung rà soát, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ những dự án đang triển khai; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; nỗ lực thu ngân sách đạt cao nhất; tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn để có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Cùng đó là đảm bảo các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới...

Mặc dù phát triển công nghiệp gặp khó khăn nhưng gần đây, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vẫn từ chối đề xuất khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Theo Báo Điện tử Chính phủ, với một dự án từng được đánh giá có nhiều tiềm năng như mỏ sắt Thạch Khê, Tập đoàn TKV cho rằng, nếu bị dừng lại sẽ dẫn tới mất một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

Trước đó, theo tính toán, phía TKV cho biết, khi hoàn thành giai đoạn I dự án sẽ nộp ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng/năm; giai đoạn II nộp ngân sách trên 2.800 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, khoảng 3.500 lao động địa phương theo kế hoạch cũng sẽ được đào tạo nghề, giải quyết việc làm trực tiếp nếu dự án đi vào hoạt động.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh được cho phép thí điểm cơ chế đặc thù, trong đó có dự án năng lượng tái tạo, song quá trình hiện thực hóa Nghị quyết 98 gặp không ít thách thức.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã Quyết nghị thông qua chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ trên địa bàn TP. Vũng Tàu (khu đất trên đường 3/2).
Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 29 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 3.146 ha.
Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (giai đoạn 1), huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vừa được đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 1.000 ha.
Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tầm nhìn, định hướng tổng thể phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Vượt qua khó khăn, thách thức, 8 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực ở một số lĩnh vực.
Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2).
Quảng Nam: Doanh nghiệp

Quảng Nam: Doanh nghiệp 'ôm vốn' đợi mặt bằng để mở rộng kinh doanh

Một doanh nghiệp FDI Hàn Quốc mong muốn mở rộng đầu tư tại tỉnh Quảng Nam nhưng hiện chưa có mặt bằng để đầu tư.
Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Sau những thiệt hại nghiêm trọng do cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung mọi nguồn lực để khôi phục nhanh chóng các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Với việc triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam không xảy ra ngập lụt nặng, hoạt động sản xuất được duy trì ổn định.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Các địa phương, sở, ngành liên quan tại Thừa Thiên Huế triển khai dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2024.
Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai tại Vĩnh Phúc như một 'cú huých' để nông nghiệp chuyển đổi nhanh hơn, giá trị hơn.
Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Quy hoạch các cụm và khu công nghiệp trên địa bàn xã Long Đức, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân địa phương.
Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Sáng 14/9, GO! Hà Nam có tổng diện tích hơn 14.000 m2 và tổng vốn đầu tư 309 tỷ đồng đã chính thức khai trương trương đưa vào hoạt động tại thành phố Phủ Lý.
Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành liên quan gấp rút hoàn tất các thủ tục đưa Khu công nghiệp Cây Trường tại huyện Bàu Bàng đi vào hoạt động.
Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Mía đường đang trở thành ngành hàng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Trước áp lực cạnh tranh đòi hỏi địa phương phải xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh.
Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão và chuẩn bị sẵn sàng để đón khách du lịch trở lại từ ngày 13/9.
Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Cả 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết nhưng đến nay phần “nằm trên giấy” vẫn nhiều hơn phần đã triển khai.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước cấp mới, tăng thêm của Bà Rịa – Vũng Tàu là hơn 74.000 tỷ đồng, đạt 108,7% kế hoạch năm 2024.
Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình luân canh tôm - lúa cải tiến tại tỉnh Bạc Liêu giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm yếu tố “may rủi” và tăng năng suất, nâng cao thu nhập.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại HEF 2024

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại HEF 2024

Lễ khánh thành và lễ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh là một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ của HEF 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động