Hải Dương: Đổi thay chợ nông thôn mới

Nhờ việc đầu tư xây dựng cải tạo chợ nông thôn mới, đến nay, hạ tầng thương mại nông thôn tại Hải Dương đã đổi thay, từng bước phục vụ nhu cầu của người dân.
Sóc Trăng: Phấn đấu sớm "về đích" tiêu chí điện và chợ nông thôn mới Đổi thay chợ nông thôn mới

Trước khi thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa phát triển mạnh, việc trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân chủ yếu được thực hiện thông qua chợ truyền thống. Cơ sở hạ tầng nhiều chợ đã xuống cấp, thường xuyên ngập úng vào mùa mưa, không bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy.

Chợ Cẩm Hoàng được nâng cấp mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng buôn bán, nâng cao thu nhập (ảnh Trang Hiền, báo Hải Dương)
Chợ Cẩm Hoàng được nâng cấp mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng buôn bán, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trang Hiền, báo Hải Dương

Với sự quyết tâm vào cuộc của các cấp, ngành, những năm gần đây, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn có bước phát triển mạnh mẽ. Một số chợ sau khi được đầu tư xây dựng, cải tạo đã phát huy hiệu quả, góp phần giúp nhân dân trên địa bàn mở rộng giao thương, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, phục vụ tốt hơn đời sống của nhân dân địa phương.

Chợ Cẩm Hoàng là một trong số nhiều chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương được đầu tư, nâng cấp. Chợ rộng 2.500 m2, được chia thành từng khu riêng biệt, các gian hàng bố trí gọn gàng với đầy đủ các công trình phụ trợ. Đây là nơi buôn bán, kinh doanh sầm uất không chỉ của người dân xã Cẩm Hoàng mà còn cả ở các địa phương lân cận. Chợ Cẩm Hoàng được nâng cấp mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng buôn bán, nâng cao thu nhập.

Theo Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, trong giai đoạn 2014 - 2020, Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 39 chợ thuộc 11/12 đơn vị cấp huyện trong tỉnh với tổng số tiền hỗ trợ hơn 19,4 tỷ đồng.

Hiện nhiều địa phương có chính sách thu hút các đơn vị, cá nhân để đầu tư xây dựng chợ. Cũng nhờ vậy, mạng lưới chợ nông thôn đã có sự đổi thay hoàn toàn so với giai đoạn trước.

Hải Dương: Đổi thay chợ nông thôn mới

Hiện hầu hết các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh đều bảo đảm kiên cố và bán kiên cố, nền chợ được cứng hóa, hệ thống tiêu thoát nước bảo đảm theo tiêu chuẩn. Các lán chợ cũng được sửa chữa, thay thế bằng mái tôn. Công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được quan tâm, chú trọng.

Qua đó, đã thu hút đông đảo tiểu thương và nhân dân tham gia kinh doanh mua bán tại chợ, góp phần giúp người dân trên địa bàn mở rộng giao thương hàng hóa, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, phục vụ tốt hơn đời sống của nhân dân địa phương.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có 172 chợ ở 265 xã, phường, thị trấn (3 chợ hạng 1, 20 chợ hạng 2, 149 chợ hạng 3). Trong đó có 128 chợ nông thôn ở 226 xã. Sau khi sáp nhập địa giới hành chính, toàn tỉnh còn 121 chợ nông thôn ở 178 xã.

Ngày 26/9/2022 UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 2581/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, để đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (Tiêu chí số 7), các xã cần đáp ứng các yêu cầu sau. Đối với xã có chợ nông thôn nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển thì chợ phải hoàn thành các tiêu chí trong nội dung đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới; không phát sinh chợ "cóc".

Đồng thời có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc đáp ứng một số tiêu chí theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm quy định tại TCVN 11856:2017.

Đối với xã đã có chợ nông thôn nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển phải có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc đáp ứng tiêu chí theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm quy định, không phát sinh chợ "cóc".

Đối với xã không có chợ nông thôn hoặc có chợ nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng thì không xem xét đánh giá tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

Có thể khẳng định, mạng lưới chợ nông thôn đã góp phần tích cực tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân nông thôn. Dù vậy, việc phát triển, hoàn thiện hạ tầng thương mại nông thôn tại nhiều địa phương còn gặp khó khăn. Nguyên nhân do nguồn kinh phí để thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn hạn hẹp. Một số nơi tư nhân tự đầu tư nên không ít hạng mục chưa bảo đảm tiêu chuẩn, thiếu hệ thống phòng cháy chữa cháy…

Để phát triển và khai thác có hiệu quả hệ thống chợ nông thôn, chính quyền các địa phương cần có giải pháp quản lý hoạt động chợ trên địa bàn hiệu quả, tránh lãng phí; giải tỏa hết chợ tạm, chợ "cóc" gây mất trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cần đào tạo nhân lực quản lý, chuyển đổi mô hình quản lý chợ để kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương...

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hạ tầng thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Áp thấp nhiệt đới có khả năng hình thành bão số 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan ngại nhất là mưa lớn có thể gây ngập lụt đô thị.
Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Sau nhiều ngày bị nước lũ nhấn chìm, vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng (Hà Nội) chết khô và bị bao phủ một màu vàng của lớp bùn đất trôi dạt.
Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Hơn 200 nghìn ha lúa bị ngập úng do bão số 3, gây thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; còn rau màu và cây ăn quả bị hư hại, gây thiệt hại khoảng 1.250 tỷ đồng.
Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Vừa được công nhận là cây công nghiệp chủ lực quốc gia, ngành dừa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự trở lại của sâu đầu đen.

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường đóng vai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp.
4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

Các hồ chứa thủy điện đang thực hiện xả điều tiết tính đến 8 giờ ngày 16/9: Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra là trên 31.596 tỷ đồng.
Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Bão Yagi và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến tăng trưởng. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau bão là hoạt động cấp thiết.
Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Do ảnh hưởng của bão Yagi kèm mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, các ruộng trồng hoa của người dân làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã bị tàn phá nặng nề.
Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 7h00 ngày 13/9, đã có 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi.
Chợ làng biển

Chợ làng biển 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi

Bình minh, hàng chục tàu thuyền khai một đêm đánh bắt hải sản bắt đầu đổ về chợ Châu Thuận Biển bán cá, tạo nên một khu chợ 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi.
VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

Góp ý Nghị định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, VCCI lo tiền hỗ trợ chậm đến tay người dân.
Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 từ đêm ngày 7/9/2024 các khu vực trên địa bàn Hàm Yên (Tuyên Quang )đã có mưa to gây nhiều thiệt hại về người cũng như nhà ở.
Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14 giờ ngày 12/9/2024.
Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã phấn đấu và đạt 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Tổng hợp báo cáo cập mới nhất từ các địa phương, tính đến 19h00 ngày 10/9, tại 9 tỉnh/thành đã xảy ra 25 sự cố đê điều do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ.
Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Trong 12 giờ qua, trên sông Gâm, lũ tiếp tục lên đạt đỉnh rồi duy trì ở mức cao, trên sông Lô tại Hàm Yên và TP. Tuyên Quang lũ tiếp tục lên.
Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị tắc...; ước tổng thiệt hại 70 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa

Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước

Lần đầu tiên thủy điện Tuyên Quang mở hết 8 cửa xả đáy, người dân vùng hạ du trong đó có Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước lũ.
Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Chiều ngày 9/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định thông tin đê Yên Lập vỡ sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) là sai sự thật.
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Đài Khí tượng thủy văn Tuyên Quang cảnh báo từ hôm nay 9/9, trên sông Gâm tại Chiêm Hóa, lũ tiếp tục lên với biên độ 1-2m, đỉnh lũ trên mức báo động 3.
Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Tính đến 11 giờ 30 hôm nay 9/9, số người chết và mất tích do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã tăng lên 59 người.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động