Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Các điểm nghẽn chính

Tuyên bố về những tiến triển đáng kể và sẽ gia hạn thời gian kết thúc Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào năm 2019 được coi là tuyên bố quan trọng nhất trong Tuần lễ Cấp cao ASEAN, trước khi diễn ra Hội nghị Cấp cao APEC tại Papua New Guinea.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các hội nghị liên quan tại Singapore vừa kết thúc, khép lại ba ngày làm việc quan trọng của các nhà lãnh đạo về những vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm. Bên cạnh những nội dung hợp tác và xu hướng chuyển dịch từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ASEAN nói riêng và các nước Đông Á nói chung đã cho thấy sự khó khăn trong việc hoàn tất RCEP đúng thời hạn mục tiêu đặt ra cho năm 2018.

hiep dinh doi tac kinh te toan dien khu vuc rcep cac diem nghen chinh
Cuộc họp giữa Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia RCEP

Trải qua 24 vòng đàm phán chính thức và rất nhiều phiên làm việc giữa kỳ, các nhà lãnh đạo của 16 quốc gia RCEP chỉ có thể tuyên bố “sự tiến bộ đáng kể” trong quá trình đàm phán kéo dài. Điều đó cũng đã gửi một thông điệp mạnh mẽ ủng hộ thương mại tự do đa phương. Giáo sư kinh tế quốc tế Michael Plummer - Đại học Johns Hopkin (Bologna, Italia) - cho rằng, trong bối cảnh của chủ nghĩa dân túy tác động đến quản trị thương mại toàn cầu, có sự khuyến khích mạnh mẽ đối với một số đối tác đàm phán RCEP chính để thể hiện vai trò lãnh đạo trong ủng hộ hệ thống thương mại toàn cầu.

Các nhà phân tích tiếp tục chờ đợi kết quả cuối cùng cho RCEP (dự kiến trong năm 2019), dù sau nhiều lần bỏ lỡ mục tiêu và RCEP vẫn đang đối mặt với nhiều trở ngại.

Những vấn đề giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Trong quá trình đàm phán RCEP, Ấn Độ được coi là một trong những trở ngại chính đối với việc kết thúc nhanh chóng hiệp định này vì trong số các nội dung đàm phán, có nhiều vấn đề là điểm vướng mắc đối với Ấn Độ mà các nhà phê bình đã từng chỉ ra ví dụ như các biện pháp bảo vệ IP yếu và việc định giá các loại thuốc giá rẻ của Ấn Độ... Trong khi các nước RCEP muốn tiếp cận thị trường lớn hơn ở Ấn Độ, nước này muốn nhượng bộ nhiều hơn trong lĩnh vực dịch vụ để số lượng lớn các lao động lành nghề chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ của Ấn Độ có thể làm việc ở các nước RCEP. Về vấn đề này, Ấn Độ đã đề cập đến FTA ASEAN - Australia-New Zealand vì ít nhất hiệp định này tạo điều kiện cho các thủ tục dễ dàng và minh bạch hơn đối với việc nhập cảnh tạm thời của các thể nhân tham gia vào hoạt động thương mại và đầu tư. Xuất khẩu dịch vụ có vị trí quan trọng đối với Ấn Độ vì ngành sản xuất trong nước chỉ chiếm một phần nhỏ hơn nhiều trong nền kinh tế. Hạn chế thị thực việc làm và các hạn chế khác ở một số thị trường chính, bao gồm Mỹ, Anh và Australia, có nghĩa Ấn Độ sẽ không từ bỏ nhu cầu tiếp cận thị trường lớn hơn cho các chuyên gia của mình. Tuy nhiên, hầu hết các nước RCEP vẫn không cam kết trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, Ấn Độ e ngại về cách thức mở cửa thị trường đối với Trung Quốc. Trong khi Ấn Độ đang từng bước mở cửa thị trường thông qua việc kết hợp các FTA song phương và đa phương, đồng thời giảm bớt các quy tắc FDI của mình, nhưng không thuận lợi đặc biệt là trong trường hợp của Trung Quốc. Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng sâu sắc thì Ấn Độ đang cạnh tranh để tiếp cận thị trường tốt hơn. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Ấn Độ tăng từ 36 tỷ USD trong năm 2013 - 2014 lên 63 tỷ USD trong giai đoạn 2017 - 2018. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ gần gấp 6 lần xuất khẩu của Ấn Độ, với thuế quan và hàng rào phi thuế quan cản trở nhập khẩu và đầu tư của Ấn Độ - có thể là dược phẩm, xuất khẩu hàng nông nghiệp hoặc công nghệ thông tin. Hơn nữa, Trung Quốc có công suất dư thừa trong lĩnh vực sản xuất của mình do các doanh nghiệp nhà nước tài trợ, trong khi Ấn Độ gần đây đã khởi động chương trình “made in India” để gia tăng sản lượng sản xuất của khu vực tư nhân. Các nhà sản xuất địa phương lo ngại rằng, việc mở thêm thị trường nữa - đặc biệt cho Trung Quốc - sẽ làm thiệt hại cho tăng trưởng công nghiệp của Ấn Độ. New Delhi lo sợ mức thuế giảm hơn cho Bắc Kinh sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường. Với kịch bản này, các quan chức chính phủ và ngành công nghiệp Ấn Độ không muốn linh hoạt hơn trong các giao dịch của họ với các nước RCEP, bất chấp triển vọng hội nhập nền kinh tế với chuỗi cung ứng toàn cầu đã được thiết lập. Nhà lập pháp Charles Santiago của Malaysia cho biết, nếu vẫn còn sự khác biệt giữa Trung Quốc và Ấn Độ không được giải quyết thì Hiệp định RCEP không thể tiến lên được. Các nền kinh tế mới nổi như Malaysia cũng có những lo ngại về tiếp cận thị trường.

Và khác biệt của phần còn lại

Một trở ngại lớn khác đối với RCEP hiện nay là sự khác biệt giữa 16 nước thành viên về các quy tắc gây tranh cãi cho phép các nhà đầu tư ở 16 nước gia tăng các thách thức pháp lý đối với chính phủ của nước sở tại khi có tranh chấp tại các tòa án quốc tế. Trong khi các nhà đầu tư cho rằng, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS) đưa ra những cam kết quan trọng, đặc biệt khi họ thiết lập chi nhánh hoặc đại diện lần đầu tiên ở một nước sở tại, các chính phủ lo sợ họ có thể phải chịu nhiều trách nhiệm pháp lý trong hệ thống tư pháp về quyết định chính sách công.

Các nhà đàm phán và các nhà quan sát cho rằng, cuộc bầu cử quốc gia diễn ra ở một số nước RCEP cũng có thể làm thay đổi tương lai của đàm phán RCEP. Đặc biệt, Ấn Độ có thể không muốn kết thúc các cuộc đàm phán trước cuộc thăm dò dự kiến vào tháng 4 năm tới, bởi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi cảm thấy một số điều khoản có thể trở thành vấn đề nóng cho cuộc bầu cử đó. Trong khi, Thái Lan - nước Chủ tịch ASEAN năm 2019 - cho biết, dự kiến, cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào ngày 24/2/2019, còn cuộc bầu cử tổng thống của Indonesia được lên kế hoạch vào tháng 4 và Australia sẽ bỏ phiếu bầu cử vào tháng 5 năm tới.

16 quốc gia RCEP chiếm 25 - 30% GDP thế giới, 30% thương mại toàn cầu, 26% đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 45% dân số thế giới. Khi tranh chấp giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn của Mỹ như Trung Quốc, EU, Canada, Nhật Bản... tiếp tục leo thang, RCEP có thể đóng vai trò thúc đẩy đáng kể cho thương mại quốc tế. RCEP đặt mục tiêu thiết lập một thị trường tích hợp giữa các nước thành viên và có phạm vi rộng bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, chính sách cạnh tranh và đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ (IP) và giải quyết tranh chấp...
Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/9: Moscow

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/9: Moscow ''sa lầy'' tại Pokrovsk; Ukraine tiết lộ bí mật khi xâm nhập Kursk

Tướng Syrsky khẳng định Nga bị "cầm chân" tại Pokrovsk trong sáu ngày qua, thực tế cuộc tấn công của Moscow vẫn đang gặp khó khăn trước sự kháng cự của Ukraine.
Hơn 80.000 trường hợp đào ngũ ở Ukraine; Mỹ lo ngại hậu quả khủng khiếp khi viện trợ Kiev

Hơn 80.000 trường hợp đào ngũ ở Ukraine; Mỹ lo ngại hậu quả khủng khiếp khi viện trợ Kiev

Nghị sĩ Ukraine Ruslan Gorbenko cho biết, hơn 80.000 trường hợp đào ngũ đã được ghi nhận trong lực lượng Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
Đe dọa hàng triệu người Trung Quốc, siêu bão Yagi tới Việt Nam theo kịch bản xấu nhất

Đe dọa hàng triệu người Trung Quốc, siêu bão Yagi tới Việt Nam theo kịch bản xấu nhất

Sau khi đe dọa sự an toàn của hàng triệu người dân ở Hải Nam (Trung Quốc), bão Yagi đổ bộ Việt Nam theo kịch bản xấu nhất bởi tâm bão men theo khu vực eo biển.
Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 8, xuống còn 27,06 triệu thùng/ngày.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/9/2024: Kiev mất hơn 500 chuyên gia; hé lộ tương lai của Ukraine nếu ông Trump thắng cử

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/9/2024: Kiev mất hơn 500 chuyên gia; hé lộ tương lai của Ukraine nếu ông Trump thắng cử

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/9/2024: Kiev mất hơn 500 chuyên gia; hé lộ tương lai của Ukraine nếu ông Trump thắng cử.

Tin cùng chuyên mục

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris khẳng định bản sắc với cam kết kinh tế mới

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris khẳng định bản sắc với cam kết kinh tế mới

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có những phát biểu hướng tới tương lai, thể hiện rõ sự tách biệt với các chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/9: 10.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; Nga xóa sổ trạm radar

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/9: 10.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; Nga xóa sổ trạm radar

Tính đến nay, theo Bộ Quốc phòng Nga, quân Ukraine mất hơn 10.000 binh sĩ tính từ khi Kiev tấn công vào Kursk.
Ông Donald Trump dự định

Ông Donald Trump dự định 'bắt tay' với tỷ phú Elon Musk trong kế hoạch kinh tế mới

Nếu đắc cử, ông Donald Trump dự định sẽ bổ nhiệm tỷ phú Elon Musk làm chủ tịch một ủy ban kiểm toán tài chính trong chính phủ mới của mình.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris 'tiếp đòn' ông Trump trên mặt trận chính trị

Chỉ còn 9 tuần trước ngày bầu cử, ông Trump đã mở một cuộc tấn công chính trị mạnh mẽ. Tuy nhiên, đối thủ của ông - bà Harris cũng không chịu 'lép vế'.
Lý do thực sự khiến cựu Ngoại trưởng Ukraine từ chức

Lý do thực sự khiến cựu Ngoại trưởng Ukraine từ chức

Theo giới phân tích, đợt cải tổ nội các tại Ukraine lần này được cho là đang chuẩn bị cho một giai đoạn mới của cuộc xung đột với Nga.
Điểm tin nóng thế giới ngày 6/9: Ukraine dần thất thế tại Kursk; Thủ tướng Israel đối mặt áp lực ngừng bắn

Điểm tin nóng thế giới ngày 6/9: Ukraine dần thất thế tại Kursk; Thủ tướng Israel đối mặt áp lực ngừng bắn

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, cuộc tấn công của Ukraine tại Kursk không làm chậm được bước tiến của Nga mà chỉ làm suy yếu khả năng phòng thủ của Kiev.
Con trai của Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp đi tù?

Con trai của Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp đi tù?

Ông Hunter Biden, con trai Tổng thống Mỹ có thể đối mặt với mức án lên tới 17 năm tù và khoản tiền phạt có thể lên đến 1 triệu USD bởi tội trốn thuế.
Cựu sĩ quan tình báo Mỹ: Nga giành được ‘chiến thắng kép’ ở Ukraine

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ: Nga giành được ‘chiến thắng kép’ ở Ukraine

Cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Ukraine vào Kursk sẽ dẫn đến thất bại kép cho Kiev cả ở hướng này và ở Donbass.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/9/2024: Ukraine thừa nhận đào tạo tân binh chưa đầy đủ; lính đánh thuê ở Kursk mất nhiệt huyết

Chiến sự Nga-Ukraine 6/9/2024: Ukraine thừa nhận đào tạo tân binh chưa đầy đủ; lính đánh thuê ở Kursk mất nhiệt huyết

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/9/2024: Ukraine thừa nhận đào tạo tân binh chưa đầy đủ; lính đánh thuê ở Kursk mất nhiệt huyết.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump chọn đòn ‘tấn công đặc biệt’ để hạ đối thủ

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump chọn đòn ‘tấn công đặc biệt’ để hạ đối thủ

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang bước vào giai đoạn gay cấn, với những đòn tấn công chính trị mạnh mẽ từ phía ông Donald Trump nhằm vào đối thủ.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 6/9: Cố vấn phương Tây mất mạng; Ukraine xóa sổ mục tiêu Nga ở Belgorod

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 6/9: Cố vấn phương Tây mất mạng; Ukraine xóa sổ mục tiêu Nga ở Belgorod

Quân đội Nga đã bắn một tên lửa Iskander vào trung tâm huấn luyện Ukraine ở Poltava, nơi huấn luyện nhân viên điện đài và sĩ quan điều khiển UAV.
CPTPP chính thức có hiệu lực với Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 12

CPTPP chính thức có hiệu lực với Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 12

CPTPP là một khu vực thương mại tự do trải dài năm châu lục và gần 600 triệu người sau khi Anh gia nhập.
Hội nghị ACDFM-21: Tăng cường lòng tin và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau

Hội nghị ACDFM-21: Tăng cường lòng tin và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau

Hội nghị ACDFM-21 là cơ hội để trao đổi quan điểm về tình hình khu vực và quốc tế, về phương hướng kế hoạch hợp tác quân sự ASEAN và các vấn đề liên quan khác.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 5/9/2024: Iskander đã

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 5/9/2024: Iskander đã ''lập đại công'' ở Poltava

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/9/2024: Iskander đã “lập đại công” ở Poltava khi đã đánh trúng nơi tâm trung các chuyên gia quân sự nước ngoài ở Ukraine
Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel

Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel 'giữ chặt' hành lang Philadelphi

Nga cân nhắc mở rộng vùng đệm biên giới nếu Kiev có vũ khí tầm xa; Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bác bỏ thẳng thừng việc rút khỏi hành lang Philadelphi.
Nga coi Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại

Nga coi Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại

Tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Đại sứ Đặng Minh Khôi đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 5/9/2024: Nga cảnh báo phản ứng ‘cực kỳ đau đớn’, có thể mở rộng vùng đệm đến NATO

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 5/9/2024: Nga cảnh báo phản ứng ‘cực kỳ đau đớn’, có thể mở rộng vùng đệm đến NATO

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/9/2024: Nga cảnh báo phản ứng ‘cực kỳ đau đớn’, có thể mở rộng vùng đệm đến NATO.
Trung Quốc dựng 1,4 tỷ tuyến phòng thủ bởi mối nguy an ninh

Trung Quốc dựng 1,4 tỷ tuyến phòng thủ bởi mối nguy an ninh

Cơ quan an ninh Trung Quốc cảnh báo sinh viên và toàn thể 1,4 tỷ người dân cẩn trọng với những đối tượng dụ dỗ họ làm gián điệp bằng bẫy tình cảm.
Bầu cử Mỹ 2024: Chiến lược tấn công của ông Trump và cuộc chiến truyền thông nhằm

Bầu cử Mỹ 2024: Chiến lược tấn công của ông Trump và cuộc chiến truyền thông nhằm 'hạ bệ' bà Harris

Nhóm của ông Donald Trump đang tiến gần đến 9 tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử Tổng thống với nỗ lực hạ bệ Phó Tổng thống Kamala Harris.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/9: 9.300 lính Ukraine thiệt mạng tại Kursk; Nga đồng loạt không kích Kiev và Lviv

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/9: 9.300 lính Ukraine thiệt mạng tại Kursk; Nga đồng loạt không kích Kiev và Lviv

Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, 9.300 lính Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công vào Kursk; Nga phóng tên lửa và UAV vào Kiev và Lviv.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động