Hiệp định RCEP “mở đường” cho hàng dệt may

Với Hiệp định RCEP, cơ hội của ngành dệt may là thị trường lớn, nhưng mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu cũng dễ chịu hơn so với EVFTA hay CPTPP.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Giảm tồn kho tại Mỹ chưa tạo bứt phá cho xuất khẩu UKVFTA mang đến lợi ích dài hạn cho ngành dệt may Việt Nam

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết vào thời điểm đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến thương mại và đầu tư, dẫn đến đổ vỡ chuỗi cung ứng. Do vậy, việc Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực càng trở nên đặc biệt hơn.

Các chuyên gia phân tích, Hiệp định RCEP chính thức được ký kết vừa qua với sự tham gia của 15 thành viên, tạo ra thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD, tạo nên khu vực thuơng mại tự do lớn nhất thế giới. Với những cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực địa lý Hiệp định RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, hiệp định này dự kiến sẽ tạo cơ hội để ngành dệt may đẩy mạnh xuất khẩu, hình thành chuỗi cung ứng.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - cho biết, Hiệp định RCEP sẽ mang tới nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Khác với các hiệp định khác, với Hiệp định RCEP, quy tắc xuất xứ là một “điểm cộng” tương đối dễ dàng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với Hiệp định RCEP, ngành dệt may sẽ được mở ra một thị trường lớn với mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu dễ chịu hơn so với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Mặt khác, trong khối Hiệp định RCEP có một số nước là thành viên của Hiệp định CPTPP sẽ hóa giải những khó khăn, thách thức đến từ nguyên liệu "đầu vào", vì sẽ giúp bổ trợ phần nguyên liệu bị thiếu hụt trong nước hiện nay.

“Mở đường” cho dệt may Việt chinh phục thị trường lớn qua Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP, “mở đường” cho dệt may chinh phục thị trường

Đáng chú ý, Hiệp định RCEP sẽ giải quyết được một số vấn đề lớn cho doanh nghiệp ngành dệt may khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam, cơ hội rộng mở với thị trường tỷ dân này.

Ngoài ra, trong khối RCEP, Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng. Nếu như trước đây, hàng may mặc vào thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN và Nhật Bản, trong khi đó Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu trong ngành này từ Trung Quốc. Thì đối với Hiệp định RCEP, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Theo ông Giang, Hiệp định RCEP cũng sẽ tạo ra động lực phát triển công nghệ dệt may, giúp chuyển dịch cơ cấu dệt may của các nước trong khu vực vào thị trường Việt Nam và bổ sung được phần cung thiếu hụt của Việt Nam. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp khá lo ngại khi nguyên liệu từ Trung Quốc với giá rẻ sẽ tràn vào trong nước.

Các hiệp định thương mại tự do được ký kết như EVFTA, RCEP với các ưu đãi về thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế để xuất khẩu sang các thị trường, đây là "cú hích" tốt cho ngành phát triển. Do đó, để tận dụng hiệu quả của FTA này, ông Vũ Đức Giang cho rằng, doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu kỹ cam kết, lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may. Sau đó, chủ động có kế hoạch đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.

Về dài hạn, để hỗ trợ hiệu quả và gỡ bỏ vướng mắc, rào cản cho doanh nghiệp ngành dệt may trong thời gian tới, ông Giang cho biết, Vitas kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành đến năm 2030 tầm nhìn 2035; chỉ đạo hình thành các khu công nghiệp dệt may lớn có xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các hiệp định thương mại thế hệ mới...

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) - cho biết: Nguồn cung, nguồn trung gian của phần lớn sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đến từ khu vực RCEP và đầu ra của một số sản phẩm cũng ở khu vực này. Khi cả chuỗi cung ứng nằm trong cùng một khu vực và có một bộ xuất xứ hoàn chỉnh thì đó chính là lợi thế để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn, nhiều hơn, hiệu quả hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. "Lợi thế lớn nhất nhìn thấy trực tiếp đó chính là sự hài hoà về quy tắc xuất xứ để có thể tận dụng ở RCEP" - bà Trang nhấn mạnh.

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định RCEP đặt mục tiêu cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan của các quốc gia thành viên áp dụng đối với khoảng 92% hàng hóa có xuất xứ trong vòng 20 năm. Đồng thời, Hiệp định RCEP hợp nhất phạm vi của các FTA ASEAN+1 hiện có (FTA của ASEAN với 5 đối tác), bao quát một cách toàn diện cả về phạm vi lẫn chiều sâu của cam kết.

Bên cạnh đó, Hiệp định RCEP bao gồm 20 chương gồm nhiều lĩnh vực mà chưa được nhắc tới trong các FTA ASEAN+1 trước đây, trong đó có các điều khoản liên quan đến thương mại hàng hóa; phòng vệ thương mại; thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại và giải quyết tranh chấp, đồng thời bổ sung các cam kết tiếp cận thị trường với quy tắc cho phép mở cửa thương mại và đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ hỗ trợ các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực tạo thuận lợi cho kinh doanh, tập hợp một bộ quy tắc phát triển và mở rộng chuỗi cung ứng khu vực. Hiệp định RCEP sẽ đem đến nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Thị trường các nước Hiệp định RCEP đem đến nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn cho ngành dệt may Việt Nam, nên khi doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu sản phẩm vào các nước thành viên sẽ rất thuận lợi trong quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên bao gồm 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cùng với Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Ấn Độ cũng tham gia đàm phán hiệp định nhưng đã tuyên bố rút lui vào năm 2019. RCEP được ký kết vào ngày 15/11/2020 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.
Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Kết luận của Bộ Chính trị nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại.
Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bên cạnh xóa bỏ thuế quan, EVFTA mang lại nhiều lợi ích như tự do hóa dịch vụ và mua sắm, giảm các rào cản thương mại phi thuế quan, phát triển bền vững...
Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép đi các thị trường có FTA của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng tăng 8% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA là 1 trong những động lực quan trọng góp phần gia tăng thương mại đầu tư Việt Nam–Thuỵ Điển sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1969-2024)
Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần

Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần 'bước đệm' nước thứ ba

Bà Đinh Thị Hoàng Yến, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Áo, kiêm nhiệm Slovenia chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về hiệu quả của Hiệp định EVFTA.
Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA

Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA

Bộ Công Thương thông báo tổ chức các lớp đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới năm 2024, bao gồm các chương trình đào tạo khóa cơ bản và chuyên sâu.
Bài 3: Để tận dụng tốt nhất

Bài 3: Để tận dụng tốt nhất 'cao tốc' EVFTA

Dù EVFTA đã được doanh nghiệp tận dụng tốt, song hiện EU đang dựng lên hàng rào phi thuế quan buộc doanh nghiệp phải thích ứng.
Bài 2: Tăng cường hợp tác logistics, giảm nỗi lo do cước tàu biển tăng

Bài 2: Tăng cường hợp tác logistics, giảm nỗi lo do cước tàu biển tăng 'phi mã'

Cước tàu biển sang EU neo ở mức cao, EVFTA có thể mở ra cơ hội cho doanh nghiệp hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics, giảm nỗi lo chi phí.
Bài 1:

Bài 1: 'Cao tốc' EVFTA được tận dụng hiệu quả, hàng Việt rộn ràng vào EU

Có hiệu lực từ năm 2020, sau 4 năm triển khai, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được đánh giá là một trong những hiệp định được tận dụng hiệu quả nhất.
EU siết quy định an toàn thực phẩm với nông sản, giải pháp nào tránh

EU siết quy định an toàn thực phẩm với nông sản, giải pháp nào tránh 'ổ gà' trên 'cao tốc' EVFTA?

Hiệp định EVFTA mang lại những ưu đãi lớn cho hàng Việt vào EU, đặc biệt là nông sản. Tuy nhiên, thị trường này cũng đặt ra những yêu cầu rất cao về sản phẩm.
Khai mạc Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định ACFTA

Khai mạc Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định ACFTA

Ngày 6/8, Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đã khai mạc tại tỉnh Quảng Ninh.
Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Hiệp định EVFTA đã và đang góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam.
4 năm thực thi: EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư châu Âu

4 năm thực thi: EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư châu Âu

Sau 4 năm thực thi, theo EuroCham, EVFTA đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu và củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư châu Âu.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu các nước ký FTA chiếm tỷ lệ cao

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu các nước ký FTA chiếm tỷ lệ cao

Sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hỗ trợ của cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, kim ngạch xuất khẩu với các nước ký Hiệp định thương mại (FTA) chiếm tỷ lệ cao.
Ngành da giày hưởng lợi, chịu tác động gì từ Hiệp định AANZFTA?

Ngành da giày hưởng lợi, chịu tác động gì từ Hiệp định AANZFTA?

Mặc dù có sự tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2024, nhưng ngành da giày đang đối mặt với những quy định mới tại thị trường XK liên quan đến chuỗi cung ứng.
ASEAN - Australia - New Zealand giới thiệu bản nâng cấp của Hiệp định AANZFTA

ASEAN - Australia - New Zealand giới thiệu bản nâng cấp của Hiệp định AANZFTA

Bản nâng cấp Hiệp định AANZFTA tiếp tục tạo nền móng vững chắc hơn nữa cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN, Australia, New Zealand.
Hội nghị Bộ trưởng IPEF: Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ hợp tác thương mại điện liên biên giới

Hội nghị Bộ trưởng IPEF: Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ hợp tác thương mại điện liên biên giới

Tại Hội nghị Bộ trưởng IPEF, Việt Nam, Singapore và Hoa Kỳ thành lập Nhóm công tác đầu tư dự án năng lượng tái tạo, phát triển thương mại điện liên biên giới.
Hơn 23 tỷ USD "chảy" vào dự án của các nước IPEF

Hơn 23 tỷ USD "chảy" vào dự án của các nước IPEF

Diễn đàn Đầu tư Kinh tế sạch IPEF đã huy động tới 23 tỷ USD nguồn vốn đầu tư cho hơn 69 dự án cơ sở hạ tầng bền vững trong khu vực.
Ấn Độ, Indonesia đặt kì vọng lớn vào cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng IPEF tại Singapore

Ấn Độ, Indonesia đặt kì vọng lớn vào cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng IPEF tại Singapore

Đại diện Bộ Thương mại Ấn Độ và Indonesia đều đã bày tỏ kỳ vọng lớn vào hợp tác kinh tế bên lề Hội nghị Bộ trưởng IPEF và Diễn đàn Đầu tư Kinh tế sạch IPEF.
Bộ Công Thương: 9 giải pháp tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu

Bộ Công Thương: 9 giải pháp tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu

Trong bối cảnh thế giới biến động, Bộ Công Thương đã đưa ra 9 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thực thi các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA

Ngành Công Thương đặt trọng tâm vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA

Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả khai thác ưu đãi từ các Hiệp định FTA.
Bình Dương: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững

Bình Dương: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác song và đa phương trên nhiều lĩnh vực.
Tận dụng tốt hơn nữa ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, rau quả

Tận dụng tốt hơn nữa ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, rau quả

4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo, rau quả tăng cả về lượng và giá trị, song nhiều doanh nghiệp chưa nắm vững quy định, yêu cầu từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động