Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Việc đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử là hoạt động không dễ, cần sự vào cuộc của cả doanh nghiệp, địa phương và người nông dân.
Phú Thọ: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử Thừa Thiên Huế: Kết nối nông sản, đặc sản trên nền tảng TikTok Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Tín hiệu sáng

Ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên BCH Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, hiện nay, nông sản là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và ngày càng nổi tiếng trên thế giới. Chưa kể, ở Việt Nam, đại dịch vừa qua cũng đã tạo ra một động lực thúc đẩy rất nhiều các địa phương, bà con nông dân và đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số tích cực tham gia thương mại điện tử.

Hiện nay tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đang ở mức cao nhất khu vực Đông Nam Á, ở mức khoảng 15-16% và là mức tăng trưởng đáng kinh ngạc của khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, việc hầu hết các sàn thương mại điện tử của Việt Nam đều nằm trong top 10 sàn lớn nhất của khu vực Đông Nam Á là một cơ hội rất thuận lợi cho bà con nông dân cũng như những sản phẩm đặc trưng của các vùng miền.

Hướng dẫn quảng bá và bán trái vải trên sàn thương mại điện tử Postmart
Hướng dẫn quảng bá và bán trái vải trên sàn thương mại điện tử Postmart

Ngoài ra, một lợi thế đáng kể nữa, đó là việc gần đây các cơ quan Nhà nước, các Hiệp hội ngành nghề và các địa phương đã hỗ trợ bà con rất nhiều trong việc tham gia các sàn quốc tế như Alibaba hay Amazon. Hoặc là các sàn của Việt Nam có tham vọng mở rộng ra quốc tế, ví dụ như Voso của Viettel, Postmart của Vietnam Post.

“Đơn cử, trong năm 2021 và 2022, nhờ có Hiệp định thương mại tự do mới EVFTA cùng với sự hỗ trợ của Voso, những tấn vải thiều đầu tiên đã tới được Berlin và có giá trị rất cao. Đây cũng là một bước mà chúng ta có thể thấy rằng thương mại điện tử đã đóng góp rất lớn để đưa những thông tin sản phẩm ở các địa phương miền núi đến tất cả những nơi trên thế giới, đặc biệt là những thị trường cao cấp” – ông Nguyễn Bình Minh chia sẻ.

Thời gian qua, Hiệp hội VECOM đã tích cực tham gia cùng với các địa phương để hỗ trợ cho bà con nông dân, cũng như bà con đồng bào dân tộc chia sẻ các hình ảnh hoặc mở các gian hàng trên các sàn giao dịch. Trong thời gian vừa qua, chúng ta thấy ngoài việc các sản phẩm nông sản đặc trưng của các vùng miền các địa phương xuất hiện ngày càng nhiều ở trên các sàn giao dịch thương mại điện tử là những điểm thu hút được lượng người tiêu dùng thương mại điện tử Việt Nam rất lớn.

Giải pháp nào để nông sản kinh doanh bền vững trên sàn thương mại điện tử?

Có thể nói, thương mại điện tử đã trở thành cầu nối giúp bà con phát triển nhanh trong giai đoạn đại dịch. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để đưa được nông sản lên sàn thương mại điện tử.

Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử
Gian hàng vải thiều Bắc Giang trên Sàn Thương mại điên tử Voso

Ông Nguyễn Bình Minh phân tích, mặc dù quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra với tốc độ khá cao, tuy nhiên, khoảng cách số, giãn cách số giữa các thành phố lớn và các địa phương thì còn rất lớn. Ví dụ như theo nghiên cứu của VECOM, khoảng cách phát triển thương mại điện tử ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thường khá xa so với mức trung bình của cả nước, lên đến 4 lần.

“Điều đó dẫn đến hầu hết các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, và đây là một trong những trở ngại, thách thức nếu như chúng ta muốn đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số, cũng như phát triển thương mại điện tử ở các vùng sâu vùng xa” – ông Minh nói và đề xuất, cần phải có sự vào cuộc của rất nhiều bên để hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử, trong đó có việc các đơn vị, các sàn thương mại điện tử tích cực hỗ trợ bà con, huấn luyện cách mở gian hàng, cách livestream sản phẩm, cách viết nội dung về sản phẩm.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bước ban đầu để đưa được sản phẩm lên trên sàn thương mại điện tử. Về lâu dài, hoạt động đào tạo và phát triển thương mại điện tử thì cần phải có lộ trình. Điều này đòi hỏi Sở Công Thương hay các đơn vị quản lý ở tại địa phương phải có một lộ trình phù hợp để trợ giúp bà con trong một thời gian dài liên tục được học tập để nâng cao trình độ.

Bởi vì chúng ta đưa được sản phẩm lên sàn thương mại điện tử rồi thì lại phải tối ưu, phải hỗ trợ các hoạt động giao dịch và làm cho khách hàng có những trải nghiệm phù hợp. Nếu như chúng ta chỉ có nghĩ đưa được sản phẩm lên sàn rồi thế là xong, thì tốc độ lan tỏa hoặc là lượng giao dịch, lượng đơn hàng sẽ không lớn bằng cách là thúc đẩy các công nghệ số” – ông Minh nêu rõ.

Ngoài ra, việc truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam hiện nay đang tiến những bước khá nhanh so với thế giới, tuy nhiên ở mức độ phổ cập cho bà con nông dân thì lại chưa có. Việc truy xuất nguồn gốc hiện mới chỉ nằm ở một số sản phẩm có giá trị cao. Do đó, mong mỏi của VECOM trong thời gian tới là phổ cập các hoạt động về truy xuất nguồn gốc cho bà con nông dân để tất cả các sản phẩm từ những sản phẩm từ trung bình đến giá rẻ cũng đều có khả năng ứng dụng các công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại. Bởi vì những công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại thì mới được các thị trường ở trên thế giới chấp nhận.

Ông Nguyễn Bình Minh cũng nhấn mạnh đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều thứ, đặc biệt là những sản phẩm về nông sản, hay là những sản phẩm đặc thù của các vùng miền. Đồng thời, các sản phẩm này phần nhiều đều có chất lượng tương đối cao. Ví dụ như vải thiều của Bắc Giang đã được cả thế giới công nhận. Nguyên nhân là vải thiều đã được áp dụng tiêu chuẩn Global GAP hay VietGAP. Trong tương lai, cần định hướng bà con cần phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ ví dụ như FDA, hay là các tiêu chuẩn của Châu Âu để các nông sản của mình có thể dễ dàng xâm nhập vào các thị trường quốc tế.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Sáng nay (24/5), huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024.
Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.
3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc số có nguy cơ mai một tại 3 địa phương.
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động