Hóa giải điểm nghẽn trong xuất khẩu gạo

Ngành lúa gạo không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực mà còn là ngành hàng xuất khẩu quan trọng.
Cơ hội nào cho xuất khẩu gạo trong cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu? Xuất khẩu gạo nên tập trung vào các thị trường bền vững

Do vậy, việc hóa giải những điểm nghẽn sẽ giúp ngành lúa gạo khẳng định vị thế và cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường thế giới.

Khẳng định giá trị gạo Việt

Theo đánh giá của giới chuyên gia, 5-7 năm trước đây, Việt Nam xuất khẩu gạo phụ thuộc vào Philippines, Indonesia bởi các thị trường này thường có nhu cầu lớn về gạo phẩm cấp thấp, trung bình. Tuy vậy mấy năm trở lại đây, khi Philippines chuyển đổi sang cơ chế nhập khẩu tư nhân thì doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng thích ứng dần khi sản xuất được gạo phẩm cấp cao hơn.

Hóa giải điểm nghẽn trong xuất khẩu gạo
Chất lượng gạo Việt nga ỳ càng được nâng cao

Ông Phạm Quang Diệu - Chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo, Công ty Agromonitor chỉ ra: Gạo IR50404 từng chiếm 30-40% cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng hiện tại đã xuống dưới 10%, điều này cho thấy cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu phẩm cấp thấp và phẩm cấp cao của Việt Nam đảo ngược hoàn toàn. Đáng chú ý, các loại gạo thơm cao cấp mới của Việt Nam đang khiến thương nhân Thái Lan lo ngại không chỉ vì chất lượng mà còn có giá cao hơn gạo nước này. Ngoài ra, gạo nếp Việt Nam cũng là câu chuyện thần kỳ khi tổng khối lượng xuất khẩu nếp thế giới là 600-700 nghìn tấn, thì riêng Việt Nam đang chiếm 70-80%.

Theo nhận định của ông Nguyễn Chánh Trung - Phó Tổng giám đốc Tân Long Group, so với đối thủ Thái Lan, các giống gạo của Việt Nam đa dạng hơn, nhiều chủng giống mà Thái Lan, Campuchia không có nên có thể cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan ở thị trường Philippines. Đối với gạo cấp cao hơn xuất sang thị trường châu Âu, gạo của Việt Nam cũng đang có vị thế rất tốt khi một số loại như Jasmine, ST24, ST25 không đủ bán…

Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) - cho biết, Việt Nam đang làm rất tốt vì chúng ta không chỉ có thị trường mà còn có những loại gạo cạnh tranh như DT8, ST… đây là những sản phẩm mà Thái Lan không có.

Những điểm nghẽn cần tháo gỡ

Dù đạt kết quả khả quan song nhìn vào số liệu thống kê xuất khẩu gạo trong 5 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam dù vẫn đạt gần 2,77 triệu tấn gạo (tăng 6,6%) nhưng giá trị lại giảm 4% khi đạt 1,35 tỷ USD. Với việc giảm 4% về giá trị, các chuyên gia cho rằng, gạo Việt đang có một số điểm nghẽn về chi phí logistics, chất lượng hạt gạo cũng như cách xây dựng thương hiệu, dẫn tới giá trị chưa cao và giảm sức cạnh tranh.

Cụ thể, ông Balachandra Prashanth - Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Công ty Bühler Asia Vietnam - cho hay, gạo Việt theo tính mùa vụ, không phải tháng nào cũng sản xuất mà 3-4 tháng có mùa vụ mới. Chưa kể chất lượng gạo không đồng đều bởi cách xử lý sau thu hoạch chưa sử dụng công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, cần áp dụng công nghệ trong lưu trữ, xử lý sản phẩm nhằm mang lại chất lượng hạt gạo tốt nhất.

Bên cạnh điểm nghẽn trên, theo bà Bùi Kim Thùy - Chuyên gia hội nhập, Hội đồng kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ, khâu khó nhất, ít người làm nhất là làm thương hiệu và rất ít doanh nghiệp Việt xuất khẩu sử dụng thương hiệu chính mình. Đây là điểm mà chúng ta cần khắc phục. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến phòng vệ thương mại vì khi xuất khẩu gạo số lượng lớn, trong thời gian ngắn vào một thị trường nào đó, Việt Nam có thể chịu nhiều rủi ro về thuế quan.

Đối với nội tại từ chính các doanh nghiệp, theo ông Đỗ Hà Nam, doanh nghiệp Việt hiện cũng còn hình thức cạnh tranh hợp đồng của nhau, tranh thủ bán hàng sớm, giá thấp làm cho cạnh tranh nội bộ doanh nghiệp gay gắt hơn.

Cùng với đó, câu chuyện chi phí logistics cũng là vấn đề mà doanh nghiệp lúa gạo đang quan tâm. Theo đó, nếu chỉ nội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì chi phí tương đối thấp, tuy nhiên, khi vận chuyển đến miền Đông phải kết hợp cả thủy bộ, chi phí tăng thêm 300 - 400 đồng/tấn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro vì không đặt được hoặc phải chờ container, khiến chi phí tăng đột biến 1-2 USD mỗi container.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp nên đầu tư vận chuyển bằng đường sông để tối ưu chi phí, đồng thời cần xây dựng cảng trung chuyển bằng cách kêu gọi doanh nghiệp lớn, để cho một số doanh nghiệp lớn thực hiện.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu chè sang Trung Quốc tăng trưởng 3 con số trong tháng 8

Xuất khẩu chè sang Trung Quốc tăng trưởng 3 con số trong tháng 8

Xuất khẩu chè sang Trung Quốc tăng rất mạnh trong 8 tháng năm 2024, đạt hơn 9 nghìn tấn, trị giá 13,16 triệu USD, tăng 230% về lượng và tăng 107% về kim ngạch.
Xuất khẩu hàng hóa: Đón nhiều dấu hiệu khả quan

Xuất khẩu hàng hóa: Đón nhiều dấu hiệu khả quan

Với mức tăng trưởng xuất nhập khẩu trong 8 tháng qua ước đạt trên 413 tỷ USD thì mục tiêu tăng 6% của cả năm gần như chắc chắn đạt được.
Bài 1:

Bài 1: 'Điểm sáng' hàng Việt Nam ở thị trường nước ngoài

Sau 2 năm triển khai, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đã kiên định mục tiêu đưa hàng Việt Nam xuất khẩu bền vững ra nước ngoài.
Tập đoàn Quanta xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên sản xuất tại Nam Định

Tập đoàn Quanta xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên sản xuất tại Nam Định

Chiều 24/9, Tập đoàn Quanta Computer Inc., của Đài Loan (Trung Quốc) đã xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên từ nhà máy sản xuất tại Nam Định.
Hai nhân tố quan trọng đưa xuất nhập khẩu Việt Nam ‘cất cánh’

Hai nhân tố quan trọng đưa xuất nhập khẩu Việt Nam ‘cất cánh’

Nâng cao chất lượng hàng hóa và đa dạng thị trường xuất khẩu vừa là mục tiêu, đồng thời cũng là đòi hỏi thực tiễn của hoạt động xuất nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Indonesia?

Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Indonesia?

Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Indonesia đạt 4,1 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tên những sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8

Điểm tên những sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cho biết, 5 sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8 vẫn là tôm chân trắng, cá tra, cá ngừ, tôm sú và mực.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Chìa khóa giúp Surimi và chả cá Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Chìa khóa giúp Surimi và chả cá Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Các dịch vụ logistics hiệu quả đang giúp ngành surimi và chả cá Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, tăng trưởng xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Quy mô thị trường cà phê tại Trung Quốc dự kiến đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2029

Quy mô thị trường cà phê tại Trung Quốc dự kiến đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2029

Trung Quốc là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.
2,5 triệu con tôm giống được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

2,5 triệu con tôm giống được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

Chiều 23/9, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng Quảng Nam tổ chức lễ bàn giao 2,5 triệu con tôm giống cho đối tác để xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc).
Gia tăng hợp tác logistics Việt Nam – Bắc Âu, hướng tới logistics xanh

Gia tăng hợp tác logistics Việt Nam – Bắc Âu, hướng tới logistics xanh

Việc hợp tác với doanh nghiệp Bắc Âu trong lĩnh vực logistics đã và đang mở ra cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam phát triển, hướng tới logistics xanh.
Hết tháng 8, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 19% so cùng kỳ

Hết tháng 8, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 19% so cùng kỳ

Theo số liệu thống kê từ VASEP, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 8 đã thu về 648 triệu USD, tăng mạnh 19% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh, vượt xa cà phê Arabica

Giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh, vượt xa cà phê Arabica

Trong nửa đầu tháng 9, giá cà phê nhân Robusta của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh và vượt xa giá cà phê nhân Arabica tới 887 USD/tấn.
Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ

Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ ''nút thắt'' từ nội tại

Dù thị trường đã được khơi thông nhưng việc xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc vẫn còn những ''nút thắt'' từ nội tại cần sớm được tháo gỡ.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,17 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 478,69 triệu USD, tăng 5,9% về khối lượng, tăng 6,4% về kim ngạch.
Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Những năm vừa qua, xuất nhập khẩu luôn khẳng định vị trí là điểm sáng trên bức tranh kinh tế của đất nước với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng cao.
Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Sau một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (10/9/2023-10/9/2024), hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ giúp duy trì, củng cố quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, hứa hẹn mở thêm cơ hội trong hợp tác thương mại hai nước
Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Tính đến hết tháng 6 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình ước đạt 969,607 triệu USD, tăng 26,48 % so với cùng kỳ.
Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Trung Quốc và Mỹ hiện là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam.
Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 29,5% khối lượng, tăng 0,07% về kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với cùng kỳ.
Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, xuất siêu hơn 18 tỷ USD.
Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Tuần thứ 2 của tháng 9, giá tôm chân trắng ướp lạnh nguyên con tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Giá tôm xuất khẩu sang cũng có xu hướng tăng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động