Huyện Yên Minh – Hà Giang: Nhiều điểm sáng trong công tác giảm nghèo

Từ một huyện nghèo của tỉnh Hà Giang, huyện Yên Minh giờ đây đã thay da đổi thịt. Đời sống nhân dân được nâng cao, bức tranh kinh tế xã hội ngày càng khởi sắc.
Hướng tới sản xuất rau, quả công nghệ cao ở Yên Minh

Nhiều giải pháp phát triển kinh tế xã hội

Nằm ở điểm giữa “con đường hạnh phúc”, huyện Yên Minh được biết đến là địa phương có hoạt động thương mại, dịch vụ sôi động nhất trong 4 huyện nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc). Là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, với 15/18 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm qua, các cấp chính quyền và người dân huyện Yên Minh đã thực hiện nhiều giải pháp giúp bà con vươn lên xóa đói, giảm nghèo, góp phần vào kết quả phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh.

Huyện Yên Minh – Hà Giang: Nhiều điểm sáng trong công tác giảm nghèo
Bản Du Già

Đơn cử, Phú Lũng là xã biên giới, điều kiện tự nhiên bất lợi, đời sống người dân còn khó khăn. Được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 đã thực sự là đòn bẩy giúp đồng bào các dân tộc nơi đây vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đơn cử, nhờ được vay vốn từ Dự án hỗ trợ lợn giống tạo sinh kế, người dân xã Phú Lũng đã có thêm thu nhập, đời sống người dân được nâng cao, nhiều hộ xây dựng được nhà ở kiên cố, khang trang. Theo thống kê, trong tổng số 611 hộ trong xã, có khoảng trên 30% hộ có nhà xây từ 2 đến 5 tầng. Nhiều căn nhà không khác gì những “biệt thự” chốn đô thị. Năm 2019, xã Phú Lũng đã được công nhận đạt tiêu chí nhà ở nâng cao trong xây dựng nông thôn mới, vượt gần 7% so với mục tiêu đề ra.

Còn tại xã Du Tiến, là 1/15 xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Minh (Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ). Đây cũng là địa phương thuộc nhóm nghèo nhất huyện, với tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 chiếm gần 62%. Nhưng với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, như: Hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, mô hình phát triển kinh tế tạo sinh kế, thúc đẩy giao thương, đầu tư hạ tầng giao thông, hệ thống điện, nước… đã tạo động lực cho người dân Du Tiến dần thoát nghèo.

Huyện Yên Minh – Hà Giang: Nhiều điểm sáng trong công tác giảm nghèo
Đồng chí Sùng Mí Thề - Phó bí thư huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện kiểm tra việc thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, CCB nghèo, hộ nghèo

Sự đổi thay ở các địa phương là minh chứng rõ nét cho sự phát triển của kinh tế địa phương thời gian qua. 9 tháng đầu năm nay, kinh tế huyện đã có nhiều khởi sắc. Đơn cử, với nông nghiệp là lĩnh vực thế mạnh, huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung trồng và chăm sóc các loại cây trồng mùa vụ; diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều tăng so với niên vụ 2021. Tổng diện tích gieo trồng 9 tháng đầu năm là 26.231,6 ha, đạt 97,6% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 31.099,4 tấn, đạt 68,3% so với kế hoạch. Huyện đã tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với HTX, doanh nghiệp trên địa bàn như mô hình trồng cây dong riềng, đậu đỏ, ớt gió xen bồ kết, cây gai xanh…

Đối với hoạt động chăn nuôi, tổng đàn gia súc toàn huyện là 105.049 con, tăng 1067 con so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 3.458,4 tấn, gia cầm là 426.396 con, tăng hơn 15.196 con so với cùng kỳ… Huyện còn chỉ đạo, đôn đốc các xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 trang trại heo, 1 trang trại gà đẻ trứng theo tiêu chuẩn VietGAP tại thị trấn Yên Minh đã đưa con giống vào sản xuất với quy mô 1.500 con; trang trại chăn nuôi tại xã Ngọc Long cũng đưa con giống vào sản xuất gồm 20 con dê và chuẩn bị tiếp tục chăn nuôi lợn.

Huyện Yên Minh – Hà Giang: Nhiều điểm sáng trong công tác giảm nghèo
Bê, nghé sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo có trọng lượng lớn hơn, khỏe mạnh hơn bê, nghé sinh ra bằng phương pháp phối giống tự nhiên

Cùng với nông nghiệp, các lĩnh vực khác như giao thông, xây dựng, công nghiệp, du lịch… cũng có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, từ các chính sách hỗ trợ, huyện đã ưu tiên nguồn vốn tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Do đó, người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ dân tộc thiểu số đã hưởng đủ các chính sách, dự án giảm nghèo; hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư, hoàn thiện, đời sống người dân từng bước được nâng lên, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đến nay, tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm của huyện đạt 6%/năm. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Yên Minh năm 2021 đạt 18,64 triệu đồng/người/năm, trong đó 4 xã biên giới gồm: Phú Lũng 28,8 triệu đồng/người/năm; Thắng Mố 18 triệu đồng/người/năm; Bạch Đích 26,9 triệu đồng/người/năm; Na Khê 18 triệu đồng/người/năm. Các xã biên giới đã hoàn thành tổng số 58 tiêu chí Nông thôn mới, riêng xã Phú Lũng đã đạt chuẩn năm 2016. Nhân dân các dân tộc đoàn kết, tích cực tham gia, phối hợp với các lực lượng vũ trang giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia…

Kiên định với mục tiêu giảm nghèo bền vững

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Minh đang kiên định với mục tiêu tiếp tục duy trì tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân 6%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 31,5 triệu đồng/năm, nâng cao hiệu quả giảm nghèo, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới… Để đạt mục tiêu đề ra, huyện sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các Đề án, Phương án thuộc lĩnh vực nông -lâm nghiêp, thương mại – dịch vụ, chú trọng nhân rộng các mô hình mới, có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Phấn đấu sớm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, dần đưa huyện thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Huyện Yên Minh – Hà Giang: Nhiều điểm sáng trong công tác giảm nghèo
Các hợp tác xã trên địa bàn huyện Yên Minh tăng cường giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại.

Đặc biệt, huyện cũng tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh, sức sáng tạo của địa phương để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị, phát triển mạnh dịch vụ, tạo sự bứt phá về du lịch, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển và sức mạnh đoàn kết các dân tộc…

Giải pháp thực hiện cho từng chỉ tiêu, lĩnh vực cụ thể đã được xác định, như toàn huyện tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển theo chiều rộng và chiều sâu; phát triển toàn diện sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào đời sống và sản xuất; tập trung nguồn lực xây dựng thực hiện đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển thể dục - thể thao và thông tin, truyền thông, gắn với xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

Xuân Lập
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II nhằm mục tiêu tôn vinh và phát huy vai trò của những người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động