Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều bất cập trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Kiểm toán nhà nước: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng giải trình theo yêu cầu Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới Nhiều hoạt động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Từ ngày 1/3 - 29/4/2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 13 địa phương: Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Vĩnh Long, Cần Thơ.

Đây là một trong ba Chương trình Mục tiêu quốc gia có quy mô lớn, nhận được sự quan tâm, giám sát chặt chẽ của Quốc hội. Nguồn vốn cho thực hiện chương trình được huy động từ nhiều nguồn ngoài ngân sách Nhà nước (vốn vay, doanh nghiệp, huy động nhân dân...) và được lồng ghép đầu tư với Chương trình, kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm của địa phương. Cơ quan chủ trì và điều phối chung toàn Chương trình là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các bộ, ngành liên quan và các địa phương là cơ quan chủ quản, triển khai Chương trình.

Bất cập trong bố chí vốn

Báo cáo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chi tiết nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương còn chậm so với kế hoạch được giao tại Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ này cũng chậm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; chưa hoàn thành việc xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ. Ngoài ra, việc đôn đốc, lấy ý kiến của một số bộ, ngành đối với dự thảo của 5 Chương trình hỗ trợ chưa đáp ứng thời gian theo yêu cầu tại các văn bản của Văn phòng Chính phủ.

Theo Kiểm toán Nhà nước, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cơ quan chủ trì Chương trình là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không đủ cơ sở thực hiện lập báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí, quyết toán kinh phí của Chương trình để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đến từ việc: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chậm trình Chính phủ ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; chậm trình Chính phủ thông qua báo cáo phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2022; chưa hoàn thành thiết lập Hệ thống giám sát, đánh giá chương trình Mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Người dân và cộng đồng dân cư là chủ thể xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương.
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều bất cập trong bố chí vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới

Bộ Tài chính chưa tổng hợp, đề xuất phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm cho từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP để trình Thủ tướng Chính phủ giao cho cơ quan chủ quản Chương trình theo quy định.

Một số bộ, ngành liên quan chậm công bố chỉ tiêu cụ thể và ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 phần nào làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí cũng như đánh giá kết quả thực hiện xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao.

Công tác xây dựng phương án phân bổ vốn, giao vốn giai đoạn 5 năm 2021-2025, hàng năm của Chương trình còn một số tồn tại trong việc xác định nguồn dữ liệu về số xã đạt chuẩn nông thôn mới, số xã khu vực III làm ảnh hưởng tới số vốn ngân sách trung ương giao cho một số địa phương. Một số địa phương đã được bố trí hỗ trợ vốn cao hơn so với phương án rà soát lại 358,39 tỷ đồng, trong khi một số địa phương được bố trí vốn hỗ trợ thấp hơn 150,46 tỷ đồng.

Kiến nghị xử lý hàng trăm tỷ đồng

Tại 13 tỉnh, thành phố được kiểm toán, một số tỉnh chưa thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia hoặc chưa kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp theo quy định; tổ chức mô hình và cơ chế làm việc của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp tại địa phương chưa thống nhất; chưa ban hành một số văn bản hướng dẫn tổ chức, thực hiện Chương trình theo quy định.

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ rằng, các địa phương không xác định được chính xác số liệu huy động vốn thực hiện Chương trình năm 2021, 2022 đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, xã. Một phần nguyên nhân do không dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động, danh mục dự án đầu tư; không có quy định cụ thể về cơ chế lồng ghép, quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn ghép; chưa xác định giải pháp huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình...

Cô tô là huyện đảo đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM
Tại 13 địa phương được kiểm toán, kết quả thực hiện chưa đạt so với chỉ tiêu, kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao

Đồng thời, cũng không xác định được chính xác các khoản tín dụng vay để đầu tư thực hiện cho các nội dung thành phần của Chương trình do nguồn vốn tín dụng được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố tổng hợp trên tất cả các khoản vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại trên địa bàn nông thôn, không nêu cụ thể các chương trình vay, các khoản vay liên quan đến các nội dung của Chương trình này giai đoạn 2021-2025.

Trong thực hiện cơ chế huy động vốn, cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình tại một số địa phương, chưa ban hành cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu và các chương trình, dự án khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; chưa lập danh mục chi tiết các dự án thuộc Chương trình, danh mục các dự án lồng ghép mục tiêu, đối tượng của Chương trình.

Báo cáo của Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cho thấy, đến ngày 31/12/2022, các chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, huyện công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đều thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch giao; tiến độ triển khai một số nội dung cụ thể của 5 Chương trình chuyên đề thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 còn chậm hoặc chưa được triển khai.

Tại 13 địa phương được kiểm toán, kết quả thực hiện chưa đạt so với chỉ tiêu, kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 145.728 triệu đồng, trong đó thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai quy định 46,3 triệu đồng; thu hồi kinh phí thừa 36.724 triệu đồng; giảm thanh toán 6.597 triệu đồng; bố trí vốn ngân sách địa phương hoàn trả cho Chương trình 102.360 triệu đồng. Kiến nghị xử lý khác 307.259 triệu đồng, trong đó chủ yếu là điều chỉnh không tổng hợp vào quyết toán kinh phí của Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 298.932 triệu đồng.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Nhân Vlog: Từ thiện hay bán hàng?

Bà Nhân Vlog: Từ thiện hay bán hàng?

Lê Thị Đức Nhân hay còn biết đến với nickname - Bà Nhân Vlog đã nhận nhiều chỉ trích khi đăng tải video quảng cáo sản phẩm trong lúc hỗ trợ bà con vùng lũ...
TP. Hồ Chí Minh: Vừa bị ‘tố’ chèo kéo bệnh nhân, Thẩm mỹ Bê Trần lại bị xử phạt

TP. Hồ Chí Minh: Vừa bị ‘tố’ chèo kéo bệnh nhân, Thẩm mỹ Bê Trần lại bị xử phạt

Vừa bị “tố” chèo kéo bệnh nhân, nhận tiền dịch vụ qua tài khoản cá nhân... Công ty TNHH Tattoo Sài Gòn Bê Trần lại bị Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt.
Ngăn tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học cao đẳng, đại học để trốn nghĩa vụ quân sự

Ngăn tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học cao đẳng, đại học để trốn nghĩa vụ quân sự

Cử tri đề nghị nghiên cứu sửa đổi một số quy định còn bất cập như tình trạng đổi cư trú, kéo dài thời gian học để trốn nghĩa vụ quân sự.
Thống nhất đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày

Thống nhất đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày

Phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến từ các bộ, ngành.
Từ ngày 1/10 đường sắt mở bán vé tàu tập thể Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Từ ngày 1/10 đường sắt mở bán vé tàu tập thể Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên… từ nay đến ngày 30/9, ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể Tết Ất Tỵ 2025.

Tin cùng chuyên mục

Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Cử tri tỉnh Bình Dương cho rằng, hệ thống trường Quân đội chỉ đào tạo một số ngành nghề giới hạn, không đáp ứng đủ nhu cầu nâng cao trình độ của quân nhân.
Trung tướng Nguyễn Văn Viện được đề nghị xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Trung tướng Nguyễn Văn Viện được đề nghị xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bộ Công an đang lấy ý kiến nhân dân về đề nghị xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với Trung tướng Nguyễn Văn Viện.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ngày 20/9 các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ngày 20/9 các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
Hà Nội: Phật thủ chết trắng ven sông, trăm tỷ biến thành củi

Hà Nội: Phật thủ chết trắng ven sông, trăm tỷ biến thành củi

Đây là tình cảnh của nhiều nhà vườn ở Hà Nội khi cây phật thủ đang độ hoa trái bị nước nhấn chìm, hàng trăm tỷ trở thành củi phủ trắng ven sông Hồng.
Hút thuốc lá thụ động: Kẻ thù âm thầm đe dọa sức khỏe nguy hại hơn bạn nghĩ

Hút thuốc lá thụ động: Kẻ thù âm thầm đe dọa sức khỏe nguy hại hơn bạn nghĩ

Chúng ta thường nghe nói về những tác hại của việc hút thuốc trực tiếp, nhưng ít ai để ý đến những nguy hiểm tiềm ẩn từ việc hít phải khói lá thuốc thụ động.
Nhân sự 19/9: Bộ Công Thương bổ nhiệm nhân sự chủ chốt; điều động 21 lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước

Nhân sự 19/9: Bộ Công Thương bổ nhiệm nhân sự chủ chốt; điều động 21 lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước

Ngày 19/9, Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Nguyên Hùng giữ chức vụ Cục trưởng Cục Công nghiệp; Kiểm toán Nhà nước điều động 21 lãnh đạo cấp Vụ.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/9/2024: Mưa lớn từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có nơi trên 250mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/9/2024: Mưa lớn từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có nơi trên 250mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/9/2024: đồng bằng Bắc Bộ, Phú Thọ, Nam Sơn La có mưa dông; Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa lớn có nơi trên 250mm
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/9/2024: Hà Nội mưa dông, cục bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/9/2024: Hà Nội mưa dông, cục bộ có nơi mưa to

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/9/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Thời tiết biển hôm nay 20/9/2024, khu vực Giữa Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 6, ngày có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao từ 3,0-5,0m.
Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Hình ảnh một lớp học được nhận định là trên địa bàn TP. Hà Nội trình chiếu hình ảnh bản đồ có "đường lưỡi bò" đang gây xôn xao dư luận, cần được chấn chỉnh.
Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh được coi là giải pháp quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.
Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Binh nhì Thào Mí Lình thuộc Trung đoàn 98, bật khóc khi buộc phải rời Làng Nủ, khi anh bị thương trong lúc đang cùng đồng đội nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị vào lúc 14 giờ.
Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Các đơn vị thi công đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa trong quá trình thi công xây dựng dự án cao tốc Tân Phú – Liên Khương.
Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ thông qua Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt' của Báo Công Thương cập nhật ngày 19/9.
Trường Đại học Điện lực nhận nuôi học sinh mồ côi

Trường Đại học Điện lực nhận nuôi học sinh mồ côi

Em Thào Thị Nhè, học sinh lớp 11A4 Trường THPT số 2 Bát Xát may mắn sống sót sau lũ quét đã sẽ được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi đến hết cấp 3.
Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác cán bộ.
Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Với mong muốn chia sẻ nhiều hơn nữa đến những nơi khó khăn do ảnh hưởng bão, nhiều doanh nghiệp đã tình nguyện chung sức, đồng lòng cùng Báo Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ kịp thời của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với ngành giáo dục trong bão lũ.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo" do Báo Nhân Dân chủ trì đã và đang được cộng đồng đón nhận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động