Lành mạnh hoá mạng xã hội TikTok, bảo vệ chủ quyền không gian mạng:

Kỳ 2: TikTok Shop - “ma trận” hàng giả, hàng nhái “lòe” người tiêu dùng

Dẫu có chính sách quản lý tương đối khắt khe, song biến tướng "câu view" bán hàng, hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng vẫn có "đất sống" trên TikTok Shop.
Kiểm tra toàn bộ hoạt động của TikTok tại Việt Nam trong tháng 5/2023 Thông tin mới về việc kiểm tra toàn diện hoạt động của Tiktok tại Việt Nam Kỳ 1: Sự tăng trưởng “nóng” của TikTok và nguy cơ tiềm ẩn nhiều hệ luỵ

Mảnh đất kinh doanh “màu mỡ”

Theo đuổi mô hình shopertainment (kết hợp mua sắm và giải trí), không lâu sau khi chính thức ra mắt, vào đầu năm 2022, TikTok Shop (một gian hàng được tích hợp trên nền tảng của TikTok) đã nhanh chóng trở thành công cụ khám phá ưa chuộng của người dùng. TikTok Shop đã vượt qua một số sàn thương mại điện tử và thay đổi bức tranh của ngành bán lẻ.

Đặc biệt, việc tung ra tính năng livestream cho phép người dùng có thể vừa phát sóng trực tiếp để tương tác với người xem giống như các nền tảng livestream khác, vừa có thể bán các sản phẩm thông qua giỏ hàng trên chính livestream của mình, đã giúp TikTok trở thành một “tay chơi” đáng gờm so với các đàn anh.

Kỳ 2: TikTok Shop – “ma trận” hàng giả, hàng nhái “loè” người tiêu dùng
Dù gia nhập muộn, là “em út” trên thị trường nhưng TikTok Shop trở thành đối thủ đáng gờm đối với các sàn thương mại điện tử đi trước

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Bình Minh, đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, TikTok phù hợp nhu cầu, hành vi của khách hàng là những người trẻ, có khả năng sử dụng smartphone, thích video ngắn. TikTok được ưa chuộng ở Việt Nam vì quốc gia có dân số trẻ, chính vì vậy, đây cũng là mảnh đất màu mỡ để TikTok Shop ra đời.

Một nửa người dùng TikTok thừa nhận, họ đã khám phá sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng, 89% đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok. Đây cũng là con số cao nhất trong tất cả các nền tảng mạng xã hội hiện có.

“Thông qua TikTok Shop cùng với sự kết hợp cả sàn thương mại điện tử đã mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Người bán hàng dễ dàng tạo các gian hàng chỉ với vài thao tác đơn giản và có thể đăng bán hàng trực tiếp đến những người theo dõi. Người dùng vừa có thể xem video giải trí vừa có thể mua sắm qua TikTok Shop, thậm chí là mua hàng từ thần tượng, KOLs (người dẫn dắt tư tưởng)” - ông Minh đánh giá.

Nhờ “hút” được một lượng người dùng “khủng”, TikTok Shop là cơ hội để nhiều doanh nghiệp nhập cuộc kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội này. Theo ông Vũ Đức Phương, Giám đốc Công ty TNHH Marketing Gốc cho biết, nắm bắt được xu thế này, chúng tôi đã triển khai nhiều dự án quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên TikTok Shop. Qua khảo sát ban đầu, cùng với một chi phí, nếu thực hiện trên nền tảng TikTok sẽ đạt hiệu quả hơn so với các mạng xã hội khác như: Số lượng tiếp cận, tương tác, bình luận, chuyển đổi đơn hàng...

Kỳ 2: TikTok Shop – “ma trận” hàng giả, hàng nhái “loè” người tiêu dùng
Đầu tháng 1/2023, trước thềm Tết Nguyên đán, Phạm Thoại - một TikToker sở hữu 4 triệu người theo dõi lần đầu tiên phát sóng trực tiếp liên tục trong vòng 24h, thu hút hơn 22 triệu lượt xem và bán ra 70.000 đơn hàng

Tại sự kiện TikTok Shop Vietnam Summit được tổ chức vào cuối tháng 03/2023, TikTok Shop đã công bố những kết quả tích cực mà nền tảng đã đạt được sau một năm gõ cửa thị trường, cho thấy sức ảnh hưởng đặc biệt của nền tảng này đối với doanh nghiệp, nhà bán hàng và người mua hàng trên khắp cả nước. Theo đó, chỉ tính riêng trong 06 tháng qua, mức GMV (tổng giá trị hàng hóa) của TikTok Shop tăng gấp 11 lần, trong đó số lượng đơn hàng tăng gấp 06 lần.

Là đơn vị chủ quản tại Việt Nam, ông Nguyễn Lâm Thanh - đại diện TikTok nhấn mạnh, TikTok Shop đang nỗ lực xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử toàn diện và liền mạch trên nền tảng. Hiện mỗi ngày có khoảng 50 triệu giờ xem video trên TikTok ở Việt Nam, chưa kể xem livestream (phát trực tiếp). Điều quan trọng là nền tảng này tạo ra cơ hội chia đều cho tất cả, sinh viên hay những người công nhân cũng có thể bán hàng mỗi tối.

Theo thống kê của nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, chỉ tính riêng trong tháng 11/2022, doanh số trên TikTok Shop đã đạt mức 1.698 tỷ đồng, với 13 triệu sản phẩm được bán ra và 32.000 nhà bán phát sinh đơn hàng. Doanh thu này của TikTok tương đương 80% doanh thu của Lazada, gấp 4 lần Tiki. Trung bình mỗi ngày, TikTok Shop đạt doanh thu 56,6 tỷ đồng và 434.000 sản phẩm được bán ra, giá trị trung bình mỗi sản phẩm là 130.000 đồng.

“Ma trận” hàng giả, hàng nhái, không nguồn gốc xuất xứ

Với sự tăng trưởng nóng chỉ trong một thời gian ngắn, TikTok Shop dần định hình và khẳng định được “lối đi riêng”, song sự bùng nổ này kéo theo nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng nhái hay các nội dung không được kiểm soát khi truyền tải ảnh hưởng lớn tới người dùng.

Thực tế cho thấy, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang xuất hiện tràn lan trên TikTok Shop. Đơn cử, các sản phẩm từ quần áo, giày dép mang logo của những hãng thời trang nổi tiếng nhưng lại được bán với giá chỉ vài trăm nghìn đồng, thậm chí vài chục nghìn đồng. Cụ thể, chiếc áo phông nhái thương hiệu Louis Vuitton được bán với giá từ 79.000 đồng đến 250.000 đồng. Những đôi dép đựng trong hộp có logo Hermès nhưng được bán với giá 189.000 đồng...

Kỳ 2: TikTok Shop – “ma trận” hàng giả, hàng nhái “loè” người tiêu dùng
Hàng nhái tràn lan trên TikTok Shop với giá "bèo"

Đáng nói, để hút khách, các nhà bán hàng trên nền tảng phải thường xuyên giảm giá chạy quảng cáo, theo đó, thông qua các chương trình chạy quảng cáo, người bán chỉ cần cài đặt giảm giá sâu (flash sale) thì TikTok nhanh chóng đẩy sản phẩm lên nhóm thịnh hành mà không cần giấy tờ kiểm duyệt nguồn gốc. Trong khi, người tiêu dùng lại rất dễ chốt đơn bởi những video ăn khách này và rất khó kiểm chứng chất lượng sản phẩm.

Với khoảng 20 triệu người dùng tại Việt Nam cùng số người dùng ứng dụng hàng ngày lên tới 74% theo dữ liệu của Q&Me, TikTok đang sở hữu lượng tương tác khổng lồ và trở thành "mảnh đất màu mỡ" để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể khai thác.

Ngay từ thời điểm ra mắt, TikTok Shop từng tuyên bố nghiêm cấm hàng giả, yêu cầu tất cả sản phẩm bán trên nền tảng là hàng thật và bảo vệ chủ sở hữu khỏi tình trạng vi phạm bản quyền, thương hiệu. Để bán hàng có thương hiệu, chủ shop cần cung cấp bằng chứng ủy quyền thương hiệu cho TikTok. Bản thân từng sản phẩm trước khi được người bán tạo và đăng tải đều phải qua sự kiểm duyệt nghiêm ngặt.

Đặc biệt, nếu vi phạm, tùy vào mức độ và tần suất, TikTok sẽ có biện pháp cảnh cáo, cưỡng chế, xử phạt hay báo cáo cơ quan chức năng xử lý. Thế nhưng, trên thực tế, bằng nhiều thủ thuật đơn giản, người bán vẫn tìm ra cách để sản phẩm giả, nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng “qua mặt” nền tảng.

Anh Nguyễn Văn H. - chuyên chạy quảng cáo trên nền tảng này chia sẻ về các “mánh khóe” khi bán hàng nhái thương hiệu trên TikTok Shop như, người bán chỉ cần che mọi logo nhận diện trên sản phẩm hoặc bao bì. Ngoài ra, khi thiết lập mô tả sản phẩm, người bán cũng không được lồng ghép tên thương hiệu mà chỉ dùng các từ chung chung để khu biệt mặt hàng như: quần áo, túi xách, mỹ phẩm.

Kỳ 2: TikTok Shop – “ma trận” hàng giả, hàng nhái “loè” người tiêu dùng
Chỉ cần che nhãn hiệu là người bán có thể được duyệt sản phẩm hàng nhái trên TikTok

Bên cạnh đó, khác với các nền tảng mua sắm trực tuyến khác, phần đánh giá của người mua trước đó trên TikTok Shop cũng khá hạn chế, khiến người mua khó tiếp cận với các “review” chân thực để phân biệt được gian hàng bán hàng chính hãng hay các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả mạo thương hiệu nổi tiếng, kém chất lượng...

"Ngay cả khi không được duyệt sản phẩm trên TikTok Shop, người bán vẫn có thể sử dụng nền tảng để đăng tải các video quảng cáo hàng giả, hàng nhái và “dẫn” người mua qua các “kênh” khác như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử…" - anh H. thông tin.

Phải kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa

Đánh giá về vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên nền tảng mạng TikTok Shop hiện nay, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh nhận định, bên cạnh đà tăng trưởng và những mặt tích cực, thương mại điện tử nói chung và TikTok nói riêng đang đối mặt với nhiều hệ lụy khi tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp; sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý.

Đặc biệt, việc thay đổi chính sách về mức phí thanh toán giúp số lượng gian hàng mới đăng ký trên nền tảng cũng như doanh thu của TikTok ngày một tăng lên. Tuy nhiên, mặt trái của tình trạng trên chính là việc TikTok đang dần trở thành "điểm tập trung" mới của hàng giả, hàng vi phạm.

"Dù Tiktok Shop nghiêm cấm các sản phẩm kém chất lượng, gian thương vẫn dễ dàng “lách” chính sách quản lý của nền tảng. Do đó, nếu buông lỏng quản lý, không tăng cường giám sát các chủ hàng và sản phẩm, TikTok sẽ trở thành nơi tập trung của nhiều loại hàng hóa kém chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng" - ông Trần Hữu Linh nêu.

Để ngăn chặn vấn nạn này, theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, thương mại điện tử chỉ là phương thức kinh doanh mới bên cạnh phương thức kinh doanh truyền thống, vấn đề cuối cùng là phải kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa như hàng hóa được sản xuất làm giả ngay tại Việt Nam hay nhập khẩu qua các cửa khẩu, hay nhập lậu theo đường tiểu ngạch?

Kỳ 2: TikTok Shop – “ma trận” hàng giả, hàng nhái “loè” người tiêu dùng
Hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan trên TikTok Shop

Thông tin thêm về vấn đề này, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chia sẻ, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm trên không gian mạng ngày càng tinh vi. Ðặc biệt, việc các website và các trang mạng xã hội được tạo ra và đóng lại trong thời gian nhanh chóng khiến lực lượng chức năng rất khó kiểm soát gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm.

"Đặc thù này cũng là thách thức cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, bởi lẽ về lý thuyết, muốn thu được thuế thì trước hết phải xác định được đối tượng nộp thuế với danh tính, địa điểm rõ ràng" - đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số lưu ý.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử sử dụng phương thức giao dịch điện tử, khi lịch sử của giao dịch bị xóa, việc khôi phục giao dịch cũng là thách thức với cơ quan quản lý thuế khi có hàng triệu thông tin về giao dịch được truyền tải trong mỗi giây. Phương thức thanh toán đa dạng trên môi trường điện tử cũng là trở ngại với đơn vị quản lý thuế dễ dẫn tới “lỗ hổng” thất thu thuế lớn nếu không được kiểm soát hiệu quả.

Theo thống kê, trong năm 2022, Tổng cục Quản lý thị trường đã gỡ bỏ 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; chặn 5 website có dấu hiệu lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng mức xử phạt cho các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử là 222 triệu đồng.

Để hạn chế tình trạng này, theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thời gian qua, Bộ Công Thương tích cực chủ động phối hợp các Bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát, cung cấp, trao đổi giám sát, nắm bắt thông tin, truy tìm đường dây, ổ nhóm, kho bãi tập kết hàng hoá để chào bán hàng, bán online, livestream qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok, YouTube...), các đầu mối vận chuyển hàng hoá qua bưu cục, điểm trung chuyển hàng hoá, để xác định nguồn cung cấp; rà soát, phân loại danh sách các website, ứng dụng thương mại điện tử kinh doanh các nhóm mặt hàng để theo dõi, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm.

Kỳ 2: TikTok Shop – “ma trận” hàng giả, hàng nhái “loè” người tiêu dùng
Theo một số người dùng, TikTok Shop có chức năng ẩn được quảng cáo, không cho bình luận. Khi bấm vào clip trên TikTok Shop chỉ có nút ấn mua hàng chứ không có nút báo cáo chất lượng kém

Sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng nhằm đưa hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử nói chung và mạng xã hội nói riêng về đúng “quỹ đạo” là tiền đề bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế số tại Việt Nam, song trước những thách thức đang đặt ra, các chuyên gia cho rằng, để giải quyết hiệu quả và triệt để vấn đề cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng, các cơ quan bộ ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Hải quan, Thuế), Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nước... cùng các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đồng thời, kịp thời đấu tranh phát hiện sớm các hành vi vi phạm liên quan tới các vấn đề gian lận thương mại, trốn thuế… nhằm lành mạnh hoá môi trường thương mại điện tử, bảo vệ chủ quyền an ninh không gian mạng quốc gia.

Đến năm 2027, thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực, khoảng 28% và đạt mức 40 tỷ USD. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động giao thương mại điện tử, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 319/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Shopee đã điều chỉnh và làm mới hơn 10 chính sách chỉ trong vòng hơn nửa năm để cải tổ quy trình hoạt động thương mại điện tử theo hướng chuyên nghiệp
Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử giữa Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước, tạo đà cho sự phát triển chung của nội vùng, liên vùng.
Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Sự kiện ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck được đánh giá là "cánh cửa" mới cho sự phát triển của nền thương mại điện tử Việt Nam.
Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Dự kiến, ngày 4/9, tại thành phố Pleiku sẽ diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận nhiều người mua, đem lại doanh thu cao dù mức đầu tư thấp.
Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Các dòng sản phẩm như dụng cụ học tập, phụ kiện công nghệ và quà tặng mùa tựu trường là cơ hội hấp dẫn cho các nhà bán hàng thương mại điện tử kinh doanh.

'Nghề Chủ Chốt': Cùng Hằng Du Mục đưa nông sản 'bùng nổ' trên TikTok Shop

Tập 4 của “Nghề Chủ Chốt”, khán giả chứng kiến hành trình Hằng Du Mục vượt thử thách, đưa nông sản Việt lên TikTok Shop, tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng.
Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình

Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình 'từ không đến có'

Sự tăng trưởng của TikTok Shop cũng song hành với sự phát triển của không ít thương hiệu và nhà bán hàng, cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các tiểu thương...
Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị…
TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

Trong 5 nền tảng mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam, TikTok là ứng dụng duy nhất có sự tăng trưởng trong quý vừa qua.
Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn.
Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa cho doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công.
Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Theo đại diện TikTok, khai báo và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế khi tham gia nền tảng là yêu cầu bắt buộc và đang được nền tảng siết chặt.
Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Tốc độ phát triển của kinh tế số phụ thuộc rất nhiều vào “kiềng ba chân”: chính sách vĩ mô từ Nhà nước, sàn thương mại điện tử và chủ động của doanh nghiệp.
Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Ông Nguyễn Thanh Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029, đã nộp đơn xin từ nhiệm tại Viettel Post.
Xanh hóa

Xanh hóa 'ô nhiễm trắng' trong giao dịch thương mại điện tử

Sự phát triển mua hàng trực tuyến mang theo hệ lụy rác thải trong giao - nhận, làm gia tăng ô nhiễm trắng, J&T Express có những biện pháp, để bảo vệ môi trường.
Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Xuất khẩu trực tuyến qua thương mại điện tử giúp tối giản thủ tục xuất nhập khẩu và quy trình vận hành gian hàng quốc tế
"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

Chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại điện tử phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn, loại bỏ khỏi website, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Các nền tảng thương mại điện tử đang là nơi tiêu thụ hàng Việt hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương…
Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.. của 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Bến Tre đã được tiếp cận kỹ năng kinh doanh trực tuyến để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Hành trình chinh phục thị trường

Hành trình chinh phục thị trường 'màn hình led' của LED D&Q

Với khả năng hiển thị hình ảnh sống động, sắc nét và bắt mắt, màn hình LED đang trở thành công cụ không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Thái Nguyên được đánh giá rất thuận tiện để trở thành trung tâm kết nối, phát triển được sự liên kết vùng về thương mại điện tử.

'Nghề Chủ Chốt': Tiết lộ bí mật hậu trường của những phiên livestream ''thay đổi cuộc chơi''

Livestream không còn là nghề tay ngang, mà là một nghề thực thụ, cần sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu để mang đến những giá trị bền vững cho công chúng.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu thế trong xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động