Nữ sinh Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) tự tử nghi do bạo lực học đường:

Làm sao bảo vệ được học sinh trước nạn bạo lực học đường?

Vụ việc Y.Ng., nữ sinh lớp 10, nghi đã tự tử do bạo lực học đường đang làm dư luận nhói lòng. Làm thể nào để bảo vệ con trẻ trước nạn bạo lực học đường?
Nghệ An: Nữ sinh trường Chuyên Đại học Vinh tự tử nghi do bị bạo lực học đường Thông tin mới nhất về vụ nữ sinh Trường THPT chuyên Đại học Vinh tự tử vì nghi bạo lực học đường

Sự việc một nữ sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) thắt cổ tự tử và qua đời khiến dư luận đau xót, bàng hoàng, phẫn nộ, liên tiếp những ngày qua. Đặc biệt, dư luận trên mạng xã hội cho rằng nữ sinh này tự tử sau thời gian dài bị cô lập, chịu bạo lực học đường…Nhiều người vừa thương vừa trách em học sinh này vì đã quá dại dột. Thế nhưng đó cũng là một hồi chuông báo động tiếp theo cho ngành giáo dục, bởi những vụ việc như vậy không phải hiếm.

Nữ sinh, gia đình muốn chuyển lớp vì áp lực

Sự việc em N.T.Y.N - học sinh Trường THPT chuyên ĐH Vinh tự tử và qua đời ngày 15/4 khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi. Đặc biệt là thông tin Y.N đã từng bị cô lập khi đến lớp trong thời gian dài trước khi em non nớt lựa chọn tự kết thúc cuộc sống.

Em Y.Ng. là học sinh lớp 10A15 hệ chất lượng cao, Trường THPT chuyên ĐH Vinh. Đây là lớp định hướng khoa học xã hội theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (bắt đầu triển khai đối với lớp 10 từ năm học 2022 - 2023).

Làm sao bảo vệ được học sinh trước nạn bạo lực học đường?

Trường THPT chuyên Đại học Vinh - nơi em N. theo học trước khi xảy ra sự việc đau lòng.

Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 17/4, ông Phạm Xuân Chung - hiệu trưởng Trường THPT chuyên ĐH Vinh - cho biết trước đó vào khoảng giữa học kỳ 1, em Ng. có lên gặp thầy để xin chuyển sang một lớp khác cùng khối xã hội, với lý do là "muốn sang lớp cô giáo này làm chủ nhiệm để học".

Theo ông Chung, đối với khối 10 năm nay, việc chuyển lớp không thể thực hiện ngay. Lý do thực hiện chương trình mới, mỗi lớp ngoài các môn bắt buộc còn có các môn lựa chọn do học sinh đăng ký và không giống nhau giữa các lớp.

Bên cạnh đó, Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng quy định giải quyết các trường hợp xin chuyển lớp sau khi hoàn thành năm học để đảm bảo trong công tác kiểm tra, đánh giá, trừ trường hợp đặc biệt. Trường hợp em Ng. thời điểm xin chuyển lớp cùng lĩnh vực (khoa học xã hội).

"Em Ng. hiện đang học lớp thứ 3 theo phân hóa của nhà trường từ đầu năm học. Nếu chuyển từ lớp mức độ thấp lên mức độ cao hơn phải có kết quả học tập nhất định. Tôi đã trao đổi, phân tích cho em Ng. tiếp tục phấn đấu học tập, nếu kết quả tốt thì sẽ xem xét chuyển lớp cho em. Sau đó em Ng. không có ý kiến gì khác", ông Chung thông tin.

Làm sao bảo vệ được học sinh trước nạn bạo lực học đường?
Đại diện Trường ĐH Vinh và Trường THPT chuyên ĐH Vinh thông tin với báo chí về sự việc em N.T.Y.N tự tử.

Cô Đặng Việt Hà - giáo viên chủ nhiệm lớp 10A15 - cho hay khoảng cuối học kỳ 1 vừa qua, em Ng. có nhắn tin cho cô hỏi về mẫu đơn xin chuyển lớp. Cô Hà trả lời không có và sau đó em Ng. cho biết đã đến phòng hội đồng trường xin ý kiến.

Về thông tin em Y.Ng. bị cô lập, cô Hà cho biết, học sinh có một số nhóm chat riêng trên mạng xã hội, nhưng vì nhóm kín nên cô không biết được câu chuyện và nội tình.

Cũng theo cô Đặng Việt Hà, thời gian qua em Y.Ng. nghỉ học rất nhiều. Trong đó có nhiều lần mẹ bạn Y.Ng. nhắn tin xin nghỉ với nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do sức khỏe, đau ốm... Thời gian trước khi sự việc xảy ra, em Y.Ng. tiếp tục nghỉ học, cô Đặng Việt Hà đã gọi điện thoại cho phụ huynh thì biết được có một số lần em Y.Ng. tự lấy máy mẹ để nhắn cho cô xin nghỉ học vì không muốn đến lớp học nữa.

Cô Đặng Việt Hà cho biết thêm, với Y.Ng. cô đã quan tâm em từ đầu. Khi em Y.Ng. nghỉ học nhiều, cô Hà đã gọi em Y.Ng. ra gặp hỏi thăm riêng thường xuyên và tìm hiểu lý do. Cô Hà cho biết, từ đầu năm học đến nay em Y.Ng. đã nghỉ 20 buổi học. Riêng từ tháng 2 đến nay đã nghỉ 8 lần trong đó có lần nghỉ từng tiết, có lần nghỉ cả buổi học.

Tuy nhiên, phía gia đình em Y.Ng. thông tin, mẹ của em đã 2 lần lên gặp ban giám hiệu Trường THPT chuyên Đại học Vinh để phản ánh việc con gái bị cô lập, bị bạo lực tinh thần và đề xuất nguyện vọng chuyển lớp. Trong đó có 1 lần gặp trực tiếp Hiệu trưởng và nhận được câu trả lời tạm thời chưa chuyển lớp và sẽ xem xét.

Sau đó, nhiều ảnh chụp màn hình tin nhắn điện thoại giữa em Y.Ng. và mẹ cũng được chia sẻ. Trong đó, em Y.N. từng tâm sự “chán, không muốn đi học nữa”. Khi được hỏi lý do thì em N. kể nhóm bạn khác trong lớp biết em muốn chuyển lớp và thường ngồi sau lưng “nói khích”. Trong khi đó cô giáo chủ nhiệm lại xếp Y.Ng. ngồi gần với nhóm bạn này khiến nữ sinh “học răng nổi, con rành buồn ạ”. Theo thông tin gia đình, em Y.Ng. nhiều lần nhắn tin, gọi điện cho mẹ đến trường đón đi học về vì sợ có nhóm bạn chặn đánh, thâm tím cả đầu gối không thể đi xe đạp đến trường… Vấn đề này phụ huynh cũng đã gọi điện phản ánh với giáo viên chủ nhiệm.

Bạo lực tinh thần còn âm ỉ, nguy hiểm hơn bạo lực về mặt thân thể

Vụ việc Y.Ng., nữ sinh lớp 10 đang làm dư luận hoang mang lo lắng. Làm sao để bảo vệ con trẻ trước nạn bạo lực học đường?

Luật sư Trọng Hải - Giám đốc Công ty Luật TNHH Trọng Hải & Cộng sự TP Vinh, nêu quan điểm: Với tư cách là một luật sư, người làm công tác bảo vệ quyền lợi của khách hàng, bảo vệ cái đúng, lẽ phải và cũng với tư cách là một phụ huynh đang có con đang học ở trường phổ thông, bản thân tôi thấy rằng, bất cứ sự xâm hại nào cũng rất đáng trách. Điều đó, không những chỉ là xâm hại về sức khỏe, tính mạng, xâm hại về tinh thần mà còn để lại những sự việc không mong muốn.

Làm sao bảo vệ được học sinh trước nạn bạo lực học đường?

Luật sư Trọng Hải (Giám đốc Công ty Luật TNHH Trọng Hải & Cộng sự TP Vinh) nêu quan điểm về vấn đề bạo lực học đường.

Sâu xa hơn, để những người làm công tác làm quản lý giáo dục cũng thấy rằng, dù đã có rất nhiều cố gắng để xây dựng môi trường học đường lành mạnh; nhưng thực tế vẫn có những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người làm giáo dục, cho thầy cô giáo, cho gia đình, cha mẹ và toàn xã hội. Chúng ta cần sâu sát hơn, quan tâm hơn, tâm lý hơn, hiểu con hơn và nhân văn hơn, kiên quyết hơn trong quản lý, đặc biệt là trong việc quản lý đời sống học sinh trong độ tuổi chưa hoàn thiện về vấn đề tâm sinh lý”, luật sư Trọng Hải nhận định.

Luật sư Trọng Hải cho rằng, qua theo dõi sự việc gần đây vừa diễn ra ở TP. Vinh, theo lời chia sẻ của gia đình, nữ sinh lớp 10 đã muốn chuyển sang chỗ khác nhưng phía nhà trường vẫn không xem xét thì rõ ràng các thầy, cô giáo chưa làm tròn vai trò của mình. Và trách nhiệm đầu tiên phải thuộc những người làm việc trong nhà trường, đó là giáo viên chủ nhiệm, là những người làm công tác quản lý giáo dục ở cơ sở.

Theo luật sư Trọng Hải, không chỉ phụ huynh, học sinh mà bản thân từng nhận nhiều trao đổi từ những người làm công tác giáo dục, bày tỏ sự lo lắng khi hiện nay vấn đề bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng. Ngoài bạo lực về thân thể, thì bạo lực về tinh thần là hết sự nghiêm trọng. Bạo lực về tinh thần nó còn âm ỉ, nguy hiểm hơn các bạo lực học đường về mặt thân thể. Những thị phi tiềm ẩn lâu dài khiến cho học sinh ở lứa tuổi này rất dễ bị tổn thương và một khi đã xảy ra rất dễ khiến cho các em dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Theo quan điểm của tôi, cha mẹ và thầy cô luôn hướng học trò đến sự mạnh mẽ, không yếu đuối. Trong trường hợp mình là người bị bạo hành, bị bạo lực học đường về tinh thần và thể chất thì mình phải thật bình tĩnh, phải có chính kiến. Người đầu tiên mình cần chia sẻ và tư vấn chính là bố mẹ của mình, phụ huynh của mình và có thể gặp người quản lý trực tiếp là cô giáo chủ nhiệm hoặc thầy giáo chủ nhiệm.

Ngoài ra, người bị bạo lực học đường có thể phản ánh bằng văn bản hoặc bằng cơ chế trực tiếp đối với người quản lý của cơ sở giáo dục như hiệu trưởng, hiệu phó nhà trường và những người có trách nhiệm như thầy giáo phụ trách vấn đề an ninh trường học.

Nếu có hành vi bạo hành nghiêm trọng, các em cũng có thể báo đến cơ quan công an và tìm đến những người có sự hiểu biết về pháp luật để nhận được sự tư vấn để xử lý, không tự tìm đến những tiêu cực để tránh liên lụy đến gia đình, nhà trường và bản thân mình - Luật sư Trọng Hải chia sẻ.

Trần Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu

Cục ATMT tiền thân là Cục Kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 119 ngày 14/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Duy Mạnh, Tuấn Hưng và MC Phan Anh:

Duy Mạnh, Tuấn Hưng và MC Phan Anh: 'Kết Đoàn' vì đồng bào miền Bắc

Duy Mạnh, Tuấn Hưng và MC Phan Anh đã có mặt tại sân khấu diễn ra liveshow 'Kết Đoàn' ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) để chuẩn bị cho đêm diễn thiện nguyện.
Dự báo thời tiết ngày mai 22/9/2024: Miền Bắc mưa lớn, giảm nhiệt do không khí lạnh tràn về

Dự báo thời tiết ngày mai 22/9/2024: Miền Bắc mưa lớn, giảm nhiệt do không khí lạnh tràn về

Dự báo thời tiết ngày mai 22/9/2024: Trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình; Bắc Trung Bộ và Quảng Bình có mưa rất to, có nơi đến 200mm. Nhiệt độ giảm dần.
Công đoàn Bộ Công Thương: Chỗ dựa tinh thần cho cán bộ, công viên chức, người lao động

Công đoàn Bộ Công Thương: Chỗ dựa tinh thần cho cán bộ, công viên chức, người lao động

Với 2.200 công đoàn viên là công chức, viên chức, lao động tại các đơn vị trực thuộc đang mở ra giai đoạn phát triển mới của tổ chức Công đoàn Bộ Công Thương.
Bộ Nội vụ nói về cơ cấu tổ chức Trưởng Công an phường tại Hà Nội

Bộ Nội vụ nói về cơ cấu tổ chức Trưởng Công an phường tại Hà Nội

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của thành phố Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Công Thương Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển

Công đoàn Công Thương Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển

Công đoàn Công Thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất Công đoàn Công nghiệp Việt Nam và Công đoàn Thương mại và Du lịch Việt Nam.
Ngành điện miền Nam quyên góp gần 14 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngành điện miền Nam quyên góp gần 14 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Nhằm chung tay, góp sức cùng cả nước hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng do cơn bão số 3, Tổng công ty Điện lực miền Nam ủng hộ gần 14 tỷ đồng.
Lâm Đồng: Nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ngành Công Thương chưa được giải quyết

Lâm Đồng: Nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ngành Công Thương chưa được giải quyết

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đề xuất tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm qua tại 4 doanh nghiệp ngành Công Thương trên địa bàn.
TP. Vũng Tàu: LSP cùng người dân xã đảo Long Sơn thu gom rác thải

TP. Vũng Tàu: LSP cùng người dân xã đảo Long Sơn thu gom rác thải

Hơn 140 tình nguyện viên là nhân viên LSP, người dân và học sinh trên xã đảo Long Sơn, TP. Vũng Tàu chung tay thu gom rác thải, phân loại rác.
Đoàn công tác Tổng cục Quản lý thị trường đến với vùng lũ quét Yên bái, Lào Cai

Đoàn công tác Tổng cục Quản lý thị trường đến với vùng lũ quét Yên bái, Lào Cai

Sau bão số 3, Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường đã có chuyến thăm, động viên cán bộ, công chức của ngành tại tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
Vùng 4 Hải quân thực hiện ‘Ngày thứ 7 tình nguyện’

Vùng 4 Hải quân thực hiện ‘Ngày thứ 7 tình nguyện’

Sáng ngày 21/9, tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, các Đoàn cơ sở thuộc Vùng 4 Hải quân đã ra quân thực hiện 'Ngày thứ 7 tình nguyện'.
Từ 1/7/2025: Quy định 3 trường hợp sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Từ 1/7/2025: Quy định 3 trường hợp sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Từ 1/7/2025 sẽ có 3 trường hợp sẽ bị tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Cử tri kiến nghị, công dân trong độ tuổi nhập ngũ sau khi thi đỗ vào các trường được bảo lưu kết quả nhưng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự trước khi học.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thay đổi địa điểm tiếp nhận hàng hóa cứu trợ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thay đổi địa điểm tiếp nhận hàng hóa cứu trợ

Từ ngày 21/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thông báo sẽ thay đổi địa điểm tiếp nhận hàng hóa cứu trợ cho đồng bào miền Bắc.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Lào Cai gửi thư cảm ơn Báo Công Thương hỗ trợ bà con vùng lũ

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Lào Cai gửi thư cảm ơn Báo Công Thương hỗ trợ bà con vùng lũ

Ủy ban MTTQ Lào Cai vừa gửi thư cảm ơn đến Báo Công Thương vì sự ủng hộ kịp thời dành cho người dân khó khăn sau bão.
Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng tuân thủ quy định chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng tuân thủ quy định chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

Bộ Tư pháp vừa có văn bản góp ý, đề nghị Bộ Xây dựng cần tuân thủ quy định của Bộ Chính trị về chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật.
Petrovietnam khởi công, quyết tâm tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng

Petrovietnam khởi công, quyết tâm tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng

Ngày 21/9/2024 tại xã Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức khởi công tái thiết toàn bộ khu dân cư thôn Kho Vàng.
Vì sao cần giữ quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản?

Vì sao cần giữ quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản?

Qua hơn 13 năm triển khai quy định về “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” cho thấy, giải pháp này đã hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng.
Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Liên quan đến thông tin Quỹ phòng chống thiên tai đang tồn hơn 2.000 tỉ đồng nhưng chi rất ít, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lên tiếng về việc này.
Thanh Hóa chuẩn bị đón đợt không khí lạnh đầu tiên

Thanh Hóa chuẩn bị đón đợt không khí lạnh đầu tiên

Khoảng đêm 21, ngày 22/09, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hóa; có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.
Điểm danh những tác hại hàng đầu đối với cơ thể khi hút thuốc lá

Điểm danh những tác hại hàng đầu đối với cơ thể khi hút thuốc lá

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng hiểu hết những tác hại cần phải đối mặt khi hút thuốc. Dưới đây là tác hại hàng đầu do việc hút thuốc
Nhân sự 20/9: Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm nhiều lãnh đạo

Nhân sự 20/9: Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm nhiều lãnh đạo

Ngày 20/9, Bộ Ngoại giao tiếp nhận, điều động và bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp Vụ; ông Vũ Hồng Điệp giữ chức Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao tại Hà Nội.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; nhiệt độ giảm từ ngày mai

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; nhiệt độ giảm từ ngày mai

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn có nơi trên 180mm; mưa dông và mưa lớn cục bộ ở Trung, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Dự báo thời tiết biển ngày 21/9/2024: Do ảnh hưởng không khí lạnh, mưa dông mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển ngày 21/9/2024: Do ảnh hưởng không khí lạnh, mưa dông mạnh trên biển

Thời tiết biển hôm nay 21/9/2024, ở vịnh Bắc Bộ, Bắc Biển Đông, giữa và Nam Biển Đông, Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Bình Thuận đến Cà Mau, Kiên Giang mưa dông mạnh
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/9/2024: Ngày cuối tuần, Hà Nội đang mưa dông lớn, đề phòng ngập úng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/9/2024: Ngày cuối tuần, Hà Nội đang mưa dông lớn, đề phòng ngập úng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 21/9/2024, Hà Nội có mây, có mưa rào và dông, mưa to; riêng tối nay có mưa rất to.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động