Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, việc thực hiện đề án nhằm đảm bảo gìn giữ được những đặc điểm cơ bản, cốt lỗi mang bản sắc dân tộc trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số
Lạng Sơn sẽ đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa nghệ thuật quần chúng

Tiếp tục gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ mai sau những giá trị độc đáo, mang đậm tính nhân văn của văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong xã hội ngày nay. Nâng cao nhận thức và lòng tự hào, ý thức tự giác của cộng đồng, cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý nghĩa, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số ở hiện tại và tương lai.

Tỉnh đã đặt mục tiêu cụ thể giai đoạn 2023 - 2026, đó là sưu tầm, nghiên cứu và tổ chức thực hiện công tác kiểm kê theo định kỳ để lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về văn học dân gian các dân tộc thiểu số; phấn đấu sưu tầm, số hóa, xuất bản 40% tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy.

Bên cạnh đó, phấn đấu 40% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa; phấn đấu 50% tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Phấn đấu 50% các công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, già làng, trưởng bản, người có uy tín... được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số; phấn đấu 40% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan cho học sinh.

Ngoài ra, phấn đấu hình thành được 3 - 5 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian/xã vùng dân tộc thiểu số để thực hành, biểu diễn và trao truyền các thể loại văn học dân gian; tổ chức 1 đến 2 cuộc thi, cuộc phát động sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; tổ chức 1 đến 2 hội thảo khoa học về công tác sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.

Giai đoạn 2027 - 2030, hoàn thành công tác kiểm kê, đánh giá, phân loại và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể các thể loại văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; phấn đấu sưu tầm, số hóa, xuất bản 80% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy.

Cùng với đó, phấn đấu 80% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa; phấn đấu 80% tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trịdi sản văn hóa phi vật thể.

Tỉnh cũng phấn đấu 80% các công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, già làng, trưởng bản, người có uy tín... được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số; phấn đấu 80% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh.

Phấn đấu hình thành được 8 - 10 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian/xã vùng dân tộc thiểu số để thực hành, biểu diễn và trao truyền các thể loại văn học dân gian; tổ chức 1 đến 2 cuộc thi, cuộc phát động sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; tổ chức 1 đến 2 hội thảo khoa học về công tác sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù

Để đạt mục tiêu, tỉnh triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương, đồng thời xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho các tác giả, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền để bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Cụ thể, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học nghệ thuật, khoa học và công nghệ, thư viện, bảo tàng tham gia các hoạt động sưu tầm, thống kê, phân loại, dịch thuật, bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số, cũng như khuyến khích việc xã hội hóa trong hoạt động này.

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách chung của Trung ương tham mưu nghiên cứu, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Chẳng hạn như: Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian hiện có như câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian; hỗ trợ kinh phí để bổ sung (bao gồm số hóa) tài nguyên thông tin của hệ thống thư viện công cộng và đưa ra phục vụ người dân; duy trì các lớp truyền dạy văn học dân gian cho thanh, thiếu niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nghiên cứu, đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số những tác phẩm văn học dân gian phù hợp;

Có chính sách tôn vinh, đãi ngộ, động viên đối với các nghệ nhân dân gian, tác giả, nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có ngữ văn, văn học dân gian; hỗ trợ kinh phí cho những người tự nguyện sưu tầm và lưu giữ truyện, thơ cổ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; hỗ trợ kinh phí cho các đoàn nghệ thuật, các văn nghệ sĩ sáng tác mới các vở kịch, múa, hát... theo hình thức diễn xướng sân khấu hóa dựa trên nội dung các tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số hiện có.

Bên cạnh đó, khảo sát, sưu tầm, kiểm kê và lập danh mục thể loại văn học dân gian truyền thống của các dân tộc thiểu số. Cụ thể, tiếp tục thực hiện kiểm kê về di sản văn hóa phi vật thể, trong đó chú trọng rà soát, nghiên cứu về loại hình di sản văn hóa phi vật thể là các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc; triển khai chương trình tổng kiểm kê văn học dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để phân loại, lập danh mục thể loại văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đã và đang bị mai một nhằm định hướng để phục dựng, bảo tồn tại chỗ và tư liệu hóa;

Khảo sát, kiểm kê, đánh giá thực trạng và lựa chọn lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về văn học dân gian các dân tộc thiểu số và lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mặt khác, tổ chức xây dựng chương trình truyền dạy, bồi dưỡng, tập huấn về văn học dân gian của các dân tộc thiểu số. Xây dựng chương trình truyền dạy kỹ năng, đào tạo cho lực lượng kế thừa, đặc biệt đối với các nghệ nhân, các tác giả, nhà văn, nhà thơ trẻ;

Tổ chức biên soạn sách, giáo trình, học liệu giúp ích cho việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa các vùng, miền cũng như tham khảo hoặc giảng dạy về văn học địa phương, nhất là văn học dân gian các dân tộc thiểu số;

Tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, người nắm giữ tri thức dân gian hướng dẫn, trao truyền cho đội ngũ kế cận; tổ chức các trại sáng tác, cuộc thi, hội thảo chủ đề về văn học dân gian các dân tộc; Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhà nghiên cứu làm công tác kiểm kê, sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số

Nhiệm vụ tiếp theo là bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa, liên hoan văn nghệ quần chúng và các không gian diễn xướng, thực hành phù hợp.

Theo đó, đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu văn hóa nghệ thuật quần chúng gắn với việc khai thác, chuyển thể các tác phẩm văn học dân gian trở thành các tiết mục văn hóa, văn nghệ được công diễn trong các dịp Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam... tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và trong hoạt động lễ hội truyền thống ở địa phương, cơ sở; khai thác, chuyển thể và sử dụng các chất liệu văn học dân gian trong các tác phẩm điện ảnh.

Đưa các tác phẩm văn học dân gian vào sinh hoạt thường xuyên tại các thiết chế văn hóa; triển khai thực hiện các đề tài, dự án bảo tồn và phát huy các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số; tạo điều kiện hỗ trợ các không gian diễn xướng, thực hành các di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số;

Hỗ trợ cộng đồng các dân tộc phát huy vai trò của quy ước, hương ước trong bảo tồn các giá trị văn hóa. Tổ chức hội nghị già làng, trưởng bản, người uy tín các dân tộc để tôn vinh và phát huy vai trò của chủ thể văn hóa. Ưu tiên bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.

Hơn nữa, triển khai lựa chọn các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số đưa vào hoạt động giảng dạy và giáo dục ngoại khóa tại trường học. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số cho các đối tượng học sinh, sinh viên, thanh niên. Nghiên cứu đưa một số tác phẩm tiêu biểu của các dân tộc thiểu số đã được dịch thuật vào chương trình giáo dục các cấp học phù hợp với điều kiện thực tế, đặc tính dân tộc, địa phương;

Hỗ trợ các nghệ nhân người dân tộc thiểu số truyền dạy văn học dân gian cho thanh, thiếu niên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Gắn việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống với bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các ngôn ngữ có nguy cơ mai một;

Phát huy có hiệu quả các thiết chế nhà văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số để thu hút đồng bào đến giao lưu, học hỏi, sáng tạo, cùng tham gia biểu diễn những tác phẩm văn học dân gian, tạo không khí sinh hoạt vui tươi, lành mạnh gắn với các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, học tập, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

Xây dựng nội dung bài giảng giáo dục về nguồn gốc, giá trị và vai trò của một số thể loại văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong trường học và tích hợp các hoạt động thực hành/thực tập trình diễn vào sinh hoạt tại câu lạc bộ trong các nhà trường với các hình thức phong phú, sáng tạo, phù hợp.

Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số tích cực tham gia công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Tổ chức trưng bày, giới thiệu các hiện vật, tài liệu, sách, ấn phẩm....liên quan đến văn học dân gian các dân tộc thiểu số, trưng bày chuyên đề về di sản văn hóa các dân tộc tại hệ thống bảo tàng, thư viện các cấp hoặc thông qua hoạt động phục vụ lưu động của các thiết chế văn hóa;

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về các giá trị di sản văn hóa các dân tộc nói chung và đối với các tác phẩm văn học dân gian nói riêng dưới nhiều hình thức; phát huy vai trò của báo chí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là môi trường mạng Internet, các nền tảng xã hội;

Xuất bản các ấn phẩm về các thể loại văn học dân gian các dân tộc thiểu số phục vụ công tác lưu giữ, truyền dạy, phổ biến. Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với việc bảo tồn và phát huy các tác phẩm văn học dân gian;

Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu giá trị của các tác phẩm văn học dân gian. Đồng thời, tuyên truyền giới thiệu văn học dân gian thông qua các hội thi, hội diễn, lễ hội quy mô vùng, miền và toàn quốc.

Tỉnh còn thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Phổ biến, lưu trữ các tác phẩm văn học dân gian thông qua công nghệ số; tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị của văn học dân gian thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch cộng đồng;

Đẩy mạnh công tác sưu tầm, bổ sung, lưu giữ sách cổ của các dân tộc thiểu số tại các địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số; số hóa, lưu trữ sách cổ của các dân tộc thiểu số phục vụ bạn đọc tại thư viện các cấp;

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các thể loại văn học dân gian các dân tộc thiểu số nhằm phát huy hiệu quả công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin số hóa thành nội dung hoạt động thường xuyên có tính chuyên nghiệp cao, nhằm bảo quản các hồ sơ, tư liệu về văn học dân gian nói chung và văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng; khai thác, phát huy tài nguyên số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên các nền tảng công nghệ thông tin và mạng xã hội.

Ngoài ra, tổ chức tôn vinh, khen thưởng (vào dịp sơ kết và tổng kết Đề án) đối với tác giả có tác phẩm về đề tài dân tộc thiểu số đạt giá trị nghệ thuật, nhân văn cao. Tôn vinh các nghệ nhân có công sưu tầm, truyền dạy, phổ biến văn hóa, nghệ thuật truyền thống; động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao, có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/9/2024: Hà Nội mưa dông, cục bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/9/2024: Hà Nội mưa dông, cục bộ có nơi mưa to

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/9/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Thời tiết biển hôm nay 20/9/2024, khu vực Giữa Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 6, ngày có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao từ 3,0-5,0m.
Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Hình ảnh một lớp học được nhận định là trên địa bàn TP. Hà Nội trình chiếu hình ảnh bản đồ có "đường lưỡi bò" đang gây xôn xao dư luận, cần được chấn chỉnh.
Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh được coi là giải pháp quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.
Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ

Binh nhì Thào Mí Lình thuộc Trung đoàn 98, bật khóc khi buộc phải rời Làng Nủ, khi anh bị thương trong lúc đang cùng đồng đội nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích.

Tin cùng chuyên mục

Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Tin bão khẩn cấp ngày 19/9: Bão số 4 vào đất liền, sơ tán gần 1.000 người vùng nguy cơ sạt lở

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị vào lúc 14 giờ.
Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Lâm Đồng: Đề xuất gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa khi thi công 2 dự án cao tốc

Các đơn vị thi công đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận gần 100 vị trí đổ vật liệu dư thừa trong quá trình thi công xây dựng dự án cao tốc Tân Phú – Liên Khương.
Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 19/9 qua Báo Công Thương

Danh sách các cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ thông qua Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt' của Báo Công Thương cập nhật ngày 19/9.
Sống sót sau lũ quét, một học sinh ở Bát Xát được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi

Sống sót sau lũ quét, một học sinh ở Bát Xát được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi

Em Thào Thị Nhè, học sinh lớp 11A4 Trường THPT số 2 Bát Xát may mắn sống sót sau lũ quét đã sẽ được Trường Đại học Điện lực nhận nuôi đến hết cấp 3.
Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Kiểm toán nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác cán bộ.
Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Doanh nghiệp đồng hành, nối dài cánh tay thiện nguyện cùng Báo Công Thương đến với Bảo Yên

Với mong muốn chia sẻ nhiều hơn nữa đến những nơi khó khăn do ảnh hưởng bão, nhiều doanh nghiệp đã tình nguyện chung sức, đồng lòng cùng Báo Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ kịp thời của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với ngành giáo dục trong bão lũ.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo"

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024: Tiếp nối hành trình "Cộng đồng kiến tạo" do Báo Nhân Dân chủ trì đã và đang được cộng đồng đón nhận.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ.
Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (16h-19/9) vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 16,9N; 106,7E, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị.
Thanh Hóa: Gãy cành cây xà cừ khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 xe ô tô hư hỏng biến dạng

Thanh Hóa: Gãy cành cây xà cừ khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 xe ô tô hư hỏng biến dạng

Một giáo viên của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung đã bị thương nặng cùng 4 ô tô hư hỏng khi bị cành xà cừ gãy đổ trúng.
Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Mưa lớn trên 350mm từ Thanh Hóa đến Quảng Trị; mưa dông lớn đồng bằng, ven biển Bắc Bộ, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Vận hành chính thức tài khoản Zalo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Vận hành chính thức tài khoản Zalo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa ban hành quyết định thành lập tài khoản Zalo Bảo hiểm xã hội Việt Nam-kênh thông tin chính thức về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nóng: Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương

Nóng: Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương

Đại diện Ban lãnh đạo trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã xác nhận thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của mưa lớn, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum có nguy cơ lũ quét và sạt lở.
Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Chiều nay (19/9), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024.
Tạm dừng khai thác chuyến bay đến Quảng Bình do bão số 4

Tạm dừng khai thác chuyến bay đến Quảng Bình do bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chỉ đạo sân bay Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tạm dừng khai thác từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19/9.
Quảng Bình: Mưa lớn liên tục, di dời người dân khu vực có nguy cơ sạt lở

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục, di dời người dân khu vực có nguy cơ sạt lở

Tại tỉnh Quảng Bình chính quyền địa phương đã đến vận động, di dời 105 hộ/506 người dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
Quảng Trị: Xuất hiện hố sụt sau khi mưa lớn xảy ra

Quảng Trị: Xuất hiện hố sụt sau khi mưa lớn xảy ra

Sau khi nhận được thông tin xuất hiện hố sụt lún, cơ quan chức năng Quảng Trị cắm biển và hàng rào cảnh báo không để người dân đến gần khu vực nguy hiểm.
Vì sao Gojek thất bại, rút lui khỏi thị trường Việt Nam?

Vì sao Gojek thất bại, rút lui khỏi thị trường Việt Nam?

Từ 16/9, Gojek - ông lớn trong thị trường xe ôm công nghệ xin rút lui khỏi thị trường Việt Nam sau 6 năm ra mắt, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại này?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động