Lao động hết hạn hợp đồng ở Hàn Quốc không chịu về nước: Tước đi cơ hội của người khác

Lao động ở một số tỉnh miền Trung hết hạn hợp đồng không chịu về, điều này dẫn đến phía Hàn Quốc tạm thời ngừng tuyển chọn lao động tại các huyện này.
Nghệ An: “Cánh cửa” xuất khẩu lao động đã rộng mở Tiếp tục dừng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc đối với người ở 8 huyện, thành phố

Việc người dân một số huyện như Nghi Lộc, Hưng Nguyên của tỉnh Nghệ An, Nghi Xuân và huyện Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh sang Hàn Quốc lao động khi hết thời hạn không về nước mà bỏ ra ngoài làm việc, dẫn đến phía Hàn Quốc tạm thời ngừng tuyển chọn lao động tại những huyện này.

Đây là tin không vui với người lao động ở các địa bàn trên, đặc biệt trong bối cảnh cánh cửa ra làm việc ở nước ngoài vừa mở lại sau thời gian dài bùng phát đại dịch.

Lao động hết hạn hợp đồng ở Hàn Quốc không chịu về nước: Tước đi cơ hội của người khác

Một góc có nhiều ngôi nhà khang trang tại làng quê Nghệ An, nơi có nhiều người đang đi xuất khẩu lao động

Và đây không phải là lần đầu tiên phía Hàn Quốc và Việt Nam phải áp dụng biện pháp mạnh nhất để giải quyết tình trạng lao động hết thời hạn hợp đồng nhưng trốn ra ngoài làm việc, không chịu về nước.

Tại Nghệ An, có hai huyện là Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên phải tạm dừng tuyển chọn lao động theo chương trình EPS năm 2023.

Đến nay, Nghệ An có tới 10.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài. Bình quân hàng năm có từ 500 - 700 người lao động được các doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn, nhận sang làm việc, với mức tiền lương hấp dẫn từ 1.000 - 1.500 USD/người/tháng.

Ông Nguyễn Văn Long - cán bộ chính sách thị trấn Hưng Nguyên (huyện Hương Nguyên) cho hay, thị trấn có 30 người đang làm việc tại Hàn Quốc thì có 10 người đang cư trú bất hợp pháp. “Nhiều năm nay, cán bộ huyện và thị trấn đã có nhiều đợt tổ chức vận động những lao động còn cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc nhưng không thành công. Những trường hợp về nước đều là những người có vấn đề đột xuất nằm ngoài mong muốn. Tỷ lệ ở lại này so với địa phương khác còn khá thấp nhưng hầu hết lao động đi Hàn Quốc đều tìm cách ở lại, nên con số 10 người chưa chắc đã dừng lại...”, ông Long nói.

Tương tự, phường Nghi Hải - thị xã Cửa Lò hiện nay có tới 700 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc thì phần nhiều trong số này đang cư trú bất hợp pháp. Với Nghi Hải, lượng kiều hối mỗi năm hơn 25 tỷ đồng là nguồn thu không hề nhỏ. “Chúng tôi dù luôn mong muốn lao động về nước đúng thời hạn để tạo điều kiện cho những người khác đi, tránh được việc bất bình đẳng trong tạo cơ hội giải quyết việc làm, nhưng xem ra rất khó, vì tuyên truyền mấy, người lao động cũng không chịu về…”, ông Nguyễn Mạnh Cường - cán bộ chính sách phường Nghi Hải - thị xã Cửa Lò cho biết.

Tại Hà Tĩnh, có hai huyện là Nghi Xuân và huyện Kỳ Anh phải tạm dừng tuyển chọn lao động theo chương trình EPS năm 2023.

Được biết, chỉ riêng xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, theo thống kê chưa đầy đủ, toàn xã hiện có gần 2.700 công dân lao động ở nước ngoài, trong đó phần lớn đang lao động tại Hàn Quốc. Địa phương cũng có người dân hết hợp đồng lao động nhưng chưa về nước.

Lao động hết hạn hợp đồng ở Hàn Quốc không chịu về nước: Tước đi cơ hội của người khác
Nhiều người dân phường Nghi Hải - thị xã Cửa Lò cho rằng, các công dân hết hạn hợp đồng không về nước dẫn đến phía Hàn Quốc tạm ngừng tuyển chọn lao động tại địa phương khiến con em họ mất đi cơ hội sang lao động tại Hàn Quốc

Với địa phương xuất khẩu lao động là mũi nhọn kinh tế của tỉnh. Trung bình mỗi người lao động tại Hàn Quốc gửi về quê nhà khoảng 1.000 - 1.200 USD/tháng. Mỗi năm địa phương này có từ 250 - 300 người có nhu cầu sang Hàn Quốc lao động.

Người dân khi đi lao động tại Hàn Quốc đều ký quỹ 100 triệu đồng/người. Tuy nhiên, khi hết hạn hợp đồng họ trốn ra ngoài, tiền lương cao nên họ chấp nhận mất 100 triệu đồng tiền ký quỹ để ở lại.

Đại diện Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nghi Xuân cho biết, để giải quyết vấn đề lao động hết hợp đồng nhưng không về quê, huyện thường xuyên tuyên truyền, vận động người thân của các công dân đang lao động tại Hàn Quốc tuân thủ hợp đồng và về nước đúng thời hạn. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa mấy khả thi.

Vị này cũng thừa nhận chế tài xử lý lao động đang dừng ở mức hành chính, chưa đủ sức răn đe, nhất là đối với những người thu nhập cao khi lao động ở Hàn Quốc.

Nhiều nguyên nhân khiến các lao động không về nước đúng thời hạn được đưa ra: Các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn né tránh, giảm các khoản chi phí tuyển dụng mới lao động và muốn sử dụng lại những người lao động Việt Nam đã làm việc thành thạo công việc đã làm trước đó nên đã tạo điều kiện cho người lao động ở lại làm việc bất hợp pháp. Hơn nữa, công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc từ phía Hàn Quốc chưa chặt chẽ; các chế tài xử phạt chưa nghiêm nên người lao động Việt Nam dễ lợi dụng sơ hở để trốn tránh.

Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã phối hợp với các huyện tổ chức nhiều cuộc, nhiều hình thức vận động lao động về nước theo quy định. Các địa phương trực tiếp làm việc với các gia đình có người lao động, đồng thời không xác nhận hồ sơ và các thủ tục, giấy tờ cần thiết của những lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc khi những lao động này có anh, em ruột đang cư trú bất hợp pháp tại quốc gia này... Thế nhưng xem ra những giải pháp này cũng không mấy hiệu quả, vì thực tế lợi ích của việc ở lại lớn hơn rất nhiều những bất cập rủi ro mà phía lao động và gia đình lao động có thể phải chịu.

Bắt đầu từ năm 2011 xuất hiện nhiều tình trạng người lao động bỏ trốn ra ngoài sau khi hết hạn hợp đồng theo diện EPS. Đến năm 2017 có 11 huyện, thành, thị của Nghệ An bị đình chỉ việc tuyển chọn lao động theo diện EPS thì đến năm 2022, 2023 chỉ còn 3 huyện, thị. Số lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã giảm mạnh và số địa phương bị "thẻ đỏ" cũng đã giảm đáng kể như nêu ở trên. Tuy nhiên, thực tế vấn đề phòng, chống lao động chui vẫn gặp nhiều khó khăn. Với mức lương từ 40-80 triệu đồng/tháng, người lao động sẵn sàng chấp nhận rủi ro, trốn ở lại làm việc bởi về nước họ không dễ kiếm được việc làm với mức lương bằng 1/3 con số kia.

Bởi vậy, ngoài tuyên truyền nâng cao ý thức cho người lao động và triển khai đồng bộ các giải pháp đã được đề ra, cụ thể từ khâu tuyển chọn, đào tạo trước khi đi cho đến hỗ trợ cũng như quản lý người lao động tại Hàn Quốc và thúc đẩy họ tự nâng cao trình độ… ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề việc làm cho người lao động "hậu xuất khẩu".

Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thông báo tiếp tục tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2023 đối với 8 quận/huyện thuộc 4 địa phương do có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn từ 27% trở lên.

Theo đó, 8 quận/huyện thuộc 4 địa phương trong danh sách gồm: huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh), TP. Chí Linh (tỉn Hải Dương), thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An), huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa). Danh sách này không có sự thay đổi so với danh sách năm 2022.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Cộng đồng doanh nghiệp chung tay khắc phục hậu quả thiên tai

Tuyên Quang: Cộng đồng doanh nghiệp chung tay khắc phục hậu quả thiên tai

Nhằm giúp người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau thiên tai, các doanh nghiệp trên địa bàn Tuyên Quang chung tay dọn dẹp rác thải, sửa chữa nhà cửa.
Phát hiện Đại học Trà Vinh cấp “tắt” bằng tốt nghiệp cho 14 sinh viên

Phát hiện Đại học Trà Vinh cấp “tắt” bằng tốt nghiệp cho 14 sinh viên

Trường Đại học Trà Vinh công nhận tốt nghiệp cho 14 sinh viên có bằng Trung cấp lý luận chính trị khi chưa đảm bảo khối lượng kiến thức.
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu

Cục ATMT tiền thân là Cục Kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 119 ngày 14/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Duy Mạnh, Tuấn Hưng và MC Phan Anh:

Duy Mạnh, Tuấn Hưng và MC Phan Anh: 'Kết Đoàn' vì đồng bào miền Bắc

Duy Mạnh, Tuấn Hưng và MC Phan Anh đã có mặt tại sân khấu diễn ra liveshow 'Kết Đoàn' ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) để chuẩn bị cho đêm diễn thiện nguyện.
Dự báo thời tiết ngày mai 22/9/2024: Miền Bắc mưa lớn, giảm nhiệt do không khí lạnh tràn về

Dự báo thời tiết ngày mai 22/9/2024: Miền Bắc mưa lớn, giảm nhiệt do không khí lạnh tràn về

Dự báo thời tiết ngày mai 22/9/2024: Trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình; Bắc Trung Bộ và Quảng Bình có mưa rất to, có nơi đến 200mm. Nhiệt độ giảm dần.

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Bộ Công Thương: Chỗ dựa tinh thần cho cán bộ, công viên chức, người lao động

Công đoàn Bộ Công Thương: Chỗ dựa tinh thần cho cán bộ, công viên chức, người lao động

Với 2.200 công đoàn viên là công chức, viên chức, lao động tại các đơn vị trực thuộc đang mở ra giai đoạn phát triển mới của tổ chức Công đoàn Bộ Công Thương.
Bộ Nội vụ nói về cơ cấu tổ chức Trưởng Công an phường tại Hà Nội

Bộ Nội vụ nói về cơ cấu tổ chức Trưởng Công an phường tại Hà Nội

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của thành phố Hà Nội.
Công đoàn Công Thương Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển

Công đoàn Công Thương Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển

Công đoàn Công Thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất Công đoàn Công nghiệp Việt Nam và Công đoàn Thương mại và Du lịch Việt Nam.
Ngành điện miền Nam quyên góp gần 14 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngành điện miền Nam quyên góp gần 14 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Nhằm chung tay, góp sức cùng cả nước hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng do cơn bão số 3, Tổng công ty Điện lực miền Nam ủng hộ gần 14 tỷ đồng.
Lâm Đồng: Nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ngành Công Thương chưa được giải quyết

Lâm Đồng: Nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ngành Công Thương chưa được giải quyết

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đề xuất tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm qua tại 4 doanh nghiệp ngành Công Thương trên địa bàn.
TP. Vũng Tàu: LSP cùng người dân xã đảo Long Sơn thu gom rác thải

TP. Vũng Tàu: LSP cùng người dân xã đảo Long Sơn thu gom rác thải

Hơn 140 tình nguyện viên là nhân viên LSP, người dân và học sinh trên xã đảo Long Sơn, TP. Vũng Tàu chung tay thu gom rác thải, phân loại rác.
Đoàn công tác Tổng cục Quản lý thị trường đến với vùng lũ quét Yên bái, Lào Cai

Đoàn công tác Tổng cục Quản lý thị trường đến với vùng lũ quét Yên bái, Lào Cai

Sau bão số 3, Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường đã có chuyến thăm, động viên cán bộ, công chức của ngành tại tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
Vùng 4 Hải quân thực hiện ‘Ngày thứ 7 tình nguyện’

Vùng 4 Hải quân thực hiện ‘Ngày thứ 7 tình nguyện’

Sáng ngày 21/9, tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, các Đoàn cơ sở thuộc Vùng 4 Hải quân đã ra quân thực hiện 'Ngày thứ 7 tình nguyện'.
Từ 1/7/2025: Quy định 3 trường hợp sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Từ 1/7/2025: Quy định 3 trường hợp sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Từ 1/7/2025 sẽ có 3 trường hợp sẽ bị tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Cử tri kiến nghị, công dân trong độ tuổi nhập ngũ sau khi thi đỗ vào các trường được bảo lưu kết quả nhưng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự trước khi học.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thay đổi địa điểm tiếp nhận hàng hóa cứu trợ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thay đổi địa điểm tiếp nhận hàng hóa cứu trợ

Từ ngày 21/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thông báo sẽ thay đổi địa điểm tiếp nhận hàng hóa cứu trợ cho đồng bào miền Bắc.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Lào Cai gửi thư cảm ơn Báo Công Thương hỗ trợ bà con vùng lũ

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Lào Cai gửi thư cảm ơn Báo Công Thương hỗ trợ bà con vùng lũ

Ủy ban MTTQ Lào Cai vừa gửi thư cảm ơn đến Báo Công Thương vì sự ủng hộ kịp thời dành cho người dân khó khăn sau bão.
Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng tuân thủ quy định chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng tuân thủ quy định chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

Bộ Tư pháp vừa có văn bản góp ý, đề nghị Bộ Xây dựng cần tuân thủ quy định của Bộ Chính trị về chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật.
Petrovietnam khởi công, quyết tâm tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng

Petrovietnam khởi công, quyết tâm tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng

Ngày 21/9/2024 tại xã Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức khởi công tái thiết toàn bộ khu dân cư thôn Kho Vàng.
Vì sao cần giữ quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản?

Vì sao cần giữ quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản?

Qua hơn 13 năm triển khai quy định về “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” cho thấy, giải pháp này đã hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng.
Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Liên quan đến thông tin Quỹ phòng chống thiên tai đang tồn hơn 2.000 tỉ đồng nhưng chi rất ít, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lên tiếng về việc này.
Thanh Hóa chuẩn bị đón đợt không khí lạnh đầu tiên

Thanh Hóa chuẩn bị đón đợt không khí lạnh đầu tiên

Khoảng đêm 21, ngày 22/09, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hóa; có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.
Điểm danh những tác hại hàng đầu đối với cơ thể khi hút thuốc lá

Điểm danh những tác hại hàng đầu đối với cơ thể khi hút thuốc lá

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng hiểu hết những tác hại cần phải đối mặt khi hút thuốc. Dưới đây là tác hại hàng đầu do việc hút thuốc
Nhân sự 20/9: Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm nhiều lãnh đạo

Nhân sự 20/9: Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm nhiều lãnh đạo

Ngày 20/9, Bộ Ngoại giao tiếp nhận, điều động và bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp Vụ; ông Vũ Hồng Điệp giữ chức Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao tại Hà Nội.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; nhiệt độ giảm từ ngày mai

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; nhiệt độ giảm từ ngày mai

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn có nơi trên 180mm; mưa dông và mưa lớn cục bộ ở Trung, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động