Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo: Đảm bảo mục tiêu xuất khẩu bền vững

Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Giá xuất khẩu của gạo Việt sẽ cao đến hết năm 2022 Thị trường hàng hóa hôm nay 16/11: Giá xăng dầu tăng trở lại, xuất khẩu gạo cao kỷ lục

Văn bản quan trọng cho hoạt động xuất khẩu gạo

Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo đã được triển khai hơn 4 năm và đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Cụ thể, theo Bộ Công Thương, việc ban hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành đã hoàn thiện khung pháp lý cho công tác điều hành xuất khẩu gạo. Giai đoạn từ cuối năm 2018 đến nay, dù phần lớn thời gian chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, tác động giãn cách xã hội trong thời điểm nhất định, công tác điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành luôn bám sát và quán triệt các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo theo quy định của Nghị định đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, bình ổn thị trường nội địa, thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, nâng cao vị thế, uy tín của xuất khẩu gạo Việt Nam.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo
Nghị định 107 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo

Thực hiện quy định của Nghị định, Bộ Công Thương đã tăng cường công tác thông tin thị trường, tâp trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, rào cản phát sinh tai các thị trường để tao thuận lợi cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động quảng bá, giao thương, xúc tiến thương mại gạo. Bộ Công Thương còn cung cấp cho Sở Công Thương địa phương Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản hàng tuần trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, khuyến cáo về sự thay đổi trong thực thi chính sách của một số thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản…

Bộ Công Thương đồng thời xây dưng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thi ̣trường xuất khẩu gạo của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt, chủ động cung cấp thêm thông tin về tình hình cung cầu gạo trong nước và thế giới, cảnh báo các doanh nghiệp để khi giao dịch, đàm phán hợp đồng xuất khẩu bảo đảm hiệu quả.

Cùng với Bộ Công Thương, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố, mở rông thị trường., tiêu thụ kịp thời thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân trong bối cảnh thi ̣ trường gao thế giới khó khăn, diễn biến phức tap, khó lường, canh tranh gay gắt, không có lợi cho xuất khẩu gao của Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 2019 đến nay, mặc dù lượng xuất khẩu có xu hướng giảm nhẹ nhưng kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng do giá xuất khẩu bình quân tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 713.546 tấn, trị giá 341,064 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so với tháng 9/2022.

Tháng 10/2022 đã trở thành tháng có lượng gạo xuất khẩu cao kỷ lục trong lịch sử ngành gạo nước ta. Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu Á đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt, trong khi Ấn Độ áp thuế 20% lên toàn bộ gạo xuất khẩu của nước này đã giúp thúc đẩy thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam.

Trong tháng 10/2022, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cũng đạt bình quân 425-430 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Giá gạo xuất bình quân của Việt Nam tăng cao còn là nhờ thời gian gần đây, xuất khẩu gạo Việt Nam đã có sự dịch chuyển mạnh sang phân khúc gạo thơm và gạo chất lượng cao.

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), với bối cảnh thuận lợi cho ngành gạo trong thương mại quốc tế và nhu cầu nội địa được thúc đẩy cuối năm, xu hướng tăng giá có thể còn kéo dài đến cuối tháng 12.

Một số hạn chế cần sửa đổi

Cũng theo Bộ Công Thương, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, trong quá trình thực thi Nghị định cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét, sửa đổi.

Cụ thể, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định, thương nhân thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, tình hình thực tế tồn kho của thương nhân. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm báo cáo theo quy định như: không báo cáo, báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định, có báo cáo nhưng không thường xuyên… Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Hoặc, khoản 6 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định: “Thương nhân báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều này không đươc hư ̣ ởng các chính sách ưu tiên quy định tại khoản Điều 16 Nghi ̣định này cho đến khi thương nhân chấm dứt, khắc phuc hành vi vi phạm”. Như vậy, các thương nhân vi phạm nghĩa vụ báo cáo chỉ không được hưởng các chính sách như tham gia các chương trình xúc tiến, xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ở trong nước và ngoài nước, không được phân bổ chỉ tiêu thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung hay tham gia chương trình mua thóc, gạo tạm trữ của Nhà nước.

Trong bối cảnh mới, các thị trường thực hiện tư nhân hóa, giao dịch hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung còn rất ít, kinh phí quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại lại không đáng kể, không phân biệt giữa doanh nghiệp báo cáo và doanh nghiệp không báo cáo nên quy định của Nghị định 107/2018/NĐ-CP khó có thể coi là "chế tài" để buộc các thương nhân phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo. Cơ quan quản lý chỉ có thể kêu gọi, khuyến khích các thương nhân tự giác chấp hành.

Các thông tin, số liệu liên quan (diện tích gieo trồng, sản lượng từng chủng loại lúa, lượng thóc, gạo hàng hóa tồn kho, xuất khẩu...), vì vậy, thường không đầy đủ, xác thực, kịp thời, không phản ánh đúng thực tế, từ đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều hành, quản lý sản xuất, xuất khẩu gạo đặc biệt tại thời điểm có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Hoặc, Điều 5 Nghị định quy định, Sở Công Thương địa phương chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.

Thực tế triển khai đã bộc lộ một số hạn chế như: chậm tiến hành hậu kiểm do không xác định được Sở Công Thương tại tỉnh/thành phố nào chủ trì do thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có thể kê khai kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo tại nhiều địa phương để được cấp Giấy chứng nhận; việc duy trì điều kiện kinh doanh của các thương nhân còn chưa được quan tâm, đáp ứng, đặc biệt là về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy... nhưng chưa được Sở Công Thương các tỉnh kịp thời giám sát, báo cáo.

Chưa kể, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố chưa có sự chủ động trong công tác quản lý nhà nước kiểm tra, báo cáo về việc duy trì điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, về việc thay đổi thông tin, năng lực sản xuất của thương nhân trên địa bàn; chủ yếu thực hiện nhiệm vụ khi Bộ Công Thương phát hiện vấn đề và có văn bản chỉ đạo. Đây là vấn đề thực tiễn cần được xem xét sửa đổi…

Hiện, Việt Nam là nước nông nghiệp chủ yếu sản xuất lúa gạo, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định cho xuất khẩu. Hàng năm, Việt Nam dành khoảng 6 – 6,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu gạo. Do vậy, khi xây dựng Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, hoạt động nhập khẩu gạo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 107/2018/NĐ-CP bảo đảm phù hợp với thực tế tại thời điểm xây dựng nghị định.

Tuy nhiên, trước tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, Việt Nam đã nhập khẩu một số loại gạo để phục vụ các nhu cầu trong nước như sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia... và dành lượng gạo chất lượng cao hơn cho xuất khẩu. Việc xuất khẩu, nhập khẩu gạo trong nền kinh tế thị trường, với giá nhập khẩu thấp hơn trong nước hoặc các loại gạo trong nước sản xuất được nhưng không đáp ứng nhu cầu thị trường đang diễn ra. Tuy nhiên, việc nhập khẩu gạo quá nhiều nhưng không được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực…

Nâng cao hiêu lực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu, bảo đảm mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững và ổn định

Trong bối cảnh đó, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP tập trung giải quyết các vấn đề sau: chế độ báo cáo số liệu thống kê hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo; kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo; gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng; công tác phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định; triển khai chương trình xúc tiến thương mại theo cơ chế đặc thù đối với mặt hàng gạo; ủy thác xuất khẩu; nhập khẩu gạo; hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Ban soạn thảo đã tiến hành soạn thảo Nghị định trên quan điểm nhằm tiếp tuc ho ̣ àn thiên ̣ khung pháp lý đủ mạnh để khắc phục các tồn tại, bất cập phát sinh, định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu, bảo đảm mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững và ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế về kinh tế.

Dự thảo sửa đổi có một số điểm đáng lưu ý như: Sửa đổi Khoản 2 Điều 5 như sau:

Sở Công Thương tại địa phương có kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo của thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, phối hơp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan có trách nhiệm: Hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiên kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân.

Trong trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo của thương nhân nằm ở các địa phương khác nhau, Sở Công Thương địa phương nơi có kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo tiến hành hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo tại địa phương và báo cáo gửi Bộ Công Thương.

Trong trường hợp nghi ngờ tính xác thực về tài liệu thông tin hồ sơ đề nghị cấp phép của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu Sở Công Thương địa phương chủ trì tiến hành kiểm tra, xác minh kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo và gửi báo cáo về Bộ Công Thương.

Đối với việc kiểm tra công tác duy trì đáp ứng các điều kiên kinh doanh xuất khẩu ̣ gạo của thương nhân sau khi thương nhân đươc cấp Giấy chứng nhận: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, Sở Công Thương tiến hành hậu kiểm theo quy định và báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, gửi kèm theo biên bản kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có).

Dự thảo cũng Bổ sung Điều 10a về quản lý nhập khẩu gạo như sau: Khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu.

Theo kỳ công bố số liệu, Tổng cục Hải quan kịp thời báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả xuất khẩu khi xuất hiện hiện tượng lượng gạo xuất khẩu tăng cao, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp. Trường hợp khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo chi tiết Bộ Công Thương về số lượng gạo nhập khẩu theo các tiêu chí: số lượng, trị giá, chủng loại, thị trường, khách hàng xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu; cửa khẩu nhập khẩu và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp…

Xem Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP tại đây

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Tăng trưởng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng Việt Nam 2024 tạo tín hiệu lạc quan từ Mỹ, EU, CPTPP, mở cơ hội mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh toàn cầu.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,88 triệu tấn, thu về hơn 6,4 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng, tăng 14% kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Nếu điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cả năm 2024 có thể duy trì mức tăng trưởng 2 con số.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Không dễ để có thể đưa ra được nhận định về giá gạo từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá giảm là rất khó.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, giảm 7,2% về lượng, nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN với giá trị 5,23 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.
Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động